10:46 20/05/2025

Bị kiểm toán từ chối cho ý kiến, BOT Cầu Thái Hà vào diện hạn chế giao dịch

Hà Anh

Cổ phiếu BOT bị đưa vào diện hạn chế giao dịch từ ngày 20/05. Theo đó, cổ phiếu này chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần.

Sơ đồ giá cổ phiếu BOT trên TradingView.
Sơ đồ giá cổ phiếu BOT trên TradingView.

CTCP BOT Cầu Thái Hà (mã BOT-UPCoM) thông báo đã nhận quyết định vào diện hạn chế giao dịch từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Cụ thể, BOT bị đưa vào diện hạn chế giao dịch từ ngày 20/05. Theo đó, cổ phiếu này chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần. Nguyên nhân do tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với BCTC năm 2024 của Công ty.

BOT Cầu Thái được thành lập vào ngày 16/10/2014, có vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 245 tỷ đồng, do 03 cổ đông sáng lập góp vốn là: Công ty TNHH Tiến Đại Phát, Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng Phú Xuân và Công ty cổ phần Đầu tư & Xuất nhập khấu Bình Minh.

Công ty được thành lập với mục đích tạo thuận lợi cho việc huy động vốn cũng như triền khai thực hiện dự án đầu tư xây dụng cầu Thái Hà dự án vượt sông Hồng trên đường nối hai tinh Thái Bình, Hà Nam với đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình theo quy định của Nhà nước.

Ngày 27/03/2015, Công ty cổ phần BOT cầu Thái Hà cùng Liên danh nhà đầu tư đã ký kết thành công hợp đồng BOT với Bộ Giao thông vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Thái Hà theo hình thức HỢp đồng BOT. Tổng mức đầu tư dự án là 1.709 tỷ đồng.

Theo báo cáo kiểm toán năm 2024, BOT ghi nhận doanh thu thực hiện đạt hơn 414 tỷ/100 tỷ đồng kế hoạch; lợi nhuận sau thuế đạt hơn 248 tỷ/5 tỷ đồng kế hoạch. Vốn điều lệ dự kiến đạt 732,468 tỷ đồng.

Tuy nhiên Ban lãnh đạo công ty biết, công ty đã lên kế hoạch tăng vốn điều lệ để bổ sung vốn lưu động nhưng trong quý trình triển khai ban lãnh đạo công ty nhận thấy có nhiều hoạt động kinh doanh quan trọng cần tập trung thực hiện và việc phát hành cổ phiếu chưa cần thiết trong năm 2024 Tùy vào như cầu thực tế, công ty sẽ cân nhắc việc phát cổ phiếu và trình ĐHĐCĐ xem xét và phê duyệt.

Còn doanh thu và lợi nhuận năm 2024 tăng mạnh là do việc công ty mở rộng hoạt động kinh doanh mới trong lĩnh vực thiết bị y tế.

Đáng chú ý, báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024, bên kiểm toán đã đưa ra 6 nội dung từ chối kiểm toán.

Một là, theo Bản thuyết minh báo cáo tài chính, nguyên giá tài sản cố định là cầu BOT Thái Hà được ghi nhận theo kết quả Báo cáo kiểm toán dự án hoàn thành số 90/2020/RSMHN-BCKTXD ngày 31/3/2020 của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn RSM Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội, số tiền 1.375.425.634.893 đồng. Trong đó, bao gồm chi phí lãi vay phát sinh ngoài thời gian thực hiện Dự án (từ 01/5/2017 đến hết 31/12/2018), số tiền 178.892.919.950 đồng không được Bộ Giao thông vận tải chấp nhận thoả thuận quyết toán. Theo Văn bản số 12217/BGTVT-TC ngày 18/11/2021 thỏa thuận giá trị quyết toán chi phí đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình, Hà Nam với đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình, giai đoạn I theo hình thức Hợp đồng BOT, Bộ Giao thông vận tải thông báo giá trị thoả thuận quyết toán cho Dự án là 1.272.878.942.550 đồng (đã bao gồm thuế GTGT) và bên kiểm toán không thu thập được các tài liệu để xác định giá trị trước thuế GTGT của công trình, từ đó không xác định được số liệu chính xác cần điều chỉnh liên quan đến các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính.

Hai là, Theo bản thuyết minh báo cáo tài chính, công ty đang ghi nhận khoản doanh thu bán hàng hóa cho Công ty cổ phần CNC Capital Việt Nam và Công ty cổ phần PIV (gồm máy móc, thiết bị phục vụ dây chuyền lắp ráp quả lọc thận và máy ép nhựa JSW), số tiền 357.737.722.161 đồng. Theo hợp đồng, giá bán bao gồm chi phí vận chuyển, lắp đặt, hướng dẫn sử dụng, chuyển giao công nghệ, phí đi lại ăn ở của chuyên gia, phí bảo trì, bảo hành, bảo dưỡng, phí nâng cấp công nghệ trong thời gian 10 năm.

Tuy nhiên, bên kiểm toán chưa được cung cấp chi tiết giá trị các hạng mục cấu thành giá bán, do đó, bên kiểm toán không thể xác định giá trị của hàng hoá đã chuyển giao và đủ điều kiện ghi nhận doanh thu trong năm nay, cũng như không thể xác định được các giá trị cần ghi nhận vào khoản mục “Người mua trả tiền trước” hoặc “Doanh thu chưa thực hiện”. Do đó, bên kiểm toán không thể đưa ra ý kiến về doanh thu bán hàng hóa nêu trên.

Ba là, theo bản thuyết minh báo cáo tài chính, tại ngày 31/12/2024, Công ty đang theo dõi khoản phải thu dài hạn khác về Hợp đồng họp tác kinh doanh với Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Việt Phát (Bên liên quan/Bên quản lý vốn) để hợp tác kinh doanh trong việc phân phối sản phẩm quả lọc máu dùng trong y tế, số tiền 325.445.000.000 đồng. Bên kiểm toán chưa được cung cấp các bằng chứng về nhu cầu, tiến độ sử dụng vốn kế hoạch/thực tế, báo cáo hiệu quả sử dụng vốn của Bên quản lý vốn, cũng như các biện pháp giám sát của Công ty (nếu có). Do đó, Bên kiểm toán không thể đánh giá khả năng thu hồi khoản vốn hợp tác này.

Bốn là, theo bản thuvết minh báo cáo tài chính, tại ngày 31/12/2024, Công ty đang ghi nhận khoản "Trả trước cho người bán" cho Công ty Cổ phần Đầu tư Vật liệu Công nghệ cao và Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Vật liệu Xây dựng Việt Cam, số tiền lần lượt là 49.229.000.000 đồng39.385.000.000 đồng, để mua cát xây dựng theo các hợp đồng ký kết.

Tuy nhiên, kể từ thời điểm ứng tiền cho nhà cung cấp. Công ty chưa thực hiện giao dịch mua hàng. Bên kiểm toán cũng không được cung cấp các bằng chứng về năng lực thực hiện hợp đồng của các nhà cung cấp này, cũng như các hợp đồng công ty đã ký kết với người mua hoặc kế hoạch sử dụng dự kiến (nếu có). Do đó, Bên kiểm toán không thể đưa ra ý kiến về số dư trả trước người bán đã nêu, cũng như không thể đánh giá khả năng thu hồi các khoản trả trước này.

Năm là, bên kiểm toán được bổ nhiệm làm kiểm toán sau ngày 17/4/2025, do đó bên kiểm toán không thể chứng kiến kiểm kê tiền mặt tại thời điểm đầu năm và cuối năm. Bằng các thủ tục kiểm toán thay thế, bên kiểm toán cũng không thể đưa ra ý kiến về số dư tiền mặt tại thời điểm 31/12/2024 và ngày 31/12/2023, với số dư được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán lần lượt là 374.575.833 đồng583.876.950 đồng. Do đó, bên kiểm toán không thể xác định các điều chỉnh cần thiết đối với số dư tiền mặt, cũng như các yếu tố liên quan của Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu có).

Cuối cùng, công ty chưa thực hiện đầy đủ việc đối chiếu công nợ phải trả người bán tại ngày 31/12/2024 và ngày 31/12/2023, số tiền lần lượt là 10.732.354.685 đồng10.430.033.507 đồng. Bằng các thủ tục kiểm toán bổ sung, thay thế, Bên kiểm toán không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về các khoản công nợ nêu trên tại ngày 31/12/2024 và ngày 31/12/2023, cũng như ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2024 của công ty (nếu có).

Đáng chú ý, bên kiểm toán còn nhấn mạnh: Tại ngày 31/12/2024, các khoản nợ ngắn hạn của công ty đã vượt quá tài sản ngắn hạn của công ty là 725.274.204.091 đồng và điều kiện này cùng các yếu tố khác đã nêu cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty.

Tại Bản thuyết minh báo cáo tài chính, công ty đã trích lập dự phòng phải trả về chi phí sửa chữa thường xuyên, sửa chữa vừa Dự án BOT cầu Thái Hà, số tiền 7.108.000.000 đồng. Công ty đã gửi Báo cáo kế hoạch, dự toán sửa chữa vừa dự án BOT cầu Thái Hà năm 2023 theo Công văn số 35/2022/TH-KTKH ngày 26/12/2022 đến Cục Đường bộ Việt Nam, tuy nhiên chưa được Cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt để làm cơ sở thực hiện.

Hiện, giá cổ phiếu BOT giảm 11,11% còn 4.000 đồng/cp.