09:00 24/04/2016

BIDV muốn thành “Ngân hàng đạt chuẩn ASEAN”

Nguyễn Hoài

BIDV cho biết thêm một mục tiêu đầy tham vọng đến năm 2018: “Ngân hàng đạt chuẩn ASEAN” thuộc gói cam kết thứ 6 của Asean AEC

Năm 2015 là năm thứ 20 liên tiếp BIDV thực hiện kiểm toán quốc tế, là năm thứ 10 liên tiếp được tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s và năm thứ 6 được Standard and Poor’s định hạng.
Năm 2015 là năm thứ 20 liên tiếp BIDV thực hiện kiểm toán quốc tế, là năm thứ 10 liên tiếp được tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s và năm thứ 6 được Standard and Poor’s định hạng.
Tại Đại hội đồng cổ đông 2015 vào sáng 24/4/2016, cùng với những thông tin tổng tài sản dẫn đầu hệ thống, lợi nhuận trước thuế tăng 18,67%, BIDV cho biết thêm một mục tiêu đầy tham vọng đến năm 2018: “Ngân hàng đạt chuẩn ASEAN” thuộc gói cam kết thứ 6 của Asean AEC.

Kinh doanh trong một năm mà thị trường chưa hồi phục hoàn toàn như 2015, lại phải cáng đáng các nghĩa vụ của một định chế tài chính Nhà nước trong việc tham Đề án Tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng, hỗ trợ khu vực đầu tư công, làm cầu nối đưa doanh nghiệp ra nước ngoài… nhưng BIDV vẫn có một năm gặt hái đầy ấn tượng.

Dẫn đầu khối ngân hàng nội

Trước 25.244 cổ đông, Hội đồng quản trị ngân hàng công bố nhiều số liệu kinh doanh có mức tăng trưởng vượt bậc. Theo đó, tính đến 31/12/2015, quy mô tổng tài sản đạt 851 nghìn tỷ đồng, tăng 24% so với cuối 2014, tiếp tục dẫn đầu thị trường.

Với lượng cổ phiếu nằm trong top 6 công ty có lượng vốn hoá lớn nhất thị trường, tính đến 31/12/2015, tổng khối lượng cổ phiếu lưu hành của ngân hàng đạt trên 3,4 tỷ cổ phiếu, tổng giá trị vốn hoá vượt quá 70 nghìn tỷ đồng, tăng 90% so với mức vốn hoá đầu 2015.

Ở các chỉ tiêu kinh doanh ngân hàng, nguốn vốn huy động đạt 790.580 tỷ đồng, tăng 24%; trong khi mục tiêu của Đại hội đồng cổ đông giao là 16,5%; dư nợ đạt 806 nghìn tỷ đồng, tăng 22,3% so với năm trước.

Với quan điểm kinh doanh khá thận trọng, nợ xấu được kiểm soát rất chặt chẽ, ở mức 1,68%, thấp xa so với mục tiêu dưới 3%. Song song, lợi nhuận trước thuế đạt 7.473 tỷ đồng, tăng 18,67%; ROA, ROE lần lượt 0,79% và 15,5%; hệ số CAR đạt trên 9%, cao hơn chút ít so với quy định. BIDV cũng hoàn thành việc chi trả cổ tức năm 2014 theo phương án được Đại hội đồng cổ đông thông qua và sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, theo đó thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10,2%/cổ phiếu.

Ở khối công ty, liên doanh, hiện diện thương mại tại nước ngoài, các đơn vị này cũng có một năm ăn nên làm ra. Theo đó, tổng lợi nhuận của khối này đạt 438 tỷ đồng, tăng trên 40%, hoàn thành kế hoạch năm 2015, cụ thể: Tổng Công ty BIC đạt 157 tỷ, Công ty BSC đạt 101 tỷ, Công ty BLC đạt 180 tỷ.

Có một điểm rất khác biệt và gần như duy nhất trong hệ thống ngân hàng cả chục năm nay, đó là vai trò cáng đáng chủ lực của BIDV đối với ngành ngân hàng và nền kinh tế; kể cả trong nước, đồng thời, vươn ra nước ngoài, hậu thuẫn cho hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam có mặt tại Lào, Căm Pu Chia, Myanmar.
 
Chẳng hạn, năm 2015, BIDV tham gia sáp nhập thành công Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB), vừa góp sức củng cố lại hệ thống, vừa làm bàn đạp lấn sân sang lĩnh vực nông nghiệp, đón đầu quá trình hội nhập TPP và

Hay như, nếu một lần có mặt tại Lào, Căm Pu Chia hay Myanmar, tham quan hàng chục cánh rừng cao su, mía đường, đồng cỏ nuôi bò của doanh nghiệp Việt, mới thấy hết tầm vóc nhìn xa trông rộng không chỉ cho riêng mình của một định chế lớn.

Tạo đà vươn ra khu vực

Năm 2015, BIDV tiếp tục được nhiều định chế nước ngoài đánh giá cao về năng lực hoạt động, khả năng quản trị rủi ro, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ về lượng và chất, nhằm làm nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển tiếp theo. 

Bởi thế, rất ít ngân hàng có 4 năm liền được nhận giải “Ngân hàng của năm” do Tạp chí Asia Risk bình chọn; năm thứ 3 liên tiếp nhận giải “Ngân hàng nội địa cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí Asia Money bình chọn; liên tục được đánh giá vị trí số 1 về mức độ sẵn sàng cho ứng dụng công nghệ thông tin trong khối các ngân hàng thương mại từ năm 2007; nhận giải “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” năm 2015 do Tạp chí The Asian Banker trao tặng; Giải thưởng Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích, 4 giải thưởng năm 2014-2015 do MasterCard trao tặng cho các sản phẩm thẻ.

Năm 2015 là năm thứ 20 liên tiếp BIDV thực hiện kiểm toán quốc tế, là năm thứ 10 liên tiếp được tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s và năm thứ 6 được Standard and Poor’s định hạng.

Các kết quả trên của BIDV được cho là cơ sở để Forbes bình chọn là một trong 2.000 doanh nghiệp, 600 ngân hàng lớn nhất của thế giới.

Theo nhìn nhận của giới phân tích, trong bối cảnh toàn ngành phải tích cực sử dụng trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu và thường xuyên đi đầu thực hiện những nhiệm vụ của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, kết quả hoạt động của BIDV trong năm 2015, đáng được ghi

Tại Đại hội đồng cổ đông lần này, ngân hàng đưa ra một số nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch trong năm 2016. Nguồn vốn huy động: tăng trưởng 21% - 22%; dư nợ tín dụng: tăng trưởng 18%, lợi nhuận trước thuế: 7.900 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu: <3%, phấn đấu ≤2,0% và tỷ lệ chi trả cổ tức: >7%.

Đặc biệt, trong 10 nhiệm vụ của năm nay, có một nhiệm vụ được giới phân tích đánh giá cao, đó là: xây dựng và thực hiện hiệu quả chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, chú trọng lộ trình đến năm 2018, cơ bản đạt được nền tảng của một “ngân hàng đạt chuẩn ASEAN” (Qualified ASEAN Banks - QABs) - gói cam kết thứ 6 (Tự do hóa dịch vụ tài chính - Cộng đồng kinh tế Asean AEC).