"Bầu" Đức mua máy bay riêng
Ông chủ đội bóng Hoàng Anh Gia Lai tậu chiếc máy bay hạng thương gia loại 12 chỗ, trị giá khoảng 7 triệu USD
Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai vừa tậu chiếc máy bay hạng thương gia loại 12 chỗ, trị giá khoảng 7 triệu USD.
Dự kiến, chiếc máy bay sẽ về Việt Nam ngày 14/5.
Chiếc máy bay mà "bầu" Đức, ông chủ đội bóng Hoàng Anh Gia Lai đặt hàng là loại tàu bay 12 chỗ mang tên Beechcraft King Air 350, số seri FL-417 do hãng Raytheon Aircraft (Mỹ) sản xuất; động cơ Pratt & Whitney PT 6-60 A (Canada). Giá bán vào khoảng 7 triệu USD.
Đây là loại máy bay mới đời 2008 và khi về đến Việt Nam, không phải chịu bất kể loại thuế nào. Hiện thuế nhập khẩu đối với máy bay và các phụ tùng máy bay hiện tại là 0%.
Mốt "xài" máy bay tư nhân rộ lên ở một số nước thuộc khu vực châu Á cách đây vài năm. Hồi tháng 7 năm ngoái, một cửa hàng chuyên bán máy bay cá nhân và máy bay trực thăng đầu tiên ở Trung Quốc cũng tuyên bố khai trương.
Còn tại Việt Nam, dù thị trường đã bắt đầu mở cửa cho phép hãng hàng không tư nhân được tham gia thị trường, tuy nhiên, theo ông Lại Xuân Thanh - Cục phó Cục Hàng không dân dụng - hiện chưa có một cá nhân nào sở hữu chuyên cơ.
Cũng theo ông Thanh, Luật Hàng không cho phép bất cứ cá nhân nào cũng có thể sở hữu một chiếc máy bay tư nhân, miễn là phải đảm bảo các điều kiện về độ an toàn, chứng chỉ bay... Thuế nhập khẩu đối với máy bay và các phụ tùng máy bay hiện tại là 0%.
Như vậy, ông Đức là người đầu tiên của Việt Nam sắm máy bay - phương tiện đi lại xa xỉ nhất vì mục đích cá nhân. Trước đó, bầu Đức cũng được dư luận cả nước và thế giới biết đến với danh hiệu “ông trùm” mới nổi ở châu Á khi có ý định “nhòm ngó” Arsenal, câu lạc bộ bóng đá Anh. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đang có kế hoạch mua 20% cổ phần của Arsenal trong vài ba năm tới.
Dự kiến, chiếc máy bay sẽ về Việt Nam ngày 14/5.
Chiếc máy bay mà "bầu" Đức, ông chủ đội bóng Hoàng Anh Gia Lai đặt hàng là loại tàu bay 12 chỗ mang tên Beechcraft King Air 350, số seri FL-417 do hãng Raytheon Aircraft (Mỹ) sản xuất; động cơ Pratt & Whitney PT 6-60 A (Canada). Giá bán vào khoảng 7 triệu USD.
Đây là loại máy bay mới đời 2008 và khi về đến Việt Nam, không phải chịu bất kể loại thuế nào. Hiện thuế nhập khẩu đối với máy bay và các phụ tùng máy bay hiện tại là 0%.
Mốt "xài" máy bay tư nhân rộ lên ở một số nước thuộc khu vực châu Á cách đây vài năm. Hồi tháng 7 năm ngoái, một cửa hàng chuyên bán máy bay cá nhân và máy bay trực thăng đầu tiên ở Trung Quốc cũng tuyên bố khai trương.
Còn tại Việt Nam, dù thị trường đã bắt đầu mở cửa cho phép hãng hàng không tư nhân được tham gia thị trường, tuy nhiên, theo ông Lại Xuân Thanh - Cục phó Cục Hàng không dân dụng - hiện chưa có một cá nhân nào sở hữu chuyên cơ.
Cũng theo ông Thanh, Luật Hàng không cho phép bất cứ cá nhân nào cũng có thể sở hữu một chiếc máy bay tư nhân, miễn là phải đảm bảo các điều kiện về độ an toàn, chứng chỉ bay... Thuế nhập khẩu đối với máy bay và các phụ tùng máy bay hiện tại là 0%.
Như vậy, ông Đức là người đầu tiên của Việt Nam sắm máy bay - phương tiện đi lại xa xỉ nhất vì mục đích cá nhân. Trước đó, bầu Đức cũng được dư luận cả nước và thế giới biết đến với danh hiệu “ông trùm” mới nổi ở châu Á khi có ý định “nhòm ngó” Arsenal, câu lạc bộ bóng đá Anh. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đang có kế hoạch mua 20% cổ phần của Arsenal trong vài ba năm tới.