Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Nhân Cơ, Tân Rai sẽ là mô hình tốt”
Những lo ngại về môi trường khi khai thác bauxite qua giải thích của Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên
Sáng 27/5, là bộ trưởng đầu tiên đăng đàn tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên khẳng định: “Sẽ cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình để làm sao các dự án khai thác bauxite Nhân Cơ, Tân Rai sẽ là những mô hình thực hiện tốt về môi trường, để sau này tổng kết, đánh giá nhân rộng”.
Theo ông Nguyên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được giao nhiệm vụ kiểm tra giám sát để xây dựng mẫu một mô hình của Tân Rai và Nhân Cơ để từ đó xem xét có mở rộng tiếp hay không. Và bộ này cũng đã thẩm định và đánh giá rất chặt chẽ báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án này.
"Ý kiến của các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng và Nhà nước, những nhà khoa học đóng góp về vấn đề môi trường, bộ đã tiếp thu đầy đủ và chỉ đạo Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam bổ sung vào báo cáo đánh giá tác động môi trường, bảo đảm chắc chắn và có hiệu quả tốt", ông Nguyên nói.
Cụ thể hơn, xung quanh vấn đề về hoàn thổ, Bộ đã đề nghị chia ra khai thác với 3 quy mô (7ha, 10 ha, 20 ha) và sau mỗi một quy mô thì hoàn thổ ngay và hoàn thổ xong mới khai thác tiếp.
Hiện Tập đoàn Than - Khoáng sản (TKV) đã thành lập một công ty lâm sinh và đang cùng với Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng lấy đất chuẩn bị làm thí điểm, ông Nguyên cho biết.
Trước ý kiến lo lắng của nhiều đại biểu Quốc hội về việc bùn đỏ - chất thải từ quá trình khai thác bauxite - có thể sẽ ảnh hưởng đến vùng hạ lưu của miền Trung cũng như Đông Nam Bộ, ông Nguyên khẳng định đã thẩm định và làm rất kĩ. Toàn bộ chất thải sẽ được thu hồi và tái hoàn lại, sẽ không để tình trạng nước đỏ chảy xuống dưới vùng hạ lưu.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyên cũng nói, cách giải quyết bùn đỏ hiện tại là của những công nghệ, kĩ thuật trước năm 2000. "Báo cáo tác động môi trường đã duyệt rất kĩ về vấn đề bùn đỏ, nhưng để có triển khai thực hiện tốt hay không là việc thực thi, tôi cho đó là vấn đề hết sức quan trọng", Bộ trưởng Nguyên nói.
Với thực tế như vậy, theo ông Nguyên thì KTV phải tính toán lại vốn đầu tư. Với vốn đầu tư trước đây cho Tân Rai, TKV tính toán cỡ vào khoảng 25 triệu USD để giải quyết toàn bộ vấn đề môi trường, nhưng với những yêu cầu bổ sung ngặt nghèo và khắt khe thì TKV chắc chắn phải tính toán lại công nghệ của mình và chắc chắn phải bổ sung thêm kinh phí.
Bộ Tài Nguyên và Môi trường cũng đã thành lập một tổ chuyên giám sát tất cả các hạng mục của công trình này.
Trước đây sau khi đánh giá xong báo cáo đánh giá tác động, chủ doanh nghiệp cứ thế thực hiện và cuối cùng trước khi khởi công vận hành nhà máy, ngành môi trường có vào kiểm tra. Nhiều khi chưa đạt yêu cầu cũng châm trước cho để hoạt động nhà máy. Nhưng lần này tổ giám sát được thành lập ngay từ đầu giám sát từ khâu thiết kế, thi công và các khâu, hoàn thành từng bước một.
“Tôi nói ví dụ, khai thác 10 ha mà không hoàn thổ thì dứt khoát tổ giám sát sẽ không cho mở mỏ để khai thác 10 ha tiếp.Như thế để thấy rằng, chủ trương chỉ đạo với một quyết tâm rất cao và rất là chặt chẽ”, ông Nguyên nhấn mạnh.
Kết thúc bài phát biểu với thời lượng bị giới hạn, Bộ trưởng Nguyên nói: “Vấn đề môi trường là vấn đề hết sức phức tạp, nhạy cảm ở một vùng cao như vậy. Trong báo cáo tác động môi trường và trong chỉ đạo sắp tới Bộ sẽ cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình để làm sao các dự án khai thác bauxite Nhân Cơ, Tân Rai sẽ là những mô hình thực hiện tốt về môi trường để sau này tổng kết, đánh giá nhân rộng ra”.
Trước đó, ý kiến phát biểu của một số đại biểu Quốc hội, đặc biệt là của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, đã bày tỏ những quan ngại lớn về vấn đề môi trường khi các dự án khai thác bauxite, trong đó có Tân Rai, Nhân Cơ đi vào hoạt động.
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết lo ngại vì khi đọc trong báo cáo của Chính phủ thấy nói là sẽ xây các hồ chứa nước trên Tây Nguyên vì đằng nào nước cũng chảy xuống Đồng Nai rồi ra biển. Nhưng hiện nay đồng bằng Nam Bộ đang khát nước và lượng nước của sông Mê Kông đang giảm xuống, nếu bây giờ trên đó xây các hồ, đập như vậy thì liệu có ảnh hưởng đến đồng bằng Nam Bộ không?
Còn với bùn đỏ, đại biểu Thuyết cho rằng phải tính thật kỹ vì với lượng alumin sản xuất ra thì từ năm 2015 mỗi năm thải ra 10 triệu tấn bùn đỏ và hết đời của dự án là thải ra 1,5 tỷ tấn, và đấy là những quả “bom” bùn treo trên đồng bằng Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Theo ông Nguyên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được giao nhiệm vụ kiểm tra giám sát để xây dựng mẫu một mô hình của Tân Rai và Nhân Cơ để từ đó xem xét có mở rộng tiếp hay không. Và bộ này cũng đã thẩm định và đánh giá rất chặt chẽ báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án này.
"Ý kiến của các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng và Nhà nước, những nhà khoa học đóng góp về vấn đề môi trường, bộ đã tiếp thu đầy đủ và chỉ đạo Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam bổ sung vào báo cáo đánh giá tác động môi trường, bảo đảm chắc chắn và có hiệu quả tốt", ông Nguyên nói.
Cụ thể hơn, xung quanh vấn đề về hoàn thổ, Bộ đã đề nghị chia ra khai thác với 3 quy mô (7ha, 10 ha, 20 ha) và sau mỗi một quy mô thì hoàn thổ ngay và hoàn thổ xong mới khai thác tiếp.
Hiện Tập đoàn Than - Khoáng sản (TKV) đã thành lập một công ty lâm sinh và đang cùng với Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng lấy đất chuẩn bị làm thí điểm, ông Nguyên cho biết.
Trước ý kiến lo lắng của nhiều đại biểu Quốc hội về việc bùn đỏ - chất thải từ quá trình khai thác bauxite - có thể sẽ ảnh hưởng đến vùng hạ lưu của miền Trung cũng như Đông Nam Bộ, ông Nguyên khẳng định đã thẩm định và làm rất kĩ. Toàn bộ chất thải sẽ được thu hồi và tái hoàn lại, sẽ không để tình trạng nước đỏ chảy xuống dưới vùng hạ lưu.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyên cũng nói, cách giải quyết bùn đỏ hiện tại là của những công nghệ, kĩ thuật trước năm 2000. "Báo cáo tác động môi trường đã duyệt rất kĩ về vấn đề bùn đỏ, nhưng để có triển khai thực hiện tốt hay không là việc thực thi, tôi cho đó là vấn đề hết sức quan trọng", Bộ trưởng Nguyên nói.
Với thực tế như vậy, theo ông Nguyên thì KTV phải tính toán lại vốn đầu tư. Với vốn đầu tư trước đây cho Tân Rai, TKV tính toán cỡ vào khoảng 25 triệu USD để giải quyết toàn bộ vấn đề môi trường, nhưng với những yêu cầu bổ sung ngặt nghèo và khắt khe thì TKV chắc chắn phải tính toán lại công nghệ của mình và chắc chắn phải bổ sung thêm kinh phí.
Bộ Tài Nguyên và Môi trường cũng đã thành lập một tổ chuyên giám sát tất cả các hạng mục của công trình này.
Trước đây sau khi đánh giá xong báo cáo đánh giá tác động, chủ doanh nghiệp cứ thế thực hiện và cuối cùng trước khi khởi công vận hành nhà máy, ngành môi trường có vào kiểm tra. Nhiều khi chưa đạt yêu cầu cũng châm trước cho để hoạt động nhà máy. Nhưng lần này tổ giám sát được thành lập ngay từ đầu giám sát từ khâu thiết kế, thi công và các khâu, hoàn thành từng bước một.
“Tôi nói ví dụ, khai thác 10 ha mà không hoàn thổ thì dứt khoát tổ giám sát sẽ không cho mở mỏ để khai thác 10 ha tiếp.Như thế để thấy rằng, chủ trương chỉ đạo với một quyết tâm rất cao và rất là chặt chẽ”, ông Nguyên nhấn mạnh.
Kết thúc bài phát biểu với thời lượng bị giới hạn, Bộ trưởng Nguyên nói: “Vấn đề môi trường là vấn đề hết sức phức tạp, nhạy cảm ở một vùng cao như vậy. Trong báo cáo tác động môi trường và trong chỉ đạo sắp tới Bộ sẽ cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình để làm sao các dự án khai thác bauxite Nhân Cơ, Tân Rai sẽ là những mô hình thực hiện tốt về môi trường để sau này tổng kết, đánh giá nhân rộng ra”.
Trước đó, ý kiến phát biểu của một số đại biểu Quốc hội, đặc biệt là của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, đã bày tỏ những quan ngại lớn về vấn đề môi trường khi các dự án khai thác bauxite, trong đó có Tân Rai, Nhân Cơ đi vào hoạt động.
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết lo ngại vì khi đọc trong báo cáo của Chính phủ thấy nói là sẽ xây các hồ chứa nước trên Tây Nguyên vì đằng nào nước cũng chảy xuống Đồng Nai rồi ra biển. Nhưng hiện nay đồng bằng Nam Bộ đang khát nước và lượng nước của sông Mê Kông đang giảm xuống, nếu bây giờ trên đó xây các hồ, đập như vậy thì liệu có ảnh hưởng đến đồng bằng Nam Bộ không?
Còn với bùn đỏ, đại biểu Thuyết cho rằng phải tính thật kỹ vì với lượng alumin sản xuất ra thì từ năm 2015 mỗi năm thải ra 10 triệu tấn bùn đỏ và hết đời của dự án là thải ra 1,5 tỷ tấn, và đấy là những quả “bom” bùn treo trên đồng bằng Nam Bộ và Nam Trung Bộ.