11:42 09/06/2019

Bí quyết mua sắm trực tiếp trên website nước ngoài

Tuệ Mỹ

Mua bán trực tuyến đã và đang trở thành một thói quen mua sắm mới cho nhiều người. Hiện có hàng trăm nghìn những website mua bán trực tuyến ở khắp nới trên thế giới.

Trên những website này có tất cả những gì mà bạn muốn mua từ đồ gia dụng, thiết bị giáo dục, đồ dùng gia đình, đến quần áo, mỹ phẩm... Mỗi trang web lại có chiến lược phát triển cũng như hướng tới những đối tượng khách hàng khác nhau, nhưng chỉ cần 5 bí quyết sau thì dù bạn ở đâu thì cũng có thể mua sắm xuyên quốc gia mà không gặp vấn đề khó khăn nào.Bí quyết 1: Loại thẻ giao dịchBạn không thể mua sắm quốc tế trên mạng với thẻ ATM thông thường. Thay vào đó, khách hàng cần thẻ tín dụng điện tử Visa hoặc Master card. Ngoài ra bạn có thể sử dụng ví điện tử của Paypal.• Lưu ý: Nên sử dụng thẻ Visa của các ngân hàng lớn, uy tín tại Việt Nam để đa phần các website nước ngoài chấp nhận xác nhận thanh toán.Bí quyết 2: Lựa chọn websiteMỗi trang web đa số sẽ chỉ cung cấp một số dòng sản phẩm nhất định, đặc thù. Nếu phát hiện ra đặc thù riêng của từng trang web bạn sẽ có sự lựa chọn phù hợp nhất cho chính mình. Hãy ưu tiên lựa chọn các website có phiên bản tiếng Anh để dễ dàng hơn trong quy trình đặt hàng. Nếu trang không có phiên bản tiếng Anh, nên truy cập vào website gốc, sau đó, sử dụng tính năng dịch tự động để nắm được những thông tin cơ bản nhất. Đồng thời, để việc mua hàng thuận tiện, bạn nên chọn những website có hình thức chuyển hàng về Việt Nam. Hãy tra cứu thông tin này trong mục "Shipping" của mỗi trang và xem danh mục các nước có thể nhận hàng của hãng.
Bí quyết mua sắm trực tiếp trên website nước ngoài - Ảnh 1.
• Lưu ý: Phân biệt địa chỉ tin cậy của website bằng cách quan sát trên thanh công cụ, các trang mua sắm tin cậy sẽ có dấu hiệu hình ổ khóa. Đây là website xác nhận thông tin sẽ được bảo vệ, nhất là các thông tin về tài khoản khi cung cấp cho đơn vị mua sắm.Bí quyết 3: Hiểu rõ về sản phẩmKhi bạn đã có kiến thức nhất định về sản phẩm mình chọn lựa thì bạn mới có thể biết nó có phù hợp với bản thân mình hay không, có phù hợp với khả năng kinh tế hay không, có gây hại gì cho mình hay không, mức giá này đã tối ưu chưa... Việc đổi trả hàng nếu bạn không ưng ý là rất khó khăn, hoặc thậm chí là không thể thực hiện được với một số nơi (trừ trường hợp lỗi do nhà sản xuất).• Lưu ý: Cùng một món hàng, hãy cân nhắc lựa chọn xem hãng bán lẻ nào có mức giá vận chuyển thấp hơn để mua. Với cách tính tiền vận chuyển theo dạng bậc thang mà các website Mỹ áp dụng, đôi khi tiền "ship" lên tới hơn 20 USD...
Bí quyết mua sắm trực tiếp trên website nước ngoài - Ảnh 2.
Bí quyết 4: Thanh toánKiểm tra giá cuối cùng của sản phẩm trước khi thanh toán, bởi hàng hóa tại nước ngoài thường bao gồm phí vận chuyển, phí bảo hiểm, thuế… Tất cả các loại phí này có thể khiến món hàng của bạn trở nên cực kỳ mắc. Nếu chưa cần gấp, bạn có thể để sản phẩm trong giỏ hàng và đợi các đợt khuyến mại. Điều này giúp tiết kiệm khá nhiều ngân sách. Với những món hàng có giá trị cao, bạn nên yêu cầu người bán hàng cung cấp hóa đơn thanh toán để tránh mua phải hàng giả.• Lưu ý: Người tiêu dùng cần trang bị phần mềm bảo mật cho máy tính, sử dụng các mật khẩu khó thay vì đơn giản, và sử dụng thẻ tín dụng (visa debit) thay vì thẻ ghi nợ (credit) để tránh tối đa nguy cơ bị rút tiền nếu bị lộ thông tin.Bí quyết 5: Săn saleViệc săn các chương trình sale của các web sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích khi mua hàng nước ngoài. Hãy đăng ký trở thành thành viên của các trang web mà bạn yêu thích để nhận được thông báo về các chương trình giảm giá. Thông thường, các đợt sale lớn nhất thường bắt đầu vào các dịp lễ tết, ngày kỉ niệm, ngày nghỉ, mùa lễ hội...
Bí quyết mua sắm trực tiếp trên website nước ngoài - Ảnh 3.
• Lưu ý: Hãy nhấn vào mục "time sale" ở các trang, thường thì mỗi ngày những trang này sẽ cập nhật lại giá sản phẩm giảm giá một lần. Có những sản phẩm giảm giá sốc nhưng chỉ bán số lượng nhất định vì thế bạn phải nhanh tay. Tuy nhiên, cũng có những sản phẩm được giảm giá với số lượng lớn, mọi người đều có cơ hội mua.