Bộ Kế hoạch và Đầu tư có “nới tay” với sân golf?
Có thể, số lượng sân golf theo quy hoạch sẽ thay đổi trong “triều đại” của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh
Có thể, số lượng sân golf theo quy hoạch sẽ thay đổi trong “triều đại” của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh.
“Không thể nói là trong nhiệm kỳ của tôi không có thêm một sân golf nào, mà phải có tiêu chí cụ thể”, ông Vinh trả lời câu hỏi của người dân trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ chiều 16/3.
Các tiêu chí mà ông Vinh nói đến gồm: không sử dụng đất lúa (kể cả đất lúa một vụ kém năng suất), đất màu, đất rừng để làm sân golf; chỉ được xây dựng ở các vùng có tiềm năng du lịch và phải xây tiết kiệm.
Không có hạn chế về số lượng sân golf nói chung, hay phân bổ số lượng cho mỗi tỉnh, huyện, hay theo diện tích, đầu dân, số du khách tiếp đón hàng năm… Cho nên, với những gì ông Vinh đề cập, không ít địa điểm đáp ứng được.
“Phải nói rằng sân golf không có lỗi gì cả, vì nếu bố trí đúng còn đem lại nhiều lợi ích”, Bộ trưởng Vinh nói vậy. “Việt Nam không phải là nước có nhiều sân golf”, theo lời ông.
Nếu so với Nhật, Mỹ, mỗi nước có hàng nghìn sân golf, Việt Nam quả thật rất ít. Nhưng golf là trò thể thao đắt tiền, chi phí để duy trì dịch vụ này khá tốn kém, người chơi mất nhiều thời gian…
Nên trên thực tế, chuyện bi hài liên quan đến trò chơi này cũng từng xôn xao dư luận một thời gian, khi Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng “cấm” thuộc cấp chơi golf.
Ở các nước như Nhật chẳng hạn, đối tượng chơi phần lớn là người cao tuổi. Giới này vừa có quỹ thời gian nhiều, lại có thu nhập khá cao từ tích lũy trước đó. So sánh Việt Nam với các nước phát triển trên dường như là khá khập khiễng.
Nhưng nếu nhìn vào cung cầu để nói rằng, phải có người chơi mới nhiều nhà đầu tư bỏ tiền, xem ra cũng có lý.
Tuy nhiên, người dân Việt Nam liệu có cần nhiều sân golf như thế? Các sân golf đã đem lại lợi ích gì cho đất nước, cho người dân địa phương? Vấn đề môi trường xử lý như thế nào? Vì sao không có nghiên cứu cụ thể để quy hoạch chính xác mà thay đổi luôn?... Những câu hỏi này đến nay vẫn chưa được giải đáp thỏa đáng.
Chính Bộ Kế hoạch và Đầu tư từng có một báo cáo về sân golf, cho thấy số giấy phép cấp ra đã tăng rất nhanh, có địa phương cấp phép hàng chục dự án, nhiều sai phạm liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp làm sân golf cũng đã được thống kê.
Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định phê duyệt quy hoạch sân golf đến năm 2020, theo đó loại ra khỏi quy hoạch 76 sân từ con số 166 dự án đã cấp phép, thu hồi trên 15.000 ha đất các loại.
“Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một chỉ thị về tăng cường quản lý việc xây dựng các sân golf. Tuy nhiên, việc thực hiện chỉ thị này cũng có nơi chưa được nghiêm”, ông Vinh cũng bình luận như thời của người tiền nhiệm.
Tuy thế, vào năm ngoái, cũng chính Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị bổ sung thêm khoảng 30 dự án khác, đưa tổng số các dự án sân golf tại thời điểm 2011 lên đến 124 sân. Và với quan điểm của Bộ trưởng Vinh, con số sân golf “chốt” ở năm ngoái có thể chưa phải là cuối cùng.
“Tháng 2 vừa qua, chúng tôi đã dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ một chỉ thị mới về vấn đề này và hy vọng trong tháng 3 sẽ ban hành”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư thông báo.
Nội dung chỉ thị được thông tin rằng, sẽ rà soát lại các sân golf không đúng phép và kiên quyết loại bỏ; kiểm tra, xử lý các các sân dùng đất màu, đất lúa, biến thành bất động sản...
Nếu văn bản này được ban hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại làm một việc mà chính người tiền nhiệm từng làm, đã rà soát, loại bỏ dự án sân golf lấn đất nông nghiệp, chiếm nhiều diện tích… đã công bố báo cáo vào năm ngoái, thậm chí là đã có đề xuất thêm vào quy hoạch sân golf mới như đã nêu.
Vậy người kế nhiệm ông Vinh có phải một lần nữa rà soát, kiểm tra các dự án sân golf?
“Không thể nói là trong nhiệm kỳ của tôi không có thêm một sân golf nào, mà phải có tiêu chí cụ thể”, ông Vinh trả lời câu hỏi của người dân trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ chiều 16/3.
Các tiêu chí mà ông Vinh nói đến gồm: không sử dụng đất lúa (kể cả đất lúa một vụ kém năng suất), đất màu, đất rừng để làm sân golf; chỉ được xây dựng ở các vùng có tiềm năng du lịch và phải xây tiết kiệm.
Không có hạn chế về số lượng sân golf nói chung, hay phân bổ số lượng cho mỗi tỉnh, huyện, hay theo diện tích, đầu dân, số du khách tiếp đón hàng năm… Cho nên, với những gì ông Vinh đề cập, không ít địa điểm đáp ứng được.
“Phải nói rằng sân golf không có lỗi gì cả, vì nếu bố trí đúng còn đem lại nhiều lợi ích”, Bộ trưởng Vinh nói vậy. “Việt Nam không phải là nước có nhiều sân golf”, theo lời ông.
Nếu so với Nhật, Mỹ, mỗi nước có hàng nghìn sân golf, Việt Nam quả thật rất ít. Nhưng golf là trò thể thao đắt tiền, chi phí để duy trì dịch vụ này khá tốn kém, người chơi mất nhiều thời gian…
Nên trên thực tế, chuyện bi hài liên quan đến trò chơi này cũng từng xôn xao dư luận một thời gian, khi Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng “cấm” thuộc cấp chơi golf.
Ở các nước như Nhật chẳng hạn, đối tượng chơi phần lớn là người cao tuổi. Giới này vừa có quỹ thời gian nhiều, lại có thu nhập khá cao từ tích lũy trước đó. So sánh Việt Nam với các nước phát triển trên dường như là khá khập khiễng.
Nhưng nếu nhìn vào cung cầu để nói rằng, phải có người chơi mới nhiều nhà đầu tư bỏ tiền, xem ra cũng có lý.
Tuy nhiên, người dân Việt Nam liệu có cần nhiều sân golf như thế? Các sân golf đã đem lại lợi ích gì cho đất nước, cho người dân địa phương? Vấn đề môi trường xử lý như thế nào? Vì sao không có nghiên cứu cụ thể để quy hoạch chính xác mà thay đổi luôn?... Những câu hỏi này đến nay vẫn chưa được giải đáp thỏa đáng.
Chính Bộ Kế hoạch và Đầu tư từng có một báo cáo về sân golf, cho thấy số giấy phép cấp ra đã tăng rất nhanh, có địa phương cấp phép hàng chục dự án, nhiều sai phạm liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp làm sân golf cũng đã được thống kê.
Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định phê duyệt quy hoạch sân golf đến năm 2020, theo đó loại ra khỏi quy hoạch 76 sân từ con số 166 dự án đã cấp phép, thu hồi trên 15.000 ha đất các loại.
“Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một chỉ thị về tăng cường quản lý việc xây dựng các sân golf. Tuy nhiên, việc thực hiện chỉ thị này cũng có nơi chưa được nghiêm”, ông Vinh cũng bình luận như thời của người tiền nhiệm.
Tuy thế, vào năm ngoái, cũng chính Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị bổ sung thêm khoảng 30 dự án khác, đưa tổng số các dự án sân golf tại thời điểm 2011 lên đến 124 sân. Và với quan điểm của Bộ trưởng Vinh, con số sân golf “chốt” ở năm ngoái có thể chưa phải là cuối cùng.
“Tháng 2 vừa qua, chúng tôi đã dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ một chỉ thị mới về vấn đề này và hy vọng trong tháng 3 sẽ ban hành”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư thông báo.
Nội dung chỉ thị được thông tin rằng, sẽ rà soát lại các sân golf không đúng phép và kiên quyết loại bỏ; kiểm tra, xử lý các các sân dùng đất màu, đất lúa, biến thành bất động sản...
Nếu văn bản này được ban hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại làm một việc mà chính người tiền nhiệm từng làm, đã rà soát, loại bỏ dự án sân golf lấn đất nông nghiệp, chiếm nhiều diện tích… đã công bố báo cáo vào năm ngoái, thậm chí là đã có đề xuất thêm vào quy hoạch sân golf mới như đã nêu.
Vậy người kế nhiệm ông Vinh có phải một lần nữa rà soát, kiểm tra các dự án sân golf?