Blog: Xu hướng quảng cáo của các công ty Nhật
Các công ty Nhật Bản nhận thấy blog chính là một phương tiện quảng cáo hiệu quả
Ngày nay, trước khi quyết định mua một món hàng, nhiều người thường tham khảo và gần như tin vào những đánh giá sản phẩm trên các trang blog hoặc diễn đàn.
Vì thế, các công ty Nhật Bản nhận thấy blog chính là một phương tiện quảng cáo hiệu quả.
Hiệu quả bất ngờ
Gõ các từ “Shinkansen N700” (tên chiếc tàu cao tốc thế hệ mới nhất của Nhật Bản) vào một công cụ tìm kiếm bất kỳ trên Internet, kết quả cho ra hơn 20 hình ảnh và các bình luận như “tàu chạy rất êm”, “tốc độ nhanh chóng mặt”, “ghế ngồi thoải mái”.
Điều này cho thấy nhiều người quan tâm đến N700, nhưng không phải ngẫu nhiên! Đấy chính là kết quả của chiến dịch quảng cáo của công ty đường sắt Nhật Bản, nhắm vào cộng đồng blog.
Vào mùa hè năm nay, công ty đã mời vài chục blogger đi toa hạng nhất của chiếc N700, khởi hành từ Tokyo đến Osaka. Hầu hết các blogger đều rất thích thú và đáp lại “đặc ân” này bằng việc bàn luận về chiếc N700 trên các trang blog. Kết quả, số lượng khách đi chiếc N700 tăng 12%.
Nhận thấy vai trò của blog, công ty Nike Japan cũng khéo léo mở một trang blog mà sau này được nhiều người ưa chuộng cùng với trang web chính thức. Trong trang web này, Nike cho phép khách hàng tha hồ kể những chuyện hài hước khi mang giày NiKe và sử dụng dịch vụ hỗ trợ Nike+.
Kết quả ngoài mong đợi: hãng Nike sau đó đã mở rộng dòng sản phẩm giày thể thao từ hai lên thành 20 kiểu giày trong năm qua, do nhận được các phản hồi tốt của khách hàng về sản phẩm.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản sử dụng các blog để quảng bá sản phẩm. Gần 15% các công ty đã mở các trang blog trên trang web của mình và con số này dự kiến có thể còn tăng hơn nữa.
Các công ty Nhật Bản khác, từ công ty sản xuất ô tô, các thiết bị công nghệ cao, phần mềm trò chơi đến các sản phẩm làm đẹp cũng đã bắt đầu nhắm đến các blogger. Họ hy vọng các blogger sẽ quảng bá sản phẩm và tạo nên những đợt “xôn xao” trên mạng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn sử dụng các công cụ phần mềm phân tích các bài viết trên blog để tìm hiểu xu hướng và các sở thích khác nhau của khách hàng.
Tiếng nói của cộng đồng
Theo Công ty Internet Technorati (Mỹ), Nhật Bản đang trở thành một đất nước của blogger, với số lượng trang blog bằng tiếng Nhật chiếm 37% toàn bộ cộng đồng blog trên thế giới. May mắn cho các doanh nghiệp, các bài viết bằng tiếng Nhật trên blog có xu hướng giống như các trang nhật ký cá nhân hoặc các bài viết phê bình sản phẩm.
Theo Blog Watcher, gần nửa triệu bài viết trên blog đều bàn về các sản phẩm. Các blogger thường mô tả rất chi tiết và hào hứng về những gì họ đã ăn, đã mua, đọc và xem trên ti vi.
Các trang blog là “một biên giới phản hồi sản phẩm”, Ichiro Kiyota, giám đốc tiếp thị tại Six Apart – công ty đã giới thiệu phần mềm blog đến Nhật Bản, cho biết. Hiroshi Shigeta, phát ngôn viên của công ty đường sắt Nhật Bản khẳng định: “Các trang blog của những blogger này rất chính xác, rõ ràng và cực kỳ lý thú, thậm chí hơn cả trang web chính thức của chúng tôi”.
Theo một nghiên cứu gần đây của Nikkei Research, gần 40% những người đọc blog cho biết họ đã mua ít nhất một sản phẩm sau khi đọc các đánh giá về sản phẩm này trên một trang blog. Đấy chính là lý do Tetsuya Honda, một nhà tư vấn tiếp thị đang điều hành công ty BlueCurrent Japan, khẳng định: “Các trang web cá nhân là phương tiện truyền thông có sức mạnh to lớn vô cùng”.
Nhiều công ty vẫn còn khá thận trọng về việc “ve vãn” các blogger, vì lý do hết sức chính đáng: tiếng nói của cộng đồng blog có thể đem lại kết quả ngược với mong muốn. Năm ngoái, nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động hàng đầu Nhật Bản NTT DoCoMo buộc phải đóng cửa trang web xã hội của mình sau khi trả lời không kịp thời các ý kiến của khách hàng, dẫn đến những phàn nàn.
* Gần 40% những người đọc blog cho biết họ đã mua ít nhất một sản phẩm sau khi đọc các đánh giá về sản phẩm này trên một trang blog.
Hãng xe hơi Nissan (Nhật Bản) chính là người đi đầu trong phong trào “mượn blog để quảng cáo”. Năm ngoái, Nissan mời khoảng 100 blogger có tiếng đến văn phòng của mình để giới thiệu chiếc xe Skyline.
Mấy ngày sau đó, khi gõ các từ khoá về sự kiện trên vào thanh công cụ tìm kiếm của Google, kết quả cho ra tới gần 14.000 trang web, có cả blog chính thức của công ty. Một blogger cũng đã post lên một file âm thanh “vroom!” cùng hình ảnh của chiếc Skyline. Blogger này viết: “Hãy để tôi cho bạn thấy nó ngầu như thế nào nhé. Tuyệt đẹp!”
Vì thế, các công ty Nhật Bản nhận thấy blog chính là một phương tiện quảng cáo hiệu quả.
Hiệu quả bất ngờ
Gõ các từ “Shinkansen N700” (tên chiếc tàu cao tốc thế hệ mới nhất của Nhật Bản) vào một công cụ tìm kiếm bất kỳ trên Internet, kết quả cho ra hơn 20 hình ảnh và các bình luận như “tàu chạy rất êm”, “tốc độ nhanh chóng mặt”, “ghế ngồi thoải mái”.
Điều này cho thấy nhiều người quan tâm đến N700, nhưng không phải ngẫu nhiên! Đấy chính là kết quả của chiến dịch quảng cáo của công ty đường sắt Nhật Bản, nhắm vào cộng đồng blog.
Vào mùa hè năm nay, công ty đã mời vài chục blogger đi toa hạng nhất của chiếc N700, khởi hành từ Tokyo đến Osaka. Hầu hết các blogger đều rất thích thú và đáp lại “đặc ân” này bằng việc bàn luận về chiếc N700 trên các trang blog. Kết quả, số lượng khách đi chiếc N700 tăng 12%.
Nhận thấy vai trò của blog, công ty Nike Japan cũng khéo léo mở một trang blog mà sau này được nhiều người ưa chuộng cùng với trang web chính thức. Trong trang web này, Nike cho phép khách hàng tha hồ kể những chuyện hài hước khi mang giày NiKe và sử dụng dịch vụ hỗ trợ Nike+.
Kết quả ngoài mong đợi: hãng Nike sau đó đã mở rộng dòng sản phẩm giày thể thao từ hai lên thành 20 kiểu giày trong năm qua, do nhận được các phản hồi tốt của khách hàng về sản phẩm.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản sử dụng các blog để quảng bá sản phẩm. Gần 15% các công ty đã mở các trang blog trên trang web của mình và con số này dự kiến có thể còn tăng hơn nữa.
Các công ty Nhật Bản khác, từ công ty sản xuất ô tô, các thiết bị công nghệ cao, phần mềm trò chơi đến các sản phẩm làm đẹp cũng đã bắt đầu nhắm đến các blogger. Họ hy vọng các blogger sẽ quảng bá sản phẩm và tạo nên những đợt “xôn xao” trên mạng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn sử dụng các công cụ phần mềm phân tích các bài viết trên blog để tìm hiểu xu hướng và các sở thích khác nhau của khách hàng.
Tiếng nói của cộng đồng
Theo Công ty Internet Technorati (Mỹ), Nhật Bản đang trở thành một đất nước của blogger, với số lượng trang blog bằng tiếng Nhật chiếm 37% toàn bộ cộng đồng blog trên thế giới. May mắn cho các doanh nghiệp, các bài viết bằng tiếng Nhật trên blog có xu hướng giống như các trang nhật ký cá nhân hoặc các bài viết phê bình sản phẩm.
Theo Blog Watcher, gần nửa triệu bài viết trên blog đều bàn về các sản phẩm. Các blogger thường mô tả rất chi tiết và hào hứng về những gì họ đã ăn, đã mua, đọc và xem trên ti vi.
Các trang blog là “một biên giới phản hồi sản phẩm”, Ichiro Kiyota, giám đốc tiếp thị tại Six Apart – công ty đã giới thiệu phần mềm blog đến Nhật Bản, cho biết. Hiroshi Shigeta, phát ngôn viên của công ty đường sắt Nhật Bản khẳng định: “Các trang blog của những blogger này rất chính xác, rõ ràng và cực kỳ lý thú, thậm chí hơn cả trang web chính thức của chúng tôi”.
Theo một nghiên cứu gần đây của Nikkei Research, gần 40% những người đọc blog cho biết họ đã mua ít nhất một sản phẩm sau khi đọc các đánh giá về sản phẩm này trên một trang blog. Đấy chính là lý do Tetsuya Honda, một nhà tư vấn tiếp thị đang điều hành công ty BlueCurrent Japan, khẳng định: “Các trang web cá nhân là phương tiện truyền thông có sức mạnh to lớn vô cùng”.
Nhiều công ty vẫn còn khá thận trọng về việc “ve vãn” các blogger, vì lý do hết sức chính đáng: tiếng nói của cộng đồng blog có thể đem lại kết quả ngược với mong muốn. Năm ngoái, nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động hàng đầu Nhật Bản NTT DoCoMo buộc phải đóng cửa trang web xã hội của mình sau khi trả lời không kịp thời các ý kiến của khách hàng, dẫn đến những phàn nàn.
* Gần 40% những người đọc blog cho biết họ đã mua ít nhất một sản phẩm sau khi đọc các đánh giá về sản phẩm này trên một trang blog.
Hãng xe hơi Nissan (Nhật Bản) chính là người đi đầu trong phong trào “mượn blog để quảng cáo”. Năm ngoái, Nissan mời khoảng 100 blogger có tiếng đến văn phòng của mình để giới thiệu chiếc xe Skyline.
Mấy ngày sau đó, khi gõ các từ khoá về sự kiện trên vào thanh công cụ tìm kiếm của Google, kết quả cho ra tới gần 14.000 trang web, có cả blog chính thức của công ty. Một blogger cũng đã post lên một file âm thanh “vroom!” cùng hình ảnh của chiếc Skyline. Blogger này viết: “Hãy để tôi cho bạn thấy nó ngầu như thế nào nhé. Tuyệt đẹp!”