07:58 18/09/2019

Bến Cát - Hành trình từ huyện thị cao su đến thị xã công nghiệp lớn hàng đầu Bình Dương

Thảo Vy

Bến Cát, trong ký ức của nhiều người, là vùng đất của những lô cao su chạy tít tắp. Ít ai ngờ rằng chỉ sau vài năm, vùng đất ấy đã "lột xác" thành thị xã công nghiệp

Bến Cát - Hành trình từ huyện thị cao su đến thị xã công nghiệp lớn hàng đầu Bình Dương
Bến Cát - Hành trình từ huyện thị cao su đến thị xã công nghiệp lớn hàng đầu Bình Dương - Ảnh 1
Bến Cát - Hành trình từ huyện thị cao su đến thị xã công nghiệp lớn hàng đầu Bình Dương - Ảnh 2
Bến Cát - Hành trình từ huyện thị cao su đến thị xã công nghiệp lớn hàng đầu Bình Dương - Ảnh 3

Hoàng - 22 tuổi, nhà tại phường Tân Định, thị xã Bến Cát cho biết, tuổi thơ anh gắn với những lô cao su xanh chạy tít tắp. Lúc học cấp 3, ngày nào Hoàng cũng một buổi đi học, buổi còn lại phụ ba má đi cạo mủ cao su. Má Hoàng thường hay nhắn nhủ: “ráng học đi, để mai sau thoát ly vùng đất nghèo này, lên Sài Gòn mà làm văn phòng cho khoẻ nghen con”. Trong mắt của Hoàng, cũng như ba má, ở Bến Cát lúc bấy giờ người ta chỉ có 2 lựa chọn: hoặc làm công nhân may mặc, da giày, hoặc làm cao su.

Năm nay, Hoàng vừa tốt nghiệp trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM, nhưng dự định của Hoàng đã thay đổi. Giờ anh không lựa chọn ở lại Sài Gòn để thoát ly khỏi vùng đất đầy cao su nữa mà quyết định trở về Bến Cát, làm việc trong một văn phòng 5 sao của Tập đoàn NTT (Nhật Bản) – một trong những tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất Châu Á, vừa lựa chọn Bến Cát là khu vực để triển khai một dự án công nghệ trị giá hơn 4.200 tỷ đồng tại đây. Văn phòng của Hoàng, là nơi làm việc của hơn 200 kỹ sư công nghệ cao cấp đến từ hơn 10 quốc gia trên thế giới như: Ấn Độ, Mỹ, Pháp, Anh, Singapore…

Bến Cát - Hành trình từ huyện thị cao su đến thị xã công nghiệp lớn hàng đầu Bình Dương - Ảnh 4

Nguyên, anh trai của Hoàng - kỹ sư tự động hoá, làm trên Sài Gòn 8 năm, cũng vừa trở về Bến Cát, làm kỹ sư trưởng của Tetra Pak - Tập đoàn lớn bậc nhất thế giới trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp đóng gói và chế biến thực phẩm - đã khánh thành nhà máy tại Khu công nghiệp Mỹ Phước với quy mô lên tới 120 triệu Euro.

Cả Nguyên, Hoàng và nhiều người dân Bến Cát, đều không thể tưởng tượng được vùng đất hoang vu với những nhà xưởng cao su lợp tôn năm nào, nay đã được thay bằng những khu công nghiệp lớn nhất Bình Dương, hàng chục nghìn các nhà máy công nghệ, sản xuất, chế biến hiện diện khắp nơi.

Bến Cát - Hành trình từ huyện thị cao su đến thị xã công nghiệp lớn hàng đầu Bình Dương - Ảnh 5

Chú Phúc (ba của Nguyên và Hoàng) chia sẻ: “Bến Cát giờ đây là vùng “đất lành chim đậu”, người ta ở tận Mỹ, Ấn, Singapore còn tìm đến làm việc, đông hơn cả Sài Gòn. Vậy mình có nhà ở đây, có cơ hội phát triển ở đây thì tại sao không trở về xây dựng quê hương mà phải đi tha hương?”

Chú Phúc cho biết, từ ngày các tập đoàn nước ngoài đổ về đây, đường xá Bến Cát được đầu tư hoàn thiện, xe cộ qua lại như mắc cửi, hàng quán mọc lên san sát nhau. Ngay cả khu đô thị nhà chú ở (Khu đô thị Thịnh Gia - phường Tân Định, thị xã Bến Cát), mới cách đây 2 năm còn là một mảnh đất mênh mông sình lầy, cỏ mọc lút đầu người, mà nay cũng đã trở thành một khu đô thị khang trang, đẹp đẽ rộng mênh mông, tràn đầy sinh khí, được gọi là khu đô thị đáng sống nhất tại Bình Dương.

Bến Cát - Hành trình từ huyện thị cao su đến thị xã công nghiệp lớn hàng đầu Bình Dương - Ảnh 6

Tới tận nơi mới thấy, sau giờ tan tầm, gần 2.000 ngôi nhà khang trang của khu đô thị này đồng loạt sáng đèn. Trên vỉa hè, cứ vài chục mét lại có chục người ngồi tụm bên ghế đá vừa chia sẻ câu chuyện trên công ty, vừa tận hưởng gió mát từ sông Thị Tính thổi vào.

Dọc theo con đường nội bộ phẳng lì, rộng thênh thang, đầy cây xanh, trẻ con đứa chơi đá bóng với bạn, đứa nhảy dây, đứa thì chạy xe ba bánh vòng vòng. Khu đô thị này mới bàn giao khoảng hơn một năm, nhưng tiện ích khu đô thị đã đầy đủ cho cuộc sống của người dân. Chạy từ đầu tới cuối khu đô thị: tiệm thuốc tây, quán gạo, nước giải khát, giặt ủi, quán phở - cơm tấm - nước mía, văn phòng môi giới bất động sản, quán tạp hoá… mọi thứ đều đầy đủ.

Theo cô Uyên, một cư dân ở đây cho biết, chủ yếu cư dân ở đây làm việc trong các khu công nghiệp, cũng nhờ các khu công nghiệp mà người dân mới có nhà cửa khang trang thế này.

Bến Cát - Hành trình từ huyện thị cao su đến thị xã công nghiệp lớn hàng đầu Bình Dương - Ảnh 7

Theo thống kê, hiện toàn thị xã Bến Cát có 8 khu công nghiệp, 1 khu sản xuất tập trung; tổng diện tích gần 4.100 ha, trong đó có tới 4/10 khu công nghiệp lớn nhất Bình Dương. Đến nay, thị xã đã thu hút 3.249 dự án đầu tư, trong đó có 2.679 dự án đầu tư trong nước với số vốn đầu tư gần 28.000 tỷ đồng và 570 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 6,1 tỷ USD. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào khu vực này đạt gần 1,5 tỷ USD; tăng 70% so với cùng kỳ năm 2018 và đã vượt kế hoạch cả năm 2019.

Đáng lưu ý, bên cạnh các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất như các năm trước, điểm mới của năm nay là đã xuất hiện nhiều hơn các nhà đầu tư quy mô lớn vào các lĩnh vực công nghệ, nhà xưởng cho thuê, bất động sản... Điển hình một số dự án lớn như: dự án cung cấp dịch vụ internet do Tập đoàn NTT (Nhật Bản) với vốn đăng ký 171 triệu USD; hai dự án bất động sản công nghiệp cho thuê quy mô lớn của Công ty TNHH phát triển công nghiệp BW Thới Hòa (liên doanh giữa Tổng công ty Becamex IDC và Quỹ đầu tư Warburg Pincus) với tổng vốn 105,8 triệu USD...

Bến Cát - Hành trình từ huyện thị cao su đến thị xã công nghiệp lớn hàng đầu Bình Dương - Ảnh 8 Bến Cát - Hành trình từ huyện thị cao su đến thị xã công nghiệp lớn hàng đầu Bình Dương - Ảnh 9

Những ngày đầu tháng 7/2019, Tetra Pak - một tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp đóng gói và chế biến thực phẩm, đã khánh thành nhà máy tại Khu công nghiệp VSIP II với quy mô lên tới 120 triệu Euro. Ông Adolfo Orive - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành Tetra Pak, cho biết việc đầu tư nhà máy tại Bình Dương là minh chứng cho cam kết đầu tư dài hạn của tập đoàn.

Không chỉ Tetra Pak mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác tại Bình Dương cũng tin tưởng và mở rộng đầu tư, tiêu biểu như: dự án của Công ty TNHH KyungBang Việt Nam tại khu công nghiệp Bàu Bàng tăng thêm 84 triệu USD; dự án sản xuất đồ gỗ của Công ty TNHH Timberland đăng ký tăng thêm 50 triệu USD; dự án sản xuất các sản phẩm từ gỗ của Công ty TNHH KNI Investors Việt Nam đăng ký tăng thêm 30,1 triệu USD...

Bến Cát - Hành trình từ huyện thị cao su đến thị xã công nghiệp lớn hàng đầu Bình Dương - Ảnh 10

Các chuyên gia cho rằng, việc các nhà đầu tư "tấp nập" về Bình Dương không phải là sự ngẫu nhiên mà là hệ quả của cả một quá trình cố gắng, nỗ lực của cơ quan chức năng và các nhà đầu tư của tỉnh này. Trong 3 năm qua, chính quyền tỉnh Bình Dương đã chi gần 1 tỷ USD để nâng cấp, mở rộng và hoàn thiện các tuyến giao thông huyết mạch của Bến Cát như Quốc lộ 13, Cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn, đường Vành đai 4, các đường tỉnh lộ 741, 744, 748…

Quan trọng nhất, hiện tại, UBND Bình Dương có chủ trương tập trung phát triển các khu công nghiệp tại Bến Cát và khu vực lân cận như Tân Uyên, song song đó, ngưng mở rộng các khu công nghiệp tại Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một. Các khu công nghiệp quy mô nhỏ lẻ tại các địa phương này cũng sẽ được di dời về các khu công nghiệp tập trung tại Bến Cát.

Bến Cát - Hành trình từ huyện thị cao su đến thị xã công nghiệp lớn hàng đầu Bình Dương - Ảnh 11
Bến Cát - Hành trình từ huyện thị cao su đến thị xã công nghiệp lớn hàng đầu Bình Dương - Ảnh 12

Các tập đoàn nước ngoài đổ về ngày càng nhiều, Bến Cát ngày càng khang trang hơn, những con đường rộng rãi phẳng lì thênh thang xe chạy bon bon, các khu đô thị hiện đại cũng mọc lên ngày một nhiều.

Sắp tới, chỉ khoảng 1 năm nữa, thị xã Bến Cát sẽ sầm uất hơn với những toà chung cư cao cấp, những toà khách sạn rực rỡ ánh đèn, những trung tâm thương mại đồ sộ, với rạp chiếu phim, cùng những trung tâm tài chính, những con phố mua sắm đầy những thương hiệu nổi tiếng về đêm.

Mới đây, Tập đoàn Ruby Group cũng giới thiệu ra thị trường toà tháp Thịnh Gia Tower cao nhất Bến Cát trong khu đô thị 50ha Thịnh Gia. Trong toà tháp này, sẽ có tất cả những gì mà người dân Bến Cát chưa từng được thụ hưởng.

Bến Cát - Hành trình từ huyện thị cao su đến thị xã công nghiệp lớn hàng đầu Bình Dương - Ảnh 13

Trong dự án này sẽ có một tổ hợp công viên 4 mùa 4 ha, quy mô lớn hơn 3 - 4 lần nhiều dự án có quy mô cả nghìn căn hộ được mở bán tại Bình Dương trong dịp đầu năm. Khu công viên này sở hữu gần 10.000 cây xanh, hồ cảnh quan rộng hàng nghìn m2 ngay trong lòng dự án. Ngay trong công viên 4 mùa, tổ hợp khu vui chơi dành riêng cho trẻ em cũng được đầu tư với quy mô lớn và đa dạng.

Bên cạnh tổ hợp công viên 4 mùa, Ruby Group còn đầu tư khu hồ bơi resort rộng gần 500 m2 dành riêng cho cư dân, được thiết kế theo tiêu chuẩn hồ bơi cao cấp, không gian xung quanh ngập tràn hoa cỏ như những khu dân cư sang trọng nhất Sài Gòn.

Bến Cát - Hành trình từ huyện thị cao su đến thị xã công nghiệp lớn hàng đầu Bình Dương - Ảnh 14

Ngay tầng đế của toà tháp căn hộ, Ruby Group dành tầng 1 và tầng 2 để phát triển tổ hợp foodcourt với hàng chục nhà hàng cafe, trà sữa, các thương hiệu lẩu băng chuyền, thịt nướng Hàn Quốc... Khu vực tầng 3 của toà tháp là khu trung tâm thương mại và hệ thống giáo dục. Trung tâm thương mại rộng hàng nghìn m2, bao gồm nhiều cửa hàng tiện ích, shop thời trang đa dạng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân Bến Cát.

Trên tầng thượng của toà tháp Thịnh Gia Tower, chủ đầu tư gây ấn tượng với hàng loạt các tiện ích: Sky Bar, Gym & Yoga… cùng khu vườn dạo bộ trên không với tầm nhìn view trọn sông Thị Tính và trung tâm Thủ Dầu Một về đêm.

Một ngôi trường phát triển tài năng cho trẻ em, với khu phức hợp thể thao lớn nhất Bình Dương với hồ bơi tiêu chuẩn Olympic, sân bóng đá cỏ nhân tạo, sân bóng rổ, phòng tập nhảy… cũng sẽ được Ruby Group chú trọng đầu tư.

Được biết, cuối năm nay, hàng loạt các đại gia địa ốc cũng sẽ khởi công thêm 4 toà tháp giúp Bến Cát thêm rực rỡ: TTG Royal Residence, Phú Gia Luxury Residence, Golden Silk Complex...

Bến Cát - Hành trình từ huyện thị cao su đến thị xã công nghiệp lớn hàng đầu Bình Dương - Ảnh 17 Bến Cát - Hành trình từ huyện thị cao su đến thị xã công nghiệp lớn hàng đầu Bình Dương - Ảnh 18
Bến Cát - Hành trình từ huyện thị cao su đến thị xã công nghiệp lớn hàng đầu Bình Dương - Ảnh 19