Bill Clinton chỉ trích Bắc Kinh ngay tại Trung Quốc
Cựu Tổng thống Mỹ tuyên bố ủng hộ chủ trương giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở biển Đông trong khuôn khổ đa phương
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Theo Fortune, cuối tuần qua, ông Clinton đã ở Quảng Châu, thành phố phía nam Trung Quốc, để tham dự một cuộc hội thảo được tổ chức bởi Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương, một trong những công ty xây dựng được nêu tên trong danh sách 500 công ty hàng đầu thế giới do Fortune bình chọn.
Tại đây, ông Clinton đã được mời nêu ý kiến về những vấn đề tranh chấp đang tiếp diễn giữa Trung Quốc và các nước khác ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Fortune cho hay, ông Clinton đã chỉ ra sự khác biệt rõ ràng giữa cuộc tranh chấp Trung Quốc - Nhật Bản về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, và cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với các quốc gia nhỏ hơn nằm trong khu vực Đông Nam Á về vấn đề biển Đông.
Liên quan tới vấn đề biển Hoa Đông, cựu Tổng thống Mỹ cho rằng, "nếu Trung Quốc và Nhật tranh cãi về một - hai hòn đảo, thì phần còn lại của thế giới có thể chờ xem, bởi chúng tôi cảm thấy hai bên đang tranh cãi về chuyện nhiều hơn hay ít hơn".
Tuy nhiên, đối với vấn đề biển Đông, ông Clinton lại cảm thấy có sự khác biệt.
"Lập trường của Trung Quốc là muốn giải quyết song phương với các nước bất đồng và thực tế là mỗi nước này đều nhỏ hơn nhiều so với Trung Quốc", ông Clinton nhắc tới các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. "Quan điểm của người Mỹ là, chúng tôi không quan tâm giải pháp là gì, nhưng cần một giải pháp để Việt Nam, Philippines và các nước nhỏ khác không bị lấn át bởi sự khác biệt kích cỡ giữa họ với Trung Quốc".
Hồi đầu tuần trước, trong cuộc trả lời phỏng vấn với kênh truyền hình Mỹ CNN, ông Clinton cũng từng đưa ra những bình luận tương tự.
Cựu Tổng thống Mỹ tuyên bố ủng hộ chủ trương giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở biển Đông và biển Hoa Đông trong khuôn khổ đa phương. Ông cho rằng chỉ thông qua những biện pháp này thì các nước nhỏ hơn mới không bị uy hiếp.
"Quan điểm của Mỹ là nên để các vấn đề liên quan tới tuyên bố chủ quyền tài nguyên thiên nhiên ở biển Đông, Hoa Đông được giải quyết tại một diễn đàn đa phương, nơi các nước nhỏ không bị thiệt thòi trước Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc lại tin rằng tất cả những vấn đề này nên được giải quyết bằng giải pháp song phương, điều mà các nước nhỏ tin rằng họ sẽ không có cơ hội đàm phán với Trung Quốc".
Cựu Tổng thống Mỹ đang thực hiện chuyến công du 8 ngày khắp châu Á - Thái Bình Dương. Ông đã dừng chân tại nhiều điểm như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Papua New Guinea và Australia. Tuy nhiên, chuyến thăm của ông tới Trung Quốc có vẻ như tách biệt khỏi công việc mà ông đang làm cho Sáng kiến Toàn cầu Clinton, tổ chức từ thiện phi lợi nhuận của gia đình ông.
Theo The Diplomat, những nhận xét của ông Clinton về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông có thể làm tăng thêm những lo ngại của Bắc Kinh đối với gia đình Clinton. Mặc dù các mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ khá nồng ấm trong thời kỳ ông Bill Clinton còn làm Tổng thống Mỹ, song Bắc Kinh rõ ràng không nhận được sự mến mộ của vợ ông, bà Hillary Clinton.
Trong suốt giai đoạn đảm nhận cương vị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Hillary Clinton luôn giữ lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc. Đáng kể nhất, bà từng viết bài đăng trên tạp chí Foreign Policy phân tích về chiến lược xoay trục sang châu Á của Mỹ và chỉ trích trực diện cách hành xử của Trung Quốc ở biển Đông tại Diễn đàn Khu vực ASEAN hồi năm 2010.
Theo Fortune, cuối tuần qua, ông Clinton đã ở Quảng Châu, thành phố phía nam Trung Quốc, để tham dự một cuộc hội thảo được tổ chức bởi Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương, một trong những công ty xây dựng được nêu tên trong danh sách 500 công ty hàng đầu thế giới do Fortune bình chọn.
Tại đây, ông Clinton đã được mời nêu ý kiến về những vấn đề tranh chấp đang tiếp diễn giữa Trung Quốc và các nước khác ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Fortune cho hay, ông Clinton đã chỉ ra sự khác biệt rõ ràng giữa cuộc tranh chấp Trung Quốc - Nhật Bản về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, và cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với các quốc gia nhỏ hơn nằm trong khu vực Đông Nam Á về vấn đề biển Đông.
Liên quan tới vấn đề biển Hoa Đông, cựu Tổng thống Mỹ cho rằng, "nếu Trung Quốc và Nhật tranh cãi về một - hai hòn đảo, thì phần còn lại của thế giới có thể chờ xem, bởi chúng tôi cảm thấy hai bên đang tranh cãi về chuyện nhiều hơn hay ít hơn".
Tuy nhiên, đối với vấn đề biển Đông, ông Clinton lại cảm thấy có sự khác biệt.
"Lập trường của Trung Quốc là muốn giải quyết song phương với các nước bất đồng và thực tế là mỗi nước này đều nhỏ hơn nhiều so với Trung Quốc", ông Clinton nhắc tới các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. "Quan điểm của người Mỹ là, chúng tôi không quan tâm giải pháp là gì, nhưng cần một giải pháp để Việt Nam, Philippines và các nước nhỏ khác không bị lấn át bởi sự khác biệt kích cỡ giữa họ với Trung Quốc".
Hồi đầu tuần trước, trong cuộc trả lời phỏng vấn với kênh truyền hình Mỹ CNN, ông Clinton cũng từng đưa ra những bình luận tương tự.
Cựu Tổng thống Mỹ tuyên bố ủng hộ chủ trương giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở biển Đông và biển Hoa Đông trong khuôn khổ đa phương. Ông cho rằng chỉ thông qua những biện pháp này thì các nước nhỏ hơn mới không bị uy hiếp.
"Quan điểm của Mỹ là nên để các vấn đề liên quan tới tuyên bố chủ quyền tài nguyên thiên nhiên ở biển Đông, Hoa Đông được giải quyết tại một diễn đàn đa phương, nơi các nước nhỏ không bị thiệt thòi trước Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc lại tin rằng tất cả những vấn đề này nên được giải quyết bằng giải pháp song phương, điều mà các nước nhỏ tin rằng họ sẽ không có cơ hội đàm phán với Trung Quốc".
Cựu Tổng thống Mỹ đang thực hiện chuyến công du 8 ngày khắp châu Á - Thái Bình Dương. Ông đã dừng chân tại nhiều điểm như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Papua New Guinea và Australia. Tuy nhiên, chuyến thăm của ông tới Trung Quốc có vẻ như tách biệt khỏi công việc mà ông đang làm cho Sáng kiến Toàn cầu Clinton, tổ chức từ thiện phi lợi nhuận của gia đình ông.
Theo The Diplomat, những nhận xét của ông Clinton về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông có thể làm tăng thêm những lo ngại của Bắc Kinh đối với gia đình Clinton. Mặc dù các mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ khá nồng ấm trong thời kỳ ông Bill Clinton còn làm Tổng thống Mỹ, song Bắc Kinh rõ ràng không nhận được sự mến mộ của vợ ông, bà Hillary Clinton.
Trong suốt giai đoạn đảm nhận cương vị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Hillary Clinton luôn giữ lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc. Đáng kể nhất, bà từng viết bài đăng trên tạp chí Foreign Policy phân tích về chiến lược xoay trục sang châu Á của Mỹ và chỉ trích trực diện cách hành xử của Trung Quốc ở biển Đông tại Diễn đàn Khu vực ASEAN hồi năm 2010.