12:17 15/06/2018

Bệnh tim mạch ở phụ nữ: Cẩn trọng thời kỳ mãn kinh

PT

Sự thật là gì? Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tim ở mọi lứa tuổi. Tuy các triệu chứng và chẩn đoán xuất hiện phổ biến hơn với phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh khi sự sụt giảm estrogen và progesterone tự nhiên khiến cơ thể nhạy cảm hơn với cholesterol, các vấn đề về huyết áp và lượng mỡ trong cơ thể cao hơn, nhưng phụ nữ trẻ cũng có thể gặp phải các tình trạng trên.  


Bất cứ chị em nào cũng cần hết sức lưu ý 2 thời điểm dễ phát triển bệnh tim mạch trong cuộc đời. Đầu tiên là thời điểm mang thai. Những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc tiền sản giật (hai điều kiện đó tăng nguy cơ mắc bệnh tim) có thể được nhắm làm mục tiêu và có lẽ việc bắt tay vào thay đổi lối sống sẽ góp phần giúp chúng ta tránh xa khỏi bệnh tim mạch. Thời điểm thứ hai chính là ở giai đoạn mãn kinh khi sự cân bằng hormone trong cơ thể có nhiều thay đổi đáng kể.
Bệnh tim mạch ở phụ nữ: Cẩn trọng thời kỳ mãn kinh - Ảnh 1.
Theo kết quả nghiên cứu đã được công bố của Đại học Queen Mary - LonDon cho thấy estrogen giúp bảo vệ phụ nữ khỏi bệnh lý tim mạch theo nhiều cơ chế khác nhau. Hormone estrogen còn giúp các tế bào bạch cầu lưu chuyển trong máu dễ dàng mà không bám dính vào thành mạch máu gây tắc mạch. Khi phụ nữ vào thời kỳ tiền mãn kinh, đó là khoảng thời gian các nguy cơ tim mạch tăng cao nhất. Thậm chí, ở những phụ nữ trẻ tuổi bị tiền mãn kinh sớm hoặc có phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng mà không dùng estrogen, nguy cơ bệnh lý tim mạch cũng cao hơn bình thường. Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh cũng có các nguy cơ khác thúc đẩy làm gia tăng bệnh lý tim mạch, đó là đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng cholesterol xấu (LDL cholesterol), giảm cholesterol tốt (HDL cholesterol), béo phì và ít hoạt động.
Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về vài trò của estrogen trong cơ thể và nguyên nhân gây bệnh tim mạch ở nữ giới thời kỳ mãn kinh. Họ cho rằng estrogen ảnh hưởng đến mọi hệ thống mô, các cơ quan và mạch máu của cơ thể. Nó có khả năng làm tăng HDL cholesterol (loại tốt), giảm cholesterol LDL (loại xấu), giúp thư giãn, lưu thông mạch máu. Ngoài ra, còn nhiều tác động khác của estrogen tới hệ thống tim mạch. Nhưng, có một bằng chứng là tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh tim mạch sau tuổi 65 nhiều hơn nam giới, và nhiều con số cũng cho thấy rằng sự suy giảm estrogen ở thời kỳ mãn kinh làm tăng cholesterol xấu, dẫn đến tăng nồng độ chất béo trong máu, gây béo phì và góp phần hình thành mảng xơ vữa – một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đau tim, đột quỵ ở phụ nữ.
Bệnh tim mạch ở phụ nữ: Cẩn trọng thời kỳ mãn kinh - Ảnh 2.
Các triệu chứng đơn giản (đau cánh tay, lợi, họng hay ngực) là phổ biến ở cả nam và nữ. Tuy nhiên các triệu chứng không thuộc đau ngực như xì hơi, thở gấp gần như phổ biến với nữ giới hơn là ở nam giới. Những triệu chứng này xuất hiện với 38% ở nữ so với 27% ở nam. Và đặc biệt với phụ nữ có tuổi lớn hơn có xu hướng có các triệu chứng về tâm lý  và căng thẳng. Thường thì chị em phụ nữ cho rằng các triệu chứng này là do các nguyên nhân khác gây ra (như tuổi tác, lịch trình bận rộn của công việc hay gia đình) chứ không phải là một cơn đau tim. Nhưng nếu bạn cảm thấy điều gì khác thường trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là khi tập thể dục hoặc khi bạn đang thực hiện các hoạt động thường ngày, và bạn cảm thấy không đủ năng lượng hay bị hụt hơi, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim. Chị em nên chú ý đến cảm xúc của mình và nếu các triệu chứng bất thường hoặc kỳ lạ xảy ra, hãy đi gặp bác sỹ ngay lập tức.