Thủ tướng định hướng việc dùng tiền bồi thường của Formosa
Đến cuối tháng 7 này, phải xây dựng được phương án xử lý khoản tiền bồi thường 11.500 tỷ của Formosa
“Khoản tiền Formosa bồi thường không phải dành để chi trực tiếp ngay các việc trước mắt, mà phải dành chủ yếu cho phát triển lâu dài, kế sinh nhai cho người dân bị thiệt hại”.
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sau khi Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) nhận trách nhiệm gây ra ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung và cam kết bồi thường 500 triệu USD.
Tại phiên họp Chính phủ sáng 1/7, Thủ tướng nhấn mạnh rằng, để đi đến những kết quả cuối cùng về việc công bố nguyên nhân gây ra sự cố cá chết miền Trung là một quá trình đấu tranh kiên quyết của các cơ quan chức năng Việt Nam, với một thái độ bình tĩnh, khoa học và thuyết phục.
Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh, sau khi phía Formosa đã nhận trách nhiệm và cam kết bồi thường, các bộ ngành liên quan, cụ thể là các bộ Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư cùng các địa phương phải nhanh chóng có chính sách đảm bảo hỗ trợ toàn diện cho ngư dân.
Đặc biệt là chính sách hỗ trợ cho ngư dân trong việc đánh bắt xa bờ của các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế bị ảnh hưởng trực tiếp đến sự cố môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra.
Thủ tướng giao Phó thủ tướng Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cùng chỉ đạo để cuối tháng 7 xây dựng được phương án xử lý khoản tiền bồi thường 11.500 tỷ của Formosa.
Thủ tướng lưu ý, khoản tiền trên phía Formosa cam kết sẽ chi trả ngay cho phía Việt Nam, do đó phải khẩn trương lên phương án sử dụng cho các mục đích khác nhau. Trước hết, đó là việc hỗ trợ lâu dài về sinh kế cho ngư dân.
“Các cơ quan chức năng phải chú trọng hỗ trợ theo hướng đầu tư cho chương trình đánh bắt xa bờ để mang lại hiệu quả dài lâu dài, có thể dùng vào việc giúp hạ lãi suất cho vay với người dân đầu tư tàu đánh bắt xa bờ chỉ còn 1-1,5%”, Thủ tướng nói.
Người đứng đầu Chính phủ cho hay, việc hỗ trợ cho ngư dân bao nhiêu, hỗ trợ đánh bắt xa bờ mức nào, cho quỹ bảo vệ môi trường bao nhiêu... sẽ được công bố cụ thể, minh bạch nhằm sử dụng hiệu quả số tiền đó.
Thủ tướng giao các bộ, ngành phải đề xuất hỗ trợ lãi suất cho người dân cụ thể, trong đó hỗ trợ doanh nghiệp bao nhiêu, hỗ trợ cho người dân bao nhiêu, quỹ tái xử lý môi trường là bao nhiêu.
Các bộ ngành cũng cần sớm có chính sách về việc hỗ trợ việc làm cho người dân các địa phương, vùng bị ảnh hưởng sau sự cố môi trường vừa qua.
Khép lại nội dung này, Thủ tướng nhấn mạnh: “Không phải vấn đề tiền bạc, mà chúng ta phải tạo ra môi trường đầu tư, thu hút đầu tư trong và nước ngoài. Tuy nhiên nếu các đơn vị tái diễn gây hủy hoại môi trường thì phải xử lý nghiêm. Ở đây tôi nói rõ, không phải vì đầu tư trong nước và nước ngoài mà chúng ta bỏ qua vấn đề môi trường, đánh đổi môi trường”.
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sau khi Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) nhận trách nhiệm gây ra ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung và cam kết bồi thường 500 triệu USD.
Tại phiên họp Chính phủ sáng 1/7, Thủ tướng nhấn mạnh rằng, để đi đến những kết quả cuối cùng về việc công bố nguyên nhân gây ra sự cố cá chết miền Trung là một quá trình đấu tranh kiên quyết của các cơ quan chức năng Việt Nam, với một thái độ bình tĩnh, khoa học và thuyết phục.
Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh, sau khi phía Formosa đã nhận trách nhiệm và cam kết bồi thường, các bộ ngành liên quan, cụ thể là các bộ Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư cùng các địa phương phải nhanh chóng có chính sách đảm bảo hỗ trợ toàn diện cho ngư dân.
Đặc biệt là chính sách hỗ trợ cho ngư dân trong việc đánh bắt xa bờ của các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế bị ảnh hưởng trực tiếp đến sự cố môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra.
Thủ tướng giao Phó thủ tướng Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cùng chỉ đạo để cuối tháng 7 xây dựng được phương án xử lý khoản tiền bồi thường 11.500 tỷ của Formosa.
Thủ tướng lưu ý, khoản tiền trên phía Formosa cam kết sẽ chi trả ngay cho phía Việt Nam, do đó phải khẩn trương lên phương án sử dụng cho các mục đích khác nhau. Trước hết, đó là việc hỗ trợ lâu dài về sinh kế cho ngư dân.
“Các cơ quan chức năng phải chú trọng hỗ trợ theo hướng đầu tư cho chương trình đánh bắt xa bờ để mang lại hiệu quả dài lâu dài, có thể dùng vào việc giúp hạ lãi suất cho vay với người dân đầu tư tàu đánh bắt xa bờ chỉ còn 1-1,5%”, Thủ tướng nói.
Người đứng đầu Chính phủ cho hay, việc hỗ trợ cho ngư dân bao nhiêu, hỗ trợ đánh bắt xa bờ mức nào, cho quỹ bảo vệ môi trường bao nhiêu... sẽ được công bố cụ thể, minh bạch nhằm sử dụng hiệu quả số tiền đó.
Thủ tướng giao các bộ, ngành phải đề xuất hỗ trợ lãi suất cho người dân cụ thể, trong đó hỗ trợ doanh nghiệp bao nhiêu, hỗ trợ cho người dân bao nhiêu, quỹ tái xử lý môi trường là bao nhiêu.
Các bộ ngành cũng cần sớm có chính sách về việc hỗ trợ việc làm cho người dân các địa phương, vùng bị ảnh hưởng sau sự cố môi trường vừa qua.
Khép lại nội dung này, Thủ tướng nhấn mạnh: “Không phải vấn đề tiền bạc, mà chúng ta phải tạo ra môi trường đầu tư, thu hút đầu tư trong và nước ngoài. Tuy nhiên nếu các đơn vị tái diễn gây hủy hoại môi trường thì phải xử lý nghiêm. Ở đây tôi nói rõ, không phải vì đầu tư trong nước và nước ngoài mà chúng ta bỏ qua vấn đề môi trường, đánh đổi môi trường”.