Bổ sung nhiều đối tượng nhận bồi thường từ Formosa
Đồng ý cho lùi thời hạn báo cáo và bổ sung đối tượng bị thiệt hai do ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình vừa có chỉ đạo về việc xác định nguyên tắc, đối tượng được bồi thường thiệt hại sau sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung do Formosa gây ra.
Theo đó, Phó thủ tướng đồng ý cho UBND 4 tỉnh miền Trung bị ô nhiễm môi trường biển lùi thời hạn gửi kết quả tổng hợp, xác định tổng mức thiệt hại và kinh phí bồi thường hỗ trợ trên địa bàn về cấp bộ đến trước ngày 15/9/2016.
Đáng chú ý, Phó thủ tướng đồng ý bổ sung các đối tượng gián tiếp bị thiệt hại là chủ tàu và người lao động làm thuê trên tàu cá lắp máy công suất từ 90CV trở lên; chủ các cơ sở và người lao động làm thuê tại cơ sở (thu mua) tạm trữ thủy sản có kho đông, kho lạnh, cơ sở chế biến nước mắm, làm mắm tôm, các cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tạm dừng sản xuất do nguồn nước biển bị ô nhiễm tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Đối với lượng thủy sản đang lưu trong các kho lạnh, kho cấp đông chưa tiêu thụ được thì tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm. Các lô hàng đảm bảo an toàn thực phẩm thì cấp giấy xác nhận đảm bảo an toàn thực phẩm để lưu thông, tiêu thụ. Các lô hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm thì tổ chức tiêu hủy theo quy định và hỗ trợ theo Quyết định 772/QĐ-TTg ngày 9/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với sản phẩm khai thác, nuôi trồng thủy sản sau thời điểm Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố chất lượng môi trường biển (ngày 22/8/2016): lấy mẫu giám sát công bố chất lượng an toàn thực phẩm để đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước.
Liên quan đến khoản bồi thường 500 triệu USD của Formosa, mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí cho hay, sau khi đã chuyển trước 250 triệu USD, phía Formosa đã hứa chuyển nốt phần còn lại trong ngày 28/8.
Theo đó, Phó thủ tướng đồng ý cho UBND 4 tỉnh miền Trung bị ô nhiễm môi trường biển lùi thời hạn gửi kết quả tổng hợp, xác định tổng mức thiệt hại và kinh phí bồi thường hỗ trợ trên địa bàn về cấp bộ đến trước ngày 15/9/2016.
Đáng chú ý, Phó thủ tướng đồng ý bổ sung các đối tượng gián tiếp bị thiệt hại là chủ tàu và người lao động làm thuê trên tàu cá lắp máy công suất từ 90CV trở lên; chủ các cơ sở và người lao động làm thuê tại cơ sở (thu mua) tạm trữ thủy sản có kho đông, kho lạnh, cơ sở chế biến nước mắm, làm mắm tôm, các cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tạm dừng sản xuất do nguồn nước biển bị ô nhiễm tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Đối với lượng thủy sản đang lưu trong các kho lạnh, kho cấp đông chưa tiêu thụ được thì tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm. Các lô hàng đảm bảo an toàn thực phẩm thì cấp giấy xác nhận đảm bảo an toàn thực phẩm để lưu thông, tiêu thụ. Các lô hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm thì tổ chức tiêu hủy theo quy định và hỗ trợ theo Quyết định 772/QĐ-TTg ngày 9/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với sản phẩm khai thác, nuôi trồng thủy sản sau thời điểm Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố chất lượng môi trường biển (ngày 22/8/2016): lấy mẫu giám sát công bố chất lượng an toàn thực phẩm để đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước.
Liên quan đến khoản bồi thường 500 triệu USD của Formosa, mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí cho hay, sau khi đã chuyển trước 250 triệu USD, phía Formosa đã hứa chuyển nốt phần còn lại trong ngày 28/8.