Bộ Kế hoạch và Đầu tư không muốn có thêm khu kinh tế
Cái túi ngân sách không đủ để lo cho hàng loạt khu kinh tế được thành lập dồn dập thời gian qua
Ngày mai (17/2), Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổ chức hội nghị tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế ở Việt Nam.
Một trong những nội dung quan trọng nhất dự kiến được đưa ra thảo luận là tìm kiếm mô hình thích hợp cho các khu kinh tế để thực sự trở thành động lực phát triển cho các vùng miền của đất nước.
Số lượng tăng nhanh, thành tựu khiêm tốn
Chủ trương hình thành các khu kinh tế ven biển đến từ năm 1997. Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII năm đó đã đề ra chủ trương nghiên cứu xây dựng thí điểm một vài đặc khu kinh tế, khu mậu dịch tự do ở những địa bàn ven biển có đủ điều kiện.
Cụ thể hóa chủ trương này, Khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế ven biển đầu tiên cả nước đã được thành lập vào năm 2003. Đến năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1353/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án "Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020", trong đó xác định rõ phương hướng chung hình thành hệ thống 15 khu kinh tế ven biển.
Sau Quyết định 1353/QĐ-TTg nêu trên, trong năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung thêm 3 khu kinh tế ven biển vào quy hoạch. Như vậy, hiện có 18 khu kinh tế ven biển được phê duyệt trong quy hoạch phát triển khu kinh tế ven biển của cả nước đến năm 2020 với tổng diện tích mặt đất và mặt nước 730.553 ha (tương đương 7.305,53 km2), bằng khoảng 2,2% tổng diện tích của cả nước.
Các khu kinh tế ven biển được hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội, các công trình dịch vụ và tiện tích công cộng quan trọng, tuy nhiên cho đến nay, tổng nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ hạ tầng khu kinh tế ven biển đến hết năm 2011 mới chỉ là 11.361 tỷ đồng.
Với diện tích lớn và nguồn vốn đầu tư khá hạn chế, hầu hết các khu kinh tế hiện nay, theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là "vẫn đang trong giai đoạn đầu tư, xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật".
Quan trọng nhất, việc thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế vẫn rất khiêm tốn. Lũy kế đến nay, các khu kinh tế ven biển mới thu hút được hơn 31 tỷ USD vốn FDI và gần 564 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư trong nước vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Lưu ý rằng đây chỉ là vốn đăng ký và không nói lên được tình hình đầu tư thật sự của các nhà đầu tư.
Tổng diện tích đất đã cho thuê để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất trong khu kinh tế ven biển khoảng trên 20.000 ha, chiếm gần 40% tổng diện tích đất dành cho sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ trong khu kinh tế ven biển; trong đó có khoảng 7.000 ha đã triển khai các dự án thứ cấp.
Về doanh thu, trong năm 2011, các khu kinh tế ven biển đạt tổng doanh thu khoảng 8 tỷ USD, xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, đóng góp vào ngân sách nhà nước gần 20 nghìn tỷ đồng.
Cái khó bó cái khôn
Theo nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do thời gian phát triển chưa lâu, "vừa triển khai vừa nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm nên bên cạnh một số kết quả bước đầu đã đạt được, trong thời gian qua các khu kinh tế đã bộc lộ một số khó khăn, hạn chế trong quá trình hoạt động”.
Quy hoạch, thành lập ở một số khu kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển, còn mang nhiều tính cục bộ, chưa được xem xét một cách tổng thể hài hòa lợi ích của quốc gia. Nguyên nhân là do việc đề xuất bổ sung quy hoạch, thành lập khu kinh tế của một số địa phương chưa thực sự phù hợp với điều kiện, tiềm năng phát triển của địa phương, của vùng mà mang nhiều tính cục bộ, vì lợi ích ngắn hạn của địa phương.
Các tỉnh là chủ thể đề xuất việc thành lập các khu kinh tế, nhưng nguồn vốn đầu tư lại chủ yếu nhìn vào ngân sách nhà nước, dẫn tới việc kết cấu hạ tầng chưa được triển khai một cách đồng bộ, đạt chất lượng theo quy hoạch và thu hút đầu tư.
Thực tế cho thấy, để một khu kinh tế ven biển có thể phát triển tốt cần có dự án động lực, gần cảng nước sâu và gần sân bay. Tuy nhiên, không phải khu kinh tế ven biển nào hiện nay cũng đáp ứng được cả 3 yếu tố này nên rất khó khăn trong thu hút đầu tư phát triển.
Quan trọng hơn, các khu kinh tế chưa được định hướng thu hút các ngành, lĩnh vực có lợi thế so sánh, chưa tạo được sự liên kết, tương hỗ trong quá trình hoạt động.
Các khu kinh tế đều có chung định hướng đầu tư, bao gồm xây dựng cảng biển nước sâu, sân bay và thu hút đầu tư vào các lĩnh vực như đóng tàu, dịch vụ cảng biển, du lịch biển, chế biến hải sản, nhiệt điện dẫn đến sự cạnh tranh trong thu hút đầu tư.
Quan điểm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là các khu kinh tế đều có quy mô rất lớn, đòi hỏi phải tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Vì vậy, việc phát triển thêm hoặc mở rộng khu kinh tế “phải được cân nhắc cẩn trọng về bố trí nguồn lực, tiềm năng phát triển và lợi ích quốc gia”.
“Trong giai đoạn tới, từ cấp Trung ương tới cấp địa phương cần thống nhất quan điểm không nên phát triển thêm khu kinh tế mà cần tập trung cơ chế, chính sách, nguồn lực để nâng cao hiệu quả của các khu kinh tế. Đối với các khu kinh tế đã thành lập xem xét xây dựng tiêu chí xem xét phân loại các khu kinh tế để tập trung đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng của một số khu có nhiều tiềm năng, lợi thế hơn so với các khu khác để phát triển đi trước một bước, tạo tác động tích cực lan tỏa tới khu vực xung quanh”, cơ quan này đề xuất.
Một trong những nội dung quan trọng nhất dự kiến được đưa ra thảo luận là tìm kiếm mô hình thích hợp cho các khu kinh tế để thực sự trở thành động lực phát triển cho các vùng miền của đất nước.
Số lượng tăng nhanh, thành tựu khiêm tốn
Chủ trương hình thành các khu kinh tế ven biển đến từ năm 1997. Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII năm đó đã đề ra chủ trương nghiên cứu xây dựng thí điểm một vài đặc khu kinh tế, khu mậu dịch tự do ở những địa bàn ven biển có đủ điều kiện.
Cụ thể hóa chủ trương này, Khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế ven biển đầu tiên cả nước đã được thành lập vào năm 2003. Đến năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1353/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án "Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020", trong đó xác định rõ phương hướng chung hình thành hệ thống 15 khu kinh tế ven biển.
Sau Quyết định 1353/QĐ-TTg nêu trên, trong năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung thêm 3 khu kinh tế ven biển vào quy hoạch. Như vậy, hiện có 18 khu kinh tế ven biển được phê duyệt trong quy hoạch phát triển khu kinh tế ven biển của cả nước đến năm 2020 với tổng diện tích mặt đất và mặt nước 730.553 ha (tương đương 7.305,53 km2), bằng khoảng 2,2% tổng diện tích của cả nước.
Các khu kinh tế ven biển được hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội, các công trình dịch vụ và tiện tích công cộng quan trọng, tuy nhiên cho đến nay, tổng nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ hạ tầng khu kinh tế ven biển đến hết năm 2011 mới chỉ là 11.361 tỷ đồng.
Với diện tích lớn và nguồn vốn đầu tư khá hạn chế, hầu hết các khu kinh tế hiện nay, theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là "vẫn đang trong giai đoạn đầu tư, xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật".
Quan trọng nhất, việc thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế vẫn rất khiêm tốn. Lũy kế đến nay, các khu kinh tế ven biển mới thu hút được hơn 31 tỷ USD vốn FDI và gần 564 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư trong nước vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Lưu ý rằng đây chỉ là vốn đăng ký và không nói lên được tình hình đầu tư thật sự của các nhà đầu tư.
Tổng diện tích đất đã cho thuê để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất trong khu kinh tế ven biển khoảng trên 20.000 ha, chiếm gần 40% tổng diện tích đất dành cho sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ trong khu kinh tế ven biển; trong đó có khoảng 7.000 ha đã triển khai các dự án thứ cấp.
Về doanh thu, trong năm 2011, các khu kinh tế ven biển đạt tổng doanh thu khoảng 8 tỷ USD, xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, đóng góp vào ngân sách nhà nước gần 20 nghìn tỷ đồng.
Cái khó bó cái khôn
Theo nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do thời gian phát triển chưa lâu, "vừa triển khai vừa nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm nên bên cạnh một số kết quả bước đầu đã đạt được, trong thời gian qua các khu kinh tế đã bộc lộ một số khó khăn, hạn chế trong quá trình hoạt động”.
Quy hoạch, thành lập ở một số khu kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển, còn mang nhiều tính cục bộ, chưa được xem xét một cách tổng thể hài hòa lợi ích của quốc gia. Nguyên nhân là do việc đề xuất bổ sung quy hoạch, thành lập khu kinh tế của một số địa phương chưa thực sự phù hợp với điều kiện, tiềm năng phát triển của địa phương, của vùng mà mang nhiều tính cục bộ, vì lợi ích ngắn hạn của địa phương.
Các tỉnh là chủ thể đề xuất việc thành lập các khu kinh tế, nhưng nguồn vốn đầu tư lại chủ yếu nhìn vào ngân sách nhà nước, dẫn tới việc kết cấu hạ tầng chưa được triển khai một cách đồng bộ, đạt chất lượng theo quy hoạch và thu hút đầu tư.
Thực tế cho thấy, để một khu kinh tế ven biển có thể phát triển tốt cần có dự án động lực, gần cảng nước sâu và gần sân bay. Tuy nhiên, không phải khu kinh tế ven biển nào hiện nay cũng đáp ứng được cả 3 yếu tố này nên rất khó khăn trong thu hút đầu tư phát triển.
Quan trọng hơn, các khu kinh tế chưa được định hướng thu hút các ngành, lĩnh vực có lợi thế so sánh, chưa tạo được sự liên kết, tương hỗ trong quá trình hoạt động.
Các khu kinh tế đều có chung định hướng đầu tư, bao gồm xây dựng cảng biển nước sâu, sân bay và thu hút đầu tư vào các lĩnh vực như đóng tàu, dịch vụ cảng biển, du lịch biển, chế biến hải sản, nhiệt điện dẫn đến sự cạnh tranh trong thu hút đầu tư.
Quan điểm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là các khu kinh tế đều có quy mô rất lớn, đòi hỏi phải tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Vì vậy, việc phát triển thêm hoặc mở rộng khu kinh tế “phải được cân nhắc cẩn trọng về bố trí nguồn lực, tiềm năng phát triển và lợi ích quốc gia”.
“Trong giai đoạn tới, từ cấp Trung ương tới cấp địa phương cần thống nhất quan điểm không nên phát triển thêm khu kinh tế mà cần tập trung cơ chế, chính sách, nguồn lực để nâng cao hiệu quả của các khu kinh tế. Đối với các khu kinh tế đã thành lập xem xét xây dựng tiêu chí xem xét phân loại các khu kinh tế để tập trung đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng của một số khu có nhiều tiềm năng, lợi thế hơn so với các khu khác để phát triển đi trước một bước, tạo tác động tích cực lan tỏa tới khu vực xung quanh”, cơ quan này đề xuất.