Bộ trưởng Bộ Tài chính: Giá điện, xăng dầu tăng như vậy vẫn lỗ
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh sáng nay (24/2) đã có bài phát biểu giải thích về mức tăng giá điện và xăng dầu
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh sáng nay (24/2) đã có bài phát biểu giải thích về mức tăng giá điện và xăng dầu. Trước đó, thông tin về đợt điều chỉnh này là giá điện tăng 165 đồng/KWh; xăng A92 tăng thêm 2.900 đồng/lít…
Tại hội nghị trực tuyến với 63 địa phương triển khai nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, người đứng đầu Bộ Tài chính cho biết, mức độ tác động vào lạm phát của đợt điều chỉnh giá xăng dầu và điện lần này, chỉ tính một vòng trực tiếp, vào khoảng 1,03%.
Tuy nhiên, do tác động của các nguyên liệu đầu vào sản xuất quan trọng này còn theo nhiều vòng và tác động tâm lý, Bộ trưởng Bộ Tài chính dự báo mức độ tác động sẽ vào khoảng 2%.
Nói về lý do điều chỉnh lần này, Bộ trưởng Ninh cho biết, giá các mặt hàng đầu vào sản xuất như điện, xăng vốn bị kìm hãm quá lâu khiến hạch toán nền kinh tế bị méo mó, khó thu hút đầu tư, gây ra mất cung cầu, dẫn tới buôn lậu và sử dụng lãng phí.
Với việc kìm giá trong thời gian qua, tính đến 31/12/2010 ngành điện đã lỗ xấp xỉ 28 nghìn tỷ đồng, chưa kể hoạch toán treo về tỷ giá và thanh toán lưới điện nông thôn, Bộ trưởng nói.
Nếu để giá như hiện nay đến hết năm 2011 thì sẽ lỗ thêm khoảng 29,5 nghìn tỷ nữa. Và như vậy, số lỗ sẽ lên đến trên 57 nghìn tỷ đồng thì nền kinh tế không thể chịu đựng được, ngành điện cũng không chịu đựng được.
Nếu điều chỉnh lần này để ngành điện không lỗ, đi theo thị trường một lần thì phải điều chỉnh tăng 62%, tương đương với 668 đồng/KWh. Tuy nhiên, mức điều chỉnh như vậy là quá lớn, gây sốc cho nền kinh tế.
Vì vậy tại đợt điều chỉnh lần này, một số biện pháp hỗ trợ ngành điện tiếp tục được thực hiện như lùi khấu hao 90% và chỉ tính 10%; điều chỉnh giá bán than cho điện chỉ tăng 5%, tức là mới bằng 32-52% giá bán lẻ trong nước, bằng 28-32% giá xuất khẩu; tạm thời chưa thu một số khoản thu của nhà nước như phí dịch vụ môi trường; tạm khoanh lại toàn bộ lỗ cũ để xử lý dần.
Ngoài ra, ngành điện về cơ bản tiếp tục không có lãi và Nhà nước chấp nhận lỗ một mức độ nhất định, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Trên tình thần như vậy, giá điện lần này điều chỉnh tăng 165 đồng/KWh, chỉ bằng khoảng 24,7% mức cần điều chỉnh. “Đây là bước đi chưa được 1/3”, ông Ninh nói.
Đối với mặt hàng xăng dầu, hiện giá xăng dầu thế giới đã tăng 29% trong khi giá bán lẻ trong nước không tăng. Có thể nói, ngành xăng dầu đã lỗ 16,4 nghìn tỷ đồng, trong đó lùi thuế khoảng 10 nghìn tỷ đồng; sử dụng quỹ bình ổn giá mất 6,4 nghìn tỷ đồng.
“Tiếp tục kéo dài tình trạng này thì xăng dầu sẽ lỗ rất lớn, chưa biết là bao nhiêu nếu giá xăng dầu tiếp tục tăng lên”, Bộ trưởng Ninh thừa nhận.
Hiện nay, mức thuế suất của nhà nước đối với các mặt hàng xăng dầu chỉ còn 2% đối với dầu hỏa và mazut, còn lại tất cả là 0%. Trong điều kiện bình thường, ông Ninh cho biết phải thu khoảng 20% giá nhập khẩu.
So sánh với một số nước trong khu vực, giá xăng của Việt Nam đang ở mức 16.400 đồng/lít trong khi Lào là 24.352 đồng/lít; Campuchia là 23.200 đồng/lít; Trung Quốc là 22.500 đồng/lít; Singapore là 30.600 đồng/lít… Chênh lệnh này gây ra buôn lậu vô cùng lớn, ông Ninh cho biết.
Cũng theo Bộ trưởng, nếu điều chỉnh đủ ngay một lần thì giá xăng phải tăng khoảng 34-45% so với mức giá hiện nay. Tuy nhiên, điều chỉnh lần này nhà nước tiếp tục không thu thuế; doanh nghiệp tạm thời không tính lãi; lỗ cũ tạm thời khoanh lại để hạn chế một phần biên độ tăng giá.
Như vậy, giá xăng tại đợt điều chỉnh lần này sẽ lăng lên 19.300 đồng/lít, tức là tăng 2.900 đồng/lít so với trước. “Nếu điều chỉnh để xăng dầu để không lỗ và đi theo thị trường thì xăng phải tăng khoảng 6.500 đồng/lít nữa. Mức điều chỉnh lần này chỉ bằng 44% so với mức phải điều chỉnh”, ông Ninh cho hay.
Cụ thể, với dầu diezel, mức điều chỉnh là từ 14.750 đồng/lít lên 18.300 đồng/lít, tăng thêm khoảng 3.600 đồng/lít và bằng khoảng 56% mức đáng ra phải điều chỉnh; dầu hỏa từ 15.100 đồng/lít lên 18.200 đồng/lít, tăng thêm 3.100 đồng/lít và bằng 46,3% mức cần điều chỉnh; dầu mazut từ 12.690 đồng/lít lên 14.800 đồng/lít, tăng thêm khoảng 2.110 đồng/lít, bằng 48,7% mức cần điều chỉnh.
Tại hội nghị trực tuyến với 63 địa phương triển khai nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, người đứng đầu Bộ Tài chính cho biết, mức độ tác động vào lạm phát của đợt điều chỉnh giá xăng dầu và điện lần này, chỉ tính một vòng trực tiếp, vào khoảng 1,03%.
Tuy nhiên, do tác động của các nguyên liệu đầu vào sản xuất quan trọng này còn theo nhiều vòng và tác động tâm lý, Bộ trưởng Bộ Tài chính dự báo mức độ tác động sẽ vào khoảng 2%.
Nói về lý do điều chỉnh lần này, Bộ trưởng Ninh cho biết, giá các mặt hàng đầu vào sản xuất như điện, xăng vốn bị kìm hãm quá lâu khiến hạch toán nền kinh tế bị méo mó, khó thu hút đầu tư, gây ra mất cung cầu, dẫn tới buôn lậu và sử dụng lãng phí.
Với việc kìm giá trong thời gian qua, tính đến 31/12/2010 ngành điện đã lỗ xấp xỉ 28 nghìn tỷ đồng, chưa kể hoạch toán treo về tỷ giá và thanh toán lưới điện nông thôn, Bộ trưởng nói.
Nếu để giá như hiện nay đến hết năm 2011 thì sẽ lỗ thêm khoảng 29,5 nghìn tỷ nữa. Và như vậy, số lỗ sẽ lên đến trên 57 nghìn tỷ đồng thì nền kinh tế không thể chịu đựng được, ngành điện cũng không chịu đựng được.
Nếu điều chỉnh lần này để ngành điện không lỗ, đi theo thị trường một lần thì phải điều chỉnh tăng 62%, tương đương với 668 đồng/KWh. Tuy nhiên, mức điều chỉnh như vậy là quá lớn, gây sốc cho nền kinh tế.
Vì vậy tại đợt điều chỉnh lần này, một số biện pháp hỗ trợ ngành điện tiếp tục được thực hiện như lùi khấu hao 90% và chỉ tính 10%; điều chỉnh giá bán than cho điện chỉ tăng 5%, tức là mới bằng 32-52% giá bán lẻ trong nước, bằng 28-32% giá xuất khẩu; tạm thời chưa thu một số khoản thu của nhà nước như phí dịch vụ môi trường; tạm khoanh lại toàn bộ lỗ cũ để xử lý dần.
Ngoài ra, ngành điện về cơ bản tiếp tục không có lãi và Nhà nước chấp nhận lỗ một mức độ nhất định, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Trên tình thần như vậy, giá điện lần này điều chỉnh tăng 165 đồng/KWh, chỉ bằng khoảng 24,7% mức cần điều chỉnh. “Đây là bước đi chưa được 1/3”, ông Ninh nói.
Đối với mặt hàng xăng dầu, hiện giá xăng dầu thế giới đã tăng 29% trong khi giá bán lẻ trong nước không tăng. Có thể nói, ngành xăng dầu đã lỗ 16,4 nghìn tỷ đồng, trong đó lùi thuế khoảng 10 nghìn tỷ đồng; sử dụng quỹ bình ổn giá mất 6,4 nghìn tỷ đồng.
“Tiếp tục kéo dài tình trạng này thì xăng dầu sẽ lỗ rất lớn, chưa biết là bao nhiêu nếu giá xăng dầu tiếp tục tăng lên”, Bộ trưởng Ninh thừa nhận.
Hiện nay, mức thuế suất của nhà nước đối với các mặt hàng xăng dầu chỉ còn 2% đối với dầu hỏa và mazut, còn lại tất cả là 0%. Trong điều kiện bình thường, ông Ninh cho biết phải thu khoảng 20% giá nhập khẩu.
So sánh với một số nước trong khu vực, giá xăng của Việt Nam đang ở mức 16.400 đồng/lít trong khi Lào là 24.352 đồng/lít; Campuchia là 23.200 đồng/lít; Trung Quốc là 22.500 đồng/lít; Singapore là 30.600 đồng/lít… Chênh lệnh này gây ra buôn lậu vô cùng lớn, ông Ninh cho biết.
Cũng theo Bộ trưởng, nếu điều chỉnh đủ ngay một lần thì giá xăng phải tăng khoảng 34-45% so với mức giá hiện nay. Tuy nhiên, điều chỉnh lần này nhà nước tiếp tục không thu thuế; doanh nghiệp tạm thời không tính lãi; lỗ cũ tạm thời khoanh lại để hạn chế một phần biên độ tăng giá.
Như vậy, giá xăng tại đợt điều chỉnh lần này sẽ lăng lên 19.300 đồng/lít, tức là tăng 2.900 đồng/lít so với trước. “Nếu điều chỉnh để xăng dầu để không lỗ và đi theo thị trường thì xăng phải tăng khoảng 6.500 đồng/lít nữa. Mức điều chỉnh lần này chỉ bằng 44% so với mức phải điều chỉnh”, ông Ninh cho hay.
Cụ thể, với dầu diezel, mức điều chỉnh là từ 14.750 đồng/lít lên 18.300 đồng/lít, tăng thêm khoảng 3.600 đồng/lít và bằng khoảng 56% mức đáng ra phải điều chỉnh; dầu hỏa từ 15.100 đồng/lít lên 18.200 đồng/lít, tăng thêm 3.100 đồng/lít và bằng 46,3% mức cần điều chỉnh; dầu mazut từ 12.690 đồng/lít lên 14.800 đồng/lít, tăng thêm khoảng 2.110 đồng/lít, bằng 48,7% mức cần điều chỉnh.