Biến động nhân sự tại FED đẩy Dow Jones tăng mạnh
Việc cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Lawrence Summers rút lui đã khiến ông Obama mất ứng cử viên thân cận nhất
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh trong phiên đầu tuần, sau khi cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Lawrence Summers bất ngờ rút lui khỏi cuộc chạy đua vào chiếc ghế Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Như vậy là sau nhiều tháng gây tranh cãi tại Thượng viện Mỹ, ông Summers đã quyết định rút lui khỏi cuộc đua vào chiếc ghế Chủ tịch FED. Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ là một trong ba ứng viên từng được Tổng thống Barack Obama đề cập thay thế ông Ben Bernanke. Theo các hãng tin quóc tế, ông Obama đã trao đổi với ông Summers về việc này và đã chấp nhận quyết định rút lui.
Theo giới phân tích, việc cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Lawrence Summers rút lui đã khiến ông Obama mất ứng cử viên thân cận nhất. Việc ông Summer rút lui đồng nghĩa với việc ông Obama cần chọn các ứng viên tiềm năng khác làm chủ tịch tiếp theo của FED, bao gồm Phó chủ tịch FED Janet Yellen, cựu Phó chủ tịch FED Donald Cohen và cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Timothy Geithner.
Thị trường phản ứng tốt trước thông tin liên quan tới ông Summers, song đà tăng của thị trường đã bị ngăn chặn phần nào sau khi Tổng thống Obama hôm 15/9 tuyên bố sẽ không đàm phán với đảng Cộng hòa về việc nâng trần nợ công, bất chấp những cảnh báo về khả năng chính quyền liên bang có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ nếu nợ công chạm trần 16.700 tỷ USD vào giữa tháng tới.
Ông Obama cho rằng đảng Cộng hòa đang thiết lập một tiền lệ nguy hiểm trong việc sử dụng mức trần nợ buộc chính phủ phải cắt giảm chi tiêu, gây áp lực trong việc thông qua các đạo luật quan trọng. Năm 2011, cuộc chiến trần nợ giữa Nhà Trắng và phe Cộng hòa đã đẩy nước Mỹ đến sát bờ vực vỡ nợ, gây ra những phản ứng tiêu cực trên thị trường chứng khoán, cũng như tài chính Mỹ.
Theo giới phân tích, phản ứng của ông Obama đối với vấn đề đàm phán trần nợ công đang khiến nhà đầu tư bối rối và không biết nên đẩy thị trường đi lên hay đi xuống, do yếu tố nợ công có những tác động không hề nhỏ đối với thị trường chứng khoán. Mặc dù hiện tại thị trường vẫn đang có nhiều yếu tố trợ lực tốt, nhưng sự đi lên có thể bị hạn chế nếu như thiếu yếu tố ổn định và sự rõ ràng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/9, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng được 118,72 điểm, tương ứng với mức 0,77%, lên 15.494,78 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng được 9,61 điểm, tương ứng với mức tăng 0,57%, lên 1.697,60 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite ngược dòng giảm nhẹ 4,34 điểm, tương ứng với mức giảm 0,12%, xuống chốt phiên giao dịch ngày 16/9 ở mức điểm 3.717,85.
Với kết quả này, hiện chỉ số S&P 500 chỉ còn cách ngưỡng 1.700 điểm một khoảng rất ngắn. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq đi xuống chủ yếu là do giá cổ phiếu Apple hạ tới 3,2% xuống còn 450,12 USD. Tính 5 phiên vừa qua, cổ phiếu của hãng công nghệ này đã giảm hơn 11%, sau khi nhà đầu tư thaats vọng trước loạt sạn phẩm mới cũng như mức giá bán được Apple công bố hồi tuần trước.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức thấp, với khoảng 5,63 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn mức giao dịch trung bình hàng ngày 6,24 tỷ cổ phiếu từ đầu năm 2013 cho đến nay. Số cổ phiếu tăng điểm vượt trội so với số mã giảm điểm trên sàn giao dịch New York với tỷ lệ 2.027/951, tỷ lệ này trên sàn Nasdaq là 1.372/1.135.
Như vậy là sau nhiều tháng gây tranh cãi tại Thượng viện Mỹ, ông Summers đã quyết định rút lui khỏi cuộc đua vào chiếc ghế Chủ tịch FED. Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ là một trong ba ứng viên từng được Tổng thống Barack Obama đề cập thay thế ông Ben Bernanke. Theo các hãng tin quóc tế, ông Obama đã trao đổi với ông Summers về việc này và đã chấp nhận quyết định rút lui.
Theo giới phân tích, việc cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Lawrence Summers rút lui đã khiến ông Obama mất ứng cử viên thân cận nhất. Việc ông Summer rút lui đồng nghĩa với việc ông Obama cần chọn các ứng viên tiềm năng khác làm chủ tịch tiếp theo của FED, bao gồm Phó chủ tịch FED Janet Yellen, cựu Phó chủ tịch FED Donald Cohen và cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Timothy Geithner.
Thị trường phản ứng tốt trước thông tin liên quan tới ông Summers, song đà tăng của thị trường đã bị ngăn chặn phần nào sau khi Tổng thống Obama hôm 15/9 tuyên bố sẽ không đàm phán với đảng Cộng hòa về việc nâng trần nợ công, bất chấp những cảnh báo về khả năng chính quyền liên bang có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ nếu nợ công chạm trần 16.700 tỷ USD vào giữa tháng tới.
Ông Obama cho rằng đảng Cộng hòa đang thiết lập một tiền lệ nguy hiểm trong việc sử dụng mức trần nợ buộc chính phủ phải cắt giảm chi tiêu, gây áp lực trong việc thông qua các đạo luật quan trọng. Năm 2011, cuộc chiến trần nợ giữa Nhà Trắng và phe Cộng hòa đã đẩy nước Mỹ đến sát bờ vực vỡ nợ, gây ra những phản ứng tiêu cực trên thị trường chứng khoán, cũng như tài chính Mỹ.
Theo giới phân tích, phản ứng của ông Obama đối với vấn đề đàm phán trần nợ công đang khiến nhà đầu tư bối rối và không biết nên đẩy thị trường đi lên hay đi xuống, do yếu tố nợ công có những tác động không hề nhỏ đối với thị trường chứng khoán. Mặc dù hiện tại thị trường vẫn đang có nhiều yếu tố trợ lực tốt, nhưng sự đi lên có thể bị hạn chế nếu như thiếu yếu tố ổn định và sự rõ ràng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/9, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng được 118,72 điểm, tương ứng với mức 0,77%, lên 15.494,78 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng được 9,61 điểm, tương ứng với mức tăng 0,57%, lên 1.697,60 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite ngược dòng giảm nhẹ 4,34 điểm, tương ứng với mức giảm 0,12%, xuống chốt phiên giao dịch ngày 16/9 ở mức điểm 3.717,85.
Với kết quả này, hiện chỉ số S&P 500 chỉ còn cách ngưỡng 1.700 điểm một khoảng rất ngắn. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq đi xuống chủ yếu là do giá cổ phiếu Apple hạ tới 3,2% xuống còn 450,12 USD. Tính 5 phiên vừa qua, cổ phiếu của hãng công nghệ này đã giảm hơn 11%, sau khi nhà đầu tư thaats vọng trước loạt sạn phẩm mới cũng như mức giá bán được Apple công bố hồi tuần trước.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức thấp, với khoảng 5,63 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn mức giao dịch trung bình hàng ngày 6,24 tỷ cổ phiếu từ đầu năm 2013 cho đến nay. Số cổ phiếu tăng điểm vượt trội so với số mã giảm điểm trên sàn giao dịch New York với tỷ lệ 2.027/951, tỷ lệ này trên sàn Nasdaq là 1.372/1.135.
Thị trường | Chỉ số | Đóng cửa | +/- (điểm) | +/- (%) |
Mỹ | Dow Jones | 15.494,78 | +118,72 | +0,77 |
S&P 500 | 1.697,60 | +9,61 | +0,57 | |
Nasdaq | 3.717,85 | -4,34 | -0,12 | |
Anh | FTSE 100 | 6.622,86 | +39,06 | +0,59 |
Pháp | CAC 40 | 4.152,22 | +37,72 | +0,92 |
Đức | DAX | 8.613,00 | +103,58 | +1,22 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 14.404,67 | +17,40 | +0,12 |
Hồng Kông | Hang Seng | 23.252,41 | +337,13 | +1,47 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.231,40 | -4,82 | -0,22 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.255,34 | +112,86 | +1,39 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 2.013,37 | +19,05 | +0,96 |
Singapore | Straits Times | 3.179,48 | +59,18 | +1,90 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |