Bộ Công an đề xuất tái xuất thuốc lá lậu
Một số bộ ngành đề nghị giữ nguyên cách tiêu hủy thuốc lá lậu như hiện nay thay vì thí điểm tái xuất
Ngày 18/10, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã họp chuyên đề về tăng cường đấu tranh phòng, chống buôn lậu thuốc lá dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình.
Báo cáo của Ban Chỉ đạo cho thấy, trong hai năm 2015 và 2016, tại 6 địa bàn trọng điểm phía Nam, các lực lượng chức năng bắt giữ hơn 15.300 vụ buôn lậu với 11 triệu bao thuốc lá, đã khởi tố hình sự 372 vụ với 471 đối tượng.
Còn theo Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, chỉ riêng trong năm 2015 có hơn 1 tỷ bao thuốc lá nhập lậu vào Việt Nam, gây thất thu thuế 10.000 tỷ đồng. Sang năm 2016, tình hình buôn lậu thuốc lá càng thêm phức tạp, số lượng, chủng loại ngày càng tăng.
Về hình thức xử lý thuốc lá lậu, ý kiến của các bộ ngành thể hiện hai luồng quan điểm: Tiêu hủy như vẫn đang thực hiện hoặc có thể tái xuất để tránh lãng phí.
Trong khi Bộ Công an và UBND tỉnh Long An đề xuất thí điểm tái xuất thuốc lá lậu bị tịch thu để tránh gây lãng phí, tạo nguồn thu cho Nhà nước, tránh gây ô nhiễm môi trường, thì Bộ Tư pháp nhận định đề xuất thí điểm tái xuất thuốc lá lậu bị tịch thu chưa phù hợp với Công ước khung về phòng, chống tác hại thuốc lá mà Việt Nam đã ký kết.
Mặt khác, chi phí để tái xuất vô cùng lớn, gồm chi phí bảo quản, kiểm tra giám định chất lượng, làm thủ tục tái xuất.
Đại diện Bộ Y tế cũng đề nghị tiếp tục thực hiện phương án tiêu hủy thuốc lá bị tịch thu. Bởi trong số thuốc lá bị bắt giữ có nhiều loại sản phẩm cấp thấp, giá thành rẻ, số tiền thu được do tái xuất thấp hơn số tiền hỗ trợ tiêu hủy. Việc tìm được thị trường tái xuất cũng rất khó khăn bởi phải đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật của nước nhập khẩu.
Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho rằng, dù nỗ lực song tình hình buôn bán, vận chuyển thuốc lá ngoại nhập lậu vẫn diễn ra công khai, ngang nhiên ở nhiều nơi.
Hàng loạt nguyên nhân được Phó thủ tướng chỉ ra, trong đó có nguyên nhân quan trọng là trách nhiệm của người đứng đầu các cấp; công tác thanh tra, kiểm tra, xác định trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương, cơ quan chức năng còn buông lỏng. Thậm chí, một bộ phận cán bộ công chức còn bao che, tiếp tay cho buôn lậu.
Với thực tế đó, Phó thủ tướng khẳng định, địa phương nào xảy ra tình trạng buôn lậu phức tạp, kéo dài, nhức nhối thì người đứng đầu chính quyền địa phương và người đứng đầu các lực lượng chức năng trên địa bàn phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ.
Liên quan đến việc xử lý số thuốc lá lậu thu được, Phó thủ tướng đặt vấn đề: Tái xuất thì hiệu quả rõ về kinh tế, nhưng về pháp lý có bảo đảm không, có phù hợp với Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, trong khi thời gian qua dư luận cho rằng việc tiêu hủy là phản cảm, gây ô nhiễm môi trường, lãng phí và tốn ngân sách?
Vì vậy, Phó thủ tướng giao các bộ, ngành và địa phương cần nghiên cứu, xem xét kỹ tính khả thi của từng phương án.
Về phương án lâu dài, theo Phó thủ tướng, các tỉnh cần có kế hoạch phát triển kinh tế khu vực biên giới, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các địa phương, địa bàn trọng điểm khu vực biên giới.
Hiệp hội Thuốc lá, các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương các cấp hỗ trợ cụ thể, thiết thực để người dân ổn định và cải thiện đời sống, không tham gia vào buôn lậu.
Báo cáo của Ban Chỉ đạo cho thấy, trong hai năm 2015 và 2016, tại 6 địa bàn trọng điểm phía Nam, các lực lượng chức năng bắt giữ hơn 15.300 vụ buôn lậu với 11 triệu bao thuốc lá, đã khởi tố hình sự 372 vụ với 471 đối tượng.
Còn theo Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, chỉ riêng trong năm 2015 có hơn 1 tỷ bao thuốc lá nhập lậu vào Việt Nam, gây thất thu thuế 10.000 tỷ đồng. Sang năm 2016, tình hình buôn lậu thuốc lá càng thêm phức tạp, số lượng, chủng loại ngày càng tăng.
Về hình thức xử lý thuốc lá lậu, ý kiến của các bộ ngành thể hiện hai luồng quan điểm: Tiêu hủy như vẫn đang thực hiện hoặc có thể tái xuất để tránh lãng phí.
Trong khi Bộ Công an và UBND tỉnh Long An đề xuất thí điểm tái xuất thuốc lá lậu bị tịch thu để tránh gây lãng phí, tạo nguồn thu cho Nhà nước, tránh gây ô nhiễm môi trường, thì Bộ Tư pháp nhận định đề xuất thí điểm tái xuất thuốc lá lậu bị tịch thu chưa phù hợp với Công ước khung về phòng, chống tác hại thuốc lá mà Việt Nam đã ký kết.
Mặt khác, chi phí để tái xuất vô cùng lớn, gồm chi phí bảo quản, kiểm tra giám định chất lượng, làm thủ tục tái xuất.
Đại diện Bộ Y tế cũng đề nghị tiếp tục thực hiện phương án tiêu hủy thuốc lá bị tịch thu. Bởi trong số thuốc lá bị bắt giữ có nhiều loại sản phẩm cấp thấp, giá thành rẻ, số tiền thu được do tái xuất thấp hơn số tiền hỗ trợ tiêu hủy. Việc tìm được thị trường tái xuất cũng rất khó khăn bởi phải đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật của nước nhập khẩu.
Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho rằng, dù nỗ lực song tình hình buôn bán, vận chuyển thuốc lá ngoại nhập lậu vẫn diễn ra công khai, ngang nhiên ở nhiều nơi.
Hàng loạt nguyên nhân được Phó thủ tướng chỉ ra, trong đó có nguyên nhân quan trọng là trách nhiệm của người đứng đầu các cấp; công tác thanh tra, kiểm tra, xác định trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương, cơ quan chức năng còn buông lỏng. Thậm chí, một bộ phận cán bộ công chức còn bao che, tiếp tay cho buôn lậu.
Với thực tế đó, Phó thủ tướng khẳng định, địa phương nào xảy ra tình trạng buôn lậu phức tạp, kéo dài, nhức nhối thì người đứng đầu chính quyền địa phương và người đứng đầu các lực lượng chức năng trên địa bàn phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ.
Liên quan đến việc xử lý số thuốc lá lậu thu được, Phó thủ tướng đặt vấn đề: Tái xuất thì hiệu quả rõ về kinh tế, nhưng về pháp lý có bảo đảm không, có phù hợp với Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, trong khi thời gian qua dư luận cho rằng việc tiêu hủy là phản cảm, gây ô nhiễm môi trường, lãng phí và tốn ngân sách?
Vì vậy, Phó thủ tướng giao các bộ, ngành và địa phương cần nghiên cứu, xem xét kỹ tính khả thi của từng phương án.
Về phương án lâu dài, theo Phó thủ tướng, các tỉnh cần có kế hoạch phát triển kinh tế khu vực biên giới, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các địa phương, địa bàn trọng điểm khu vực biên giới.
Hiệp hội Thuốc lá, các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương các cấp hỗ trợ cụ thể, thiết thực để người dân ổn định và cải thiện đời sống, không tham gia vào buôn lậu.