Vẫn lấy kinh phí từ doanh nghiệp để chống buôn lậu thuốc lá
Mức huy động kinh phí từ doanh nghiệp để chống buôn lậu thuốc lá sẽ tiếp tục được duy trì đến hết năm 2013
Đến hết năm 2013, mức huy động kinh phí từ doanh nghiệp để chống buôn lậu thuốc lá sẽ tiếp tục được duy trì là 1.100 đồng/bao.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đồng ý với việc tiếp tục áp dụng cơ chế thí điểm về huy động kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống buôn lậu thuốc lá, sản xuất buôn bán thuốc lá giả như đã thực hiện trong năm 2011, cho đến hết năm 2013. Bộ Tài chính là đơn vị được giao hướng dẫn thực hiện cụ thể việc này.
Ngoài ra Phó thủ tướng còn yêu cầu, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Ban Chỉ đạo 127 Trung ương, Bộ Tư lệnh bộ đội Biên phòng, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA) cần tăng cường hơn nữa các biện pháp phòng, chống buôn lậu thuốc lá kiên quyết, đạt hiệu quả cao hơn để từ đó kiến nghị việc sử dụng kinh phí hỗ trợ cho phù hợp, nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Vào năm 2007, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 75/2007/TT-BTC hướng dẫn về cơ chế thí điểm huy động kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống buôn lậu thuốc lá điếu và sản xuất, buôn bán thuốc lá giả. Theo đó, đối tượng tự nguyện đóng góp kinh phí là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc lá thuộc VTA và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc lá khác hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Kinh phí được đóng góp vào quỹ hỗ trợ công tác phòng, chống buôn lậu thuốc lá điếu, sản xuất, buôn bán thuốc lá giả. VTA chịu trách nhiệm về việc huy động, quản lý, sử dụng quỹ này. Cơ chế huy động kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống buôn lậu thuốc lá, thuốc lá giả được tiến hành thí điểm trong năm 2007 và 2008.
Đến năm 2009, Bộ Tài chính tiếp tục ban hành Thông tư số 78/2009/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 75/2007/TT-BTC. Một điểm mới tại Thông tư này là quy định thống nhất mức kinh phí hỗ trợ 1.000 đồng/bao, không phân biệt theo giá trị thuốc lá (cao cấp hay thấp cấp), cho các lực lượng trực tiếp thực hiện công tác chống buôn lậu thuốc lá điếu, thuốc lá giả, căn cứ theo số lượng bao thuốc lá bị bắt giữ.
Đồng thời, bổ sung quy định hỗ trợ thêm 100 đồng/bao cho chi phí tiêu hủy thuốc lá lậu, thuốc lá giả, khuyến khích sử dụng các biện pháp tiêu hủy không ảnh hưởng đến môi trường và phù hợp với điều kiện của từng địa phương tiêu hủy. Cơ chế trên đã được áp dụng từ 1/1/2009 đến hết năm 2011.
Theo VTA, thuốc lá nhập lậu hiện đang chiếm 20% lượng thuốc lá tiêu thụ tại Việt Nam. Tới đây, con số này có thể lên tới 25%.
Ông Phạm Kiến Nghiệp, Tổng thư ký VTA còn cho rằng điều này không chỉ tạo thêm gánh nặng đối với ngành sản xuất thuốc lá tại Việt Nam mà ngân sách nhà nước cũng thất thu không nhỏ.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đồng ý với việc tiếp tục áp dụng cơ chế thí điểm về huy động kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống buôn lậu thuốc lá, sản xuất buôn bán thuốc lá giả như đã thực hiện trong năm 2011, cho đến hết năm 2013. Bộ Tài chính là đơn vị được giao hướng dẫn thực hiện cụ thể việc này.
Ngoài ra Phó thủ tướng còn yêu cầu, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Ban Chỉ đạo 127 Trung ương, Bộ Tư lệnh bộ đội Biên phòng, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA) cần tăng cường hơn nữa các biện pháp phòng, chống buôn lậu thuốc lá kiên quyết, đạt hiệu quả cao hơn để từ đó kiến nghị việc sử dụng kinh phí hỗ trợ cho phù hợp, nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Vào năm 2007, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 75/2007/TT-BTC hướng dẫn về cơ chế thí điểm huy động kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống buôn lậu thuốc lá điếu và sản xuất, buôn bán thuốc lá giả. Theo đó, đối tượng tự nguyện đóng góp kinh phí là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc lá thuộc VTA và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc lá khác hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Kinh phí được đóng góp vào quỹ hỗ trợ công tác phòng, chống buôn lậu thuốc lá điếu, sản xuất, buôn bán thuốc lá giả. VTA chịu trách nhiệm về việc huy động, quản lý, sử dụng quỹ này. Cơ chế huy động kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống buôn lậu thuốc lá, thuốc lá giả được tiến hành thí điểm trong năm 2007 và 2008.
Đến năm 2009, Bộ Tài chính tiếp tục ban hành Thông tư số 78/2009/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 75/2007/TT-BTC. Một điểm mới tại Thông tư này là quy định thống nhất mức kinh phí hỗ trợ 1.000 đồng/bao, không phân biệt theo giá trị thuốc lá (cao cấp hay thấp cấp), cho các lực lượng trực tiếp thực hiện công tác chống buôn lậu thuốc lá điếu, thuốc lá giả, căn cứ theo số lượng bao thuốc lá bị bắt giữ.
Đồng thời, bổ sung quy định hỗ trợ thêm 100 đồng/bao cho chi phí tiêu hủy thuốc lá lậu, thuốc lá giả, khuyến khích sử dụng các biện pháp tiêu hủy không ảnh hưởng đến môi trường và phù hợp với điều kiện của từng địa phương tiêu hủy. Cơ chế trên đã được áp dụng từ 1/1/2009 đến hết năm 2011.
Theo VTA, thuốc lá nhập lậu hiện đang chiếm 20% lượng thuốc lá tiêu thụ tại Việt Nam. Tới đây, con số này có thể lên tới 25%.
Ông Phạm Kiến Nghiệp, Tổng thư ký VTA còn cho rằng điều này không chỉ tạo thêm gánh nặng đối với ngành sản xuất thuốc lá tại Việt Nam mà ngân sách nhà nước cũng thất thu không nhỏ.