Bỏ thu phí bảo trì đường bộ với xe gắn máy?
"Nên chăng không thu phí bảo trì đường bộ xe gắn máy, vì số thu thấp mà mà chi phí để thu lại cao"
Nên chăng không thu phí bảo tri đường bộ xe gắn máy là vấn đề được Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, đại biểu Trần Văn đặt ra phiên giải trình về thực hiện chính sách pháp luật về phí và lệ phí, chiều 11/4.
Thu và sử dụng quỹ bảo trì đường bộ cũng là mối quan tâm của nhiều vị đại biểu khác.
Đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) hỏi trách nhiệm của ngành giao thông khi chưa làm tốt công tác tuyên truyền trong việc thu quỹ bảo trì đường bộ với xe gắn máy để tạo đồng thuận trong nhân dân.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết qua hơn một năm thực hiện quỹ bảo trì đường bộ cho thấy nguồn kinh phí cho công tác quản lý bảo trì đã được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng công tác này.
Ông Trường cụ thể hơn, việc thu phí qua ôtô thì giao cho các trạm đăng kiểm, năm 2013 thu xấp xỉ 5.500 tỷ đồng, 65% để lại Trung ương còn lại chuyển về địa phương. Nguồn thu từ xe máy thì để lại 100% cho địa phương, giao cho tỉnh thu. Tuy nhiên do cách tổ chức thu ở các địa phương không giống nhau, cấp phường xã còn lúng túng nên mới đạt được 20% (500 tỷ trên 2.600 tỷ đồng).
Các khoản chi đều công khai,có địa chỉ cụ thể, hiện đang đề nghị kiểm toán để có giải pháp tốt hơn và khi sửa đổi thì chắc chắn nhân dân sẽ đồng tình cao hơn, ông Trường khẳng định.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Đinh Văn Nhã băn khoăn khi phản ánh ý kiến của cử tri rằng liệu phí có chồng lên phí hay không khi đã đóng phí theo đầu phương tiện mà vẫn phải nộp phí tại các trạm thu phí mà sắp tới sẽ ngày càng nhiều lên.
Lo ngại rằng việc sử dụng quỹ chỉ qua hội đồng thì có đảm bảo chặt chẽ hay không cũng là ý kiến cử tri được ông Nhã nêu ra.
Theo Thứ trưởng Trường, với hình thức BOT trên quốc lộ 1, cứ cách 70 km cho phép lập một trạm thu phí thì toàn quốc lộ 1 có 17 trạm thu phí. Và theo tính toán của Bộ thì một xe tải 20 tấn đi từ Tp.HCM ra Hà nội thì mất phí khoảng từ 1,5 đến 1,7 triệu đồng, cũng không phải cao lắm.
Quỹ bảo trì đường bộ thu chỉ để bảo trì cho các đoạn đường không theo hình thức BOT, còn đoạn BOT thì nhà đầu tư phải bảo trì, nên như thế không phải là phí chồng phí, ông Trường quả quyết.
Có hiện tượng phí chồng phí hay không khi duy trì trạm thu phí BOT cũng là vấn đề từng được Chính phủ lý giải khi báo cáo Quốc hội tình hình quản lý, sử dụng quỹ bảo trì đường bộ tại kỳ họp giữa năm 2013.
Theo quan điểm của Chính phủ, vì phí sử dụng đường bộ thu trên đầu phương tiện dùng để chi cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ do ngân sách nhà nước đầu tư, còn phí sử dụng đường bộ thu trực tiếp tại các trạm BOT dùng để chi cho công tác quản lý, bảo trì và hoàn vốn đầu tư đường bộ do các nhà đầu tư BOT đã đầu tư. Do đó, không có hiện tượng phí chồng phí.
Về quản lý quỹ, tại phiên giải trình, Thứ trưởng Trường khẳng định, quỹ thực chất được quản lý như ngân sách, đều minh bạch công khai trên website của Bộ Giao thông vận tải.
"Sau hơn một năm hoạt động thì mục tiêu đặt ra khi lập quỹ có đạt được không. Thu phí xe máy chưa đạt kết quả, nên chăng không thu phí bảo trì đường bộ xe gắn máy, vì số thu thấp mà mà chi phí để thu lại cao", đại biểu Trần Văn nói.
"Khi chưa có quỹ thì một năm ngân sách cấp từ 3 đến 5 tỷ cho một tỉnh, sau khi có quỹ thì có từ 35 đến 40 tỷ đồng, nên quỹ là cứu cánh rất lớn về hạ tầng cho các địa phương", ông Trường đáp.
Về ý kiến không thu phí bảo trì đường bộ xe gắn máy, Thứ trưởng Trường cho hay, cần thiết thì sẽ xin ý kiến thêm, có thể số tiền không lớn nhưng thể hiện sự đóng góp của dân vào hạ tầng giao thông.
Thu và sử dụng quỹ bảo trì đường bộ cũng là mối quan tâm của nhiều vị đại biểu khác.
Đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) hỏi trách nhiệm của ngành giao thông khi chưa làm tốt công tác tuyên truyền trong việc thu quỹ bảo trì đường bộ với xe gắn máy để tạo đồng thuận trong nhân dân.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết qua hơn một năm thực hiện quỹ bảo trì đường bộ cho thấy nguồn kinh phí cho công tác quản lý bảo trì đã được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng công tác này.
Ông Trường cụ thể hơn, việc thu phí qua ôtô thì giao cho các trạm đăng kiểm, năm 2013 thu xấp xỉ 5.500 tỷ đồng, 65% để lại Trung ương còn lại chuyển về địa phương. Nguồn thu từ xe máy thì để lại 100% cho địa phương, giao cho tỉnh thu. Tuy nhiên do cách tổ chức thu ở các địa phương không giống nhau, cấp phường xã còn lúng túng nên mới đạt được 20% (500 tỷ trên 2.600 tỷ đồng).
Các khoản chi đều công khai,có địa chỉ cụ thể, hiện đang đề nghị kiểm toán để có giải pháp tốt hơn và khi sửa đổi thì chắc chắn nhân dân sẽ đồng tình cao hơn, ông Trường khẳng định.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Đinh Văn Nhã băn khoăn khi phản ánh ý kiến của cử tri rằng liệu phí có chồng lên phí hay không khi đã đóng phí theo đầu phương tiện mà vẫn phải nộp phí tại các trạm thu phí mà sắp tới sẽ ngày càng nhiều lên.
Lo ngại rằng việc sử dụng quỹ chỉ qua hội đồng thì có đảm bảo chặt chẽ hay không cũng là ý kiến cử tri được ông Nhã nêu ra.
Theo Thứ trưởng Trường, với hình thức BOT trên quốc lộ 1, cứ cách 70 km cho phép lập một trạm thu phí thì toàn quốc lộ 1 có 17 trạm thu phí. Và theo tính toán của Bộ thì một xe tải 20 tấn đi từ Tp.HCM ra Hà nội thì mất phí khoảng từ 1,5 đến 1,7 triệu đồng, cũng không phải cao lắm.
Quỹ bảo trì đường bộ thu chỉ để bảo trì cho các đoạn đường không theo hình thức BOT, còn đoạn BOT thì nhà đầu tư phải bảo trì, nên như thế không phải là phí chồng phí, ông Trường quả quyết.
Có hiện tượng phí chồng phí hay không khi duy trì trạm thu phí BOT cũng là vấn đề từng được Chính phủ lý giải khi báo cáo Quốc hội tình hình quản lý, sử dụng quỹ bảo trì đường bộ tại kỳ họp giữa năm 2013.
Theo quan điểm của Chính phủ, vì phí sử dụng đường bộ thu trên đầu phương tiện dùng để chi cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ do ngân sách nhà nước đầu tư, còn phí sử dụng đường bộ thu trực tiếp tại các trạm BOT dùng để chi cho công tác quản lý, bảo trì và hoàn vốn đầu tư đường bộ do các nhà đầu tư BOT đã đầu tư. Do đó, không có hiện tượng phí chồng phí.
Về quản lý quỹ, tại phiên giải trình, Thứ trưởng Trường khẳng định, quỹ thực chất được quản lý như ngân sách, đều minh bạch công khai trên website của Bộ Giao thông vận tải.
"Sau hơn một năm hoạt động thì mục tiêu đặt ra khi lập quỹ có đạt được không. Thu phí xe máy chưa đạt kết quả, nên chăng không thu phí bảo trì đường bộ xe gắn máy, vì số thu thấp mà mà chi phí để thu lại cao", đại biểu Trần Văn nói.
"Khi chưa có quỹ thì một năm ngân sách cấp từ 3 đến 5 tỷ cho một tỉnh, sau khi có quỹ thì có từ 35 đến 40 tỷ đồng, nên quỹ là cứu cánh rất lớn về hạ tầng cho các địa phương", ông Trường đáp.
Về ý kiến không thu phí bảo trì đường bộ xe gắn máy, Thứ trưởng Trường cho hay, cần thiết thì sẽ xin ý kiến thêm, có thể số tiền không lớn nhưng thể hiện sự đóng góp của dân vào hạ tầng giao thông.