Bí quyết của các Digital Hub hàng đầu châu Á
Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản đang nổi lên là các trung tâm kỹ thuật số hàng đầu khu vực châu Á nhờ những chiến lược rõ ràng của chính phủ cũng như hệ sinh thái thúc đẩy sự nở rộ của các công ty công nghệ...
Với hệ sinh thái đổi mới được hình thành từ cơ sở hạ tầng tiên tiến, mạng lưới khởi nghiệp ngày càng phát triển, tài năng đa dạng và đẳng cấp thế giới với nền tảng kỹ thuật vững chắc và sự hỗ trợ của chính phủ trong việc cam kết chào đón các doanh nghiệp mới, Singapore đã trở thành một Digital Hub hàng đầu khu vực châu Á và là điểm đến hấp dẫn cho bất kỳ doanh nghiệp nào.
SINGAPORE: "THỦ ĐÔ" CÔNG NGHỆ CỦA CHÂU Á
Theo thống kê của Ban Phát triển Kinh tế Singapore (EDB), 80 trong số 100 công ty công nghệ hàng đầu thế giới có sự hiện diện ở Singapore, một thành phố/quốc gia được mô tả như một “Thung lũng Silicon thu nhỏ”. Đó là nhờ văn hóa đổi mới, Luật Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mạnh mẽ và vị thế của đất nước này như một trung tâm tài chính. Những yếu tố này, cùng với các sáng kiến trên toàn quốc nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp mới, đã định vị Singapore như một trung tâm công nghệ của khu vực.
Singapore có khả năng thu hút nhân tài vượt ngoài biên giới và là một điểm đến của nhân tài toàn cầu. Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) ước tính rằng 65% nhân lực công việc công nghệ là lao động nước ngoài.
Những trung tâm công nghệ thành công trên thế giới đều có những đặc điểm chung, đó là: biết cách xây dựng những chính sách để gia tăng nguồn nhân tài công nghệ trong nước; biết cách biến những công ty công nghệ thành những “thỏi nam châm” thu hút và níu giữ nguồn nhân tài đó. Tại Quốc đảo Sư tử, những biện pháp và chính sách ngắn, trung và dài hạn được đưa ra cực kỳ rõ ràng.
Theo đó, các đòn bẩy ngắn hạn bao gồm: các sáng kiến tiếp thị và nâng cao thương hiệu, hệ thống thuế cạnh tranh và các quy định hỗ trợ cho các đối tượng trong các lĩnh vực được nhắm tới. Ví dụ, Ban Phát triển Kinh tế (EDB) của Singapore đã triển khai Tech.Pass - một dạng thị thực cho phép các doanh nhân công nghệ, nhà lãnh đạo hoặc chuyên gia kỹ thuật đã thành danh trên thế giới đến Singapore để thực hiện những đổi mới mang tính đột phá.
Bên cạnh đó, các biện pháp khuyến khích trung hạn bao gồm: ưu đãi thuế doanh nghiệp, thu hút các công ty đa quốc gia lớn như các công ty đầu mối công nghệ cùng với các sáng kiến của chính phủ nhằm thúc đẩy nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ địa phương, tài trợ công cho R&D, đào tạo hoặc ươm tạo khởi nghiệp. Các kế hoạch tổng thể của Chính phủ Singapore như chiến lược AI quốc gia - kế hoạch quốc gia của Singapore nhằm khai thác công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) cho các lợi ích kinh tế và xã hội - và các sáng kiến fintech (công nghệ tài chính) khác nhau đang mang lại triển vọng tích cực cho Singapore...
Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 46 phát hành ngày 14-11-2022. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:
https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam