Bauxite thoát lỗ, TKV lại đau đầu với 9 triệu tấn than “ế”
Việc EVN giảm mua than, theo nhận định của lãnh đạo TKV, có thể khiến 4.000 lao động TKV mất việc làm
Tổ công tác Chính phủ do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng vừa có buổi làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), hôm 19/6.
Than tồn kho lớn, TKV “cầu cứu” Chính phủ
Tại buổi làm việc này, Tổng giám đốc TKV Đặng Thanh Hải cho biết, tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng sau hơn 3 năm đầu hoạt động còn lỗ theo kế hoạch, thì trong 6 tháng đầu năm 2017 đã có lãi 50 tỷ đồng.
“Dự án tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng đã cắt lỗ từ năm 2016, sớm hơn so với kế hoạch đặt ra trước đó. Nhờ vậy, năm 2017, TKV dự kiến sẽ lãi khoảng 2.000 tỷ đồng, tăng 1.000 tỷ so với năm ngoái”, ông Hải nói.
Tuy nhiên, TKV cũng đang gặp một khó khăn lớn, khi hiện còn tồn đọng 9 triệu tấn than.
Ông Hải cho biết, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) muốn giảm mua than từ TKV năm 2017, từ 19,92 triệu tấn giảm xuống còn 17,92 triệu tấn, giảm 2 triệu tấn so với kế hoạch ban đầu.
“Việc EVN giảm mua sẽ khiến lượng tồn kho than tăng tương ứng thêm 2 triệu tấn. Hiện tồn kho than tính đến tháng 6/2017 ở mức 9,3 triệu tấn. Chưa kể, theo chỉ đạo của Thủ tướng, lượng tồn kho dự kiến tiếp tục tăng, do TKV sẽ phải tăng sản lượng khai thác thêm 2 triệu tấn nhằm tăng đóng góp cho tăng trưởng GDP cả năm”, ông Hải nói.
Việc EVN giảm mua than, theo nhận định của lãnh đạo TKV, có thể khiến 4.000 lao động TKV mất việc làm, một số hầm mỏ có thể bị đóng cửa.
Do vậy, ông Hải kiến nghị Chính phủ chỉ đạo EVN và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) chưa mua than của các đơn vị ngoài TKV và Tổng công ty Đông Bắc trong năm 2017.
Giá than trong nước đắt hơn nhập khẩu
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đề nghị, Bộ Công Thương có giải pháp cấp bách tiêu thụ lượng than tồn kho của TKV.
Tuy nhiên, theo ông, TKV cũng cần có biện pháp hạ giá thành, để tăng sức cạnh tranh.
Chẳng han, than cám 4b nhập khẩu có giá chỉ khoảng 1,4-1,6 triệu đồng/tấn, trong khi giá than khai thác của TKV đắt hơn 500.000 đồng/tấn. Hay như than cám 3b, nhập khẩu giá 1,7 triệu đồng/tấn, nhưng giá than trong nước sản xuất cũng cao hơn.
“TKV cũng cần nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án, giảm chi phí sản xuất và giảm giá thành, nâng cao năng suất, năng lực quản trị, áp dụng công nghệ tiên tiến, tăng tăng tính tự chủ về tài chính, tổ chức của các đơn vị sự nghiệp”, Bộ trưởng nói.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng cho rằng tuy than trong nước phải được ưu tiên, nhưng giá bán than phải cạnh tranh, ít nhất bằng hoặc thấp hơn than nhập khẩu.
Liên quan đến kết quả kiểm toán năm 2015 với nhiều sai phạm, dự án chậm tiến độ, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, việc tái cơ cấu, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp ở TKV cần làm mạnh hơn, bởi quan điểm của Thủ tướng là không lấy tăng trưởng bằng đong đếm các chỉ số khai thác, mà quan trọng là hiệu quả.
Than tồn kho lớn, TKV “cầu cứu” Chính phủ
Tại buổi làm việc này, Tổng giám đốc TKV Đặng Thanh Hải cho biết, tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng sau hơn 3 năm đầu hoạt động còn lỗ theo kế hoạch, thì trong 6 tháng đầu năm 2017 đã có lãi 50 tỷ đồng.
“Dự án tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng đã cắt lỗ từ năm 2016, sớm hơn so với kế hoạch đặt ra trước đó. Nhờ vậy, năm 2017, TKV dự kiến sẽ lãi khoảng 2.000 tỷ đồng, tăng 1.000 tỷ so với năm ngoái”, ông Hải nói.
Tuy nhiên, TKV cũng đang gặp một khó khăn lớn, khi hiện còn tồn đọng 9 triệu tấn than.
Ông Hải cho biết, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) muốn giảm mua than từ TKV năm 2017, từ 19,92 triệu tấn giảm xuống còn 17,92 triệu tấn, giảm 2 triệu tấn so với kế hoạch ban đầu.
“Việc EVN giảm mua sẽ khiến lượng tồn kho than tăng tương ứng thêm 2 triệu tấn. Hiện tồn kho than tính đến tháng 6/2017 ở mức 9,3 triệu tấn. Chưa kể, theo chỉ đạo của Thủ tướng, lượng tồn kho dự kiến tiếp tục tăng, do TKV sẽ phải tăng sản lượng khai thác thêm 2 triệu tấn nhằm tăng đóng góp cho tăng trưởng GDP cả năm”, ông Hải nói.
Việc EVN giảm mua than, theo nhận định của lãnh đạo TKV, có thể khiến 4.000 lao động TKV mất việc làm, một số hầm mỏ có thể bị đóng cửa.
Do vậy, ông Hải kiến nghị Chính phủ chỉ đạo EVN và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) chưa mua than của các đơn vị ngoài TKV và Tổng công ty Đông Bắc trong năm 2017.
Giá than trong nước đắt hơn nhập khẩu
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đề nghị, Bộ Công Thương có giải pháp cấp bách tiêu thụ lượng than tồn kho của TKV.
Tuy nhiên, theo ông, TKV cũng cần có biện pháp hạ giá thành, để tăng sức cạnh tranh.
Chẳng han, than cám 4b nhập khẩu có giá chỉ khoảng 1,4-1,6 triệu đồng/tấn, trong khi giá than khai thác của TKV đắt hơn 500.000 đồng/tấn. Hay như than cám 3b, nhập khẩu giá 1,7 triệu đồng/tấn, nhưng giá than trong nước sản xuất cũng cao hơn.
“TKV cũng cần nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án, giảm chi phí sản xuất và giảm giá thành, nâng cao năng suất, năng lực quản trị, áp dụng công nghệ tiên tiến, tăng tăng tính tự chủ về tài chính, tổ chức của các đơn vị sự nghiệp”, Bộ trưởng nói.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng cho rằng tuy than trong nước phải được ưu tiên, nhưng giá bán than phải cạnh tranh, ít nhất bằng hoặc thấp hơn than nhập khẩu.
Liên quan đến kết quả kiểm toán năm 2015 với nhiều sai phạm, dự án chậm tiến độ, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, việc tái cơ cấu, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp ở TKV cần làm mạnh hơn, bởi quan điểm của Thủ tướng là không lấy tăng trưởng bằng đong đếm các chỉ số khai thác, mà quan trọng là hiệu quả.