Bầu cử Mỹ: Sanders bất ngờ thắng liên tiếp Clinton
Bà Clinton chỉ còn dẫn trước ông Sanders với 300 phiếu đại biểu
Sau khi giành chiến thắng liên tiếp trước đối thủ Hillary Clinton trong các cuộc bầu cử sơ bộ tại 3 tiểu bang vào cuối tuần vừa rồi, ông Bernie Sanders tuyên bố có động lực chính trị để trở thành ứng cử viên đại diện cho Đảng Dân chủ.
Theo tin từ Reuters, vị Thượng nghị sỹ đến từ bang Vermont đã thắng dễ dàng trước cựu Ngoại trưởng Mỹ khi bầu cử sơ bộ diễn ra tại Alaska, Washington và Hawaii ngày 27/3.
Phát biểu sau đó, ông Sanders bày tỏ tin tưởng ông sẽ nhận được sự ủng hộ của các nhà môi giới quyền lực trong Đảng Dân chủ để giành vị trí đại diện đảng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11/2016.
Tuyên bố này cho thấy kế hoạch của ông Sanders nhằm thu hẹp khoảng cách với bà Clinton. Hiện tại, cựu đệ nhất phu nhân vẫn đang dẫn trước về số phiếu đại biểu (delegate), nắm khả năng cao hơn trở thành người đại diện cho phe Dân chủ.
Trả lời phỏng vấn truyền thông Mỹ ngày 27/3, Sanders nói các “siêu đại biểu” (super delegate) của Đảng Dân chủ - những người khả năng thay đổi quan điểm về việc sẽ bỏ phiếu cho ai - có thể sẽ dành sự ủng hộ cho ông vì một số cuộc thăm dò dư luận cho thấy so với bà Clinton, ông có cơ hội thắng lớn hơn trước một đối thủ Cộng hòa.
“Chúng tôi đang có động lực. Nhiều trong số các siêu đại biểu có thể thay đổi quan điểm đối với Hillary Clinton”, ông Sanders nói với kênh CNN.
Theo quy trình bầu cử của Mỹ, 85% số phiếu đại biểu trong việc lựa chọn ứng cử viên đại diện cho Đảng Dân chủ sẽ được quyết định trong các cuộc bầu cử sơ bộ tại các tiểu bang. 15% số phiếu còn lại nằm trong tay các nhà môi giới quyền lực, những người được bỏ phiếu theo ý muốn của họ mà không phụ thuộc vào quyết định của cử tri.
Quyết định của các nhà môi giới quyền lực - bao gồm các nhà lãnh đạo đảng, các thượng nghị sỹ được bầu, thành viên Quốc hội, và thống đốc bang - sẽ được đưa ra tại Đại hội Đảng Dân chủ dự kiến diễn ra tại Philadelphia vào ngày 25-28/7.
Như vậy, có thể nói các “siêu đại biểu” nắm quyền quyết định ai sẽ là người chiến thắng trong một cuộc đua sát nút.
Sau các cuộc bầu cử sơ bộ diễn ra ngày 27/3, bà Clinton chỉ còn dẫn trước ông Sanders với 300 phiếu đại biểu, trong cuộc đua cần 2.383 phiếu đại biểu để trở thành người đại diện đảng.
Theo một thống kê của trang RealClearPolitics.com, với sự hậu thuẫn của “siêu đại biểu”, bà Clinton hiện nắm 1.712 phiếu đại biểu, so với 1.004 phiếu dành cho ông Sanders. Như vậy, ông Sanders cần phải giành được 2/3 số phiếu đại biểu còn lại để đuổi kịp bà Clinton.
Theo kết quả thăm dò của RealClearPolitics, ông Sanders nắm khả năng chiến thắng nhỉnh so hơn bà Clinton nếu “đấu” với ứng cử viên đang dẫn đầu bên phía Đảng Cộng hòa - tỷ phú bất động sản Donald Trump.
Ông Sanderrs nói rằng lãnh đạo Đảng Dân chủ ở những bang mà ông đã giành chiến thắng sẽ chịu sức ép phải ủng hộ ông, cho dù họ đã cam kết ủng hộ bà Clinton hay chưa. “Các siêu đại biểu này sẽ phải đưa ra một quyết định rất khó khăn”, ông nói trên kênh ABC.
Đảng Dân chủ áp dụng hệ thống “siêu đại biểu” từ đầu thập niên 1980 để trao cho các nhà lãnh đạo đảng quyền kiểm soát lớn hơn đối với quy trình đề cử.
Theo tin từ Reuters, vị Thượng nghị sỹ đến từ bang Vermont đã thắng dễ dàng trước cựu Ngoại trưởng Mỹ khi bầu cử sơ bộ diễn ra tại Alaska, Washington và Hawaii ngày 27/3.
Phát biểu sau đó, ông Sanders bày tỏ tin tưởng ông sẽ nhận được sự ủng hộ của các nhà môi giới quyền lực trong Đảng Dân chủ để giành vị trí đại diện đảng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11/2016.
Tuyên bố này cho thấy kế hoạch của ông Sanders nhằm thu hẹp khoảng cách với bà Clinton. Hiện tại, cựu đệ nhất phu nhân vẫn đang dẫn trước về số phiếu đại biểu (delegate), nắm khả năng cao hơn trở thành người đại diện cho phe Dân chủ.
Trả lời phỏng vấn truyền thông Mỹ ngày 27/3, Sanders nói các “siêu đại biểu” (super delegate) của Đảng Dân chủ - những người khả năng thay đổi quan điểm về việc sẽ bỏ phiếu cho ai - có thể sẽ dành sự ủng hộ cho ông vì một số cuộc thăm dò dư luận cho thấy so với bà Clinton, ông có cơ hội thắng lớn hơn trước một đối thủ Cộng hòa.
“Chúng tôi đang có động lực. Nhiều trong số các siêu đại biểu có thể thay đổi quan điểm đối với Hillary Clinton”, ông Sanders nói với kênh CNN.
Theo quy trình bầu cử của Mỹ, 85% số phiếu đại biểu trong việc lựa chọn ứng cử viên đại diện cho Đảng Dân chủ sẽ được quyết định trong các cuộc bầu cử sơ bộ tại các tiểu bang. 15% số phiếu còn lại nằm trong tay các nhà môi giới quyền lực, những người được bỏ phiếu theo ý muốn của họ mà không phụ thuộc vào quyết định của cử tri.
Quyết định của các nhà môi giới quyền lực - bao gồm các nhà lãnh đạo đảng, các thượng nghị sỹ được bầu, thành viên Quốc hội, và thống đốc bang - sẽ được đưa ra tại Đại hội Đảng Dân chủ dự kiến diễn ra tại Philadelphia vào ngày 25-28/7.
Như vậy, có thể nói các “siêu đại biểu” nắm quyền quyết định ai sẽ là người chiến thắng trong một cuộc đua sát nút.
Sau các cuộc bầu cử sơ bộ diễn ra ngày 27/3, bà Clinton chỉ còn dẫn trước ông Sanders với 300 phiếu đại biểu, trong cuộc đua cần 2.383 phiếu đại biểu để trở thành người đại diện đảng.
Theo một thống kê của trang RealClearPolitics.com, với sự hậu thuẫn của “siêu đại biểu”, bà Clinton hiện nắm 1.712 phiếu đại biểu, so với 1.004 phiếu dành cho ông Sanders. Như vậy, ông Sanders cần phải giành được 2/3 số phiếu đại biểu còn lại để đuổi kịp bà Clinton.
Theo kết quả thăm dò của RealClearPolitics, ông Sanders nắm khả năng chiến thắng nhỉnh so hơn bà Clinton nếu “đấu” với ứng cử viên đang dẫn đầu bên phía Đảng Cộng hòa - tỷ phú bất động sản Donald Trump.
Ông Sanderrs nói rằng lãnh đạo Đảng Dân chủ ở những bang mà ông đã giành chiến thắng sẽ chịu sức ép phải ủng hộ ông, cho dù họ đã cam kết ủng hộ bà Clinton hay chưa. “Các siêu đại biểu này sẽ phải đưa ra một quyết định rất khó khăn”, ông nói trên kênh ABC.
Đảng Dân chủ áp dụng hệ thống “siêu đại biểu” từ đầu thập niên 1980 để trao cho các nhà lãnh đạo đảng quyền kiểm soát lớn hơn đối với quy trình đề cử.