Bộ trưởng Tài chính: “Nợ công và bội chi rất nan giải”
Nợ công và bội chi là vấn đề rất nan giải của năm nay, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhắc đi nhắc lại
Nợ công và bội chi là vấn đề rất nan giải của năm nay, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhắc đi nhắc lại tại phiên họp chiều 11/7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Báo cáo tình hình ngân sách 2016, Chính phủ thêm một lần khẳng định quản lý kiểm soát chặt chẽ nợ công trong giới hạn cho phép.
Một trong các giải pháp là xây dựng đề án và triển khai giải pháp cơ cấu lại danh mục nợ công theo hướng bền vững, phương án huy động và trả nợ trong điều kiện Việt Nam dừng nhận các khoản vay ưu đãi từ Hiệp hội phát triển quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới.
Về bội chi, báo cáo nêu, năm 2016 Quốc hội quyết định là 254 ngàn tỷ đồng, ước thực hiện 6 tháng là 85,6 ngàn tỷ đồng, bằng 33,7% dự toán năm.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng phân tích, kết quả tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm nay thấp xa so với cùng kỳ năm trước đã ảnh hưởng rất lớn đến tài chính - ngân sách, bởi thu chi đều trên tinh thần GDP tăng 6,7%. Vì thế nếu đạt được mức này thì mọi việc sẽ ổn, ông Dũng nhấn mạnh.
Giá trị GDP không đạt, theo Bộ trưởng tác động rất hệ trọng đến bội chi và nợ công, vì mẫu số bé đi thì tỷ lệ tăng lên. Đây là vấn đề rất nan giải, Bộ trưởng lo lắng.
Nói thêm về mức độ khó khăn của tăng trưởng GDP, Bộ trưởng Dũng đề cập yếu tố tiến độ giải ngân vốn xây dựng cơ bản chậm và cho biết đã kiến nghị tăng cường giải ngân nhanh hơn trong thời gian tới. Và, có thể coi đây là dư địa cho tăng trưởng.
Vẫn liên quan đến nợ công và bội chi, Bộ trưởng Dũng giải trình thêm nhận định của Ủy ban Kinh tế là nợ công và nợ bảo lãnh Chính phủ tăng cao.
Theo Bộ trưởng thì chưa nên đưa ra nhận định này trong lúc này, vì Chính phủ vẫn đang điều hành trong phạm vi được phép, giới hạn đang thấp so với con số được Quốc hội thông qua.
Nhưng, ông Dũng vẫn thêm một lần nhấn mạnh gốc của vấn đề vẫn là GDP, nếu không đạt được chỉ tiêu này thì nguy cơ với nợ công và bội chi là rất cao.
Bộ trưởng nhấn mạnh rằng rất sốt ruột nhưng vẫn phải bình tĩnh. Và Chính phủ thống nhất là từ nay đến cuối năm vẫn còn dư địa để phấn đấu tăng GDP 6,7%.
Trước đó, trong phiên họp buổi sáng, khi trình bày báo cáo của Chính phủ, cũng chính Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói, năm 2016 GDP tăng 6,7% là điều “khó xảy ra”.
Báo cáo tình hình ngân sách 2016, Chính phủ thêm một lần khẳng định quản lý kiểm soát chặt chẽ nợ công trong giới hạn cho phép.
Một trong các giải pháp là xây dựng đề án và triển khai giải pháp cơ cấu lại danh mục nợ công theo hướng bền vững, phương án huy động và trả nợ trong điều kiện Việt Nam dừng nhận các khoản vay ưu đãi từ Hiệp hội phát triển quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới.
Về bội chi, báo cáo nêu, năm 2016 Quốc hội quyết định là 254 ngàn tỷ đồng, ước thực hiện 6 tháng là 85,6 ngàn tỷ đồng, bằng 33,7% dự toán năm.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng phân tích, kết quả tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm nay thấp xa so với cùng kỳ năm trước đã ảnh hưởng rất lớn đến tài chính - ngân sách, bởi thu chi đều trên tinh thần GDP tăng 6,7%. Vì thế nếu đạt được mức này thì mọi việc sẽ ổn, ông Dũng nhấn mạnh.
Giá trị GDP không đạt, theo Bộ trưởng tác động rất hệ trọng đến bội chi và nợ công, vì mẫu số bé đi thì tỷ lệ tăng lên. Đây là vấn đề rất nan giải, Bộ trưởng lo lắng.
Nói thêm về mức độ khó khăn của tăng trưởng GDP, Bộ trưởng Dũng đề cập yếu tố tiến độ giải ngân vốn xây dựng cơ bản chậm và cho biết đã kiến nghị tăng cường giải ngân nhanh hơn trong thời gian tới. Và, có thể coi đây là dư địa cho tăng trưởng.
Vẫn liên quan đến nợ công và bội chi, Bộ trưởng Dũng giải trình thêm nhận định của Ủy ban Kinh tế là nợ công và nợ bảo lãnh Chính phủ tăng cao.
Theo Bộ trưởng thì chưa nên đưa ra nhận định này trong lúc này, vì Chính phủ vẫn đang điều hành trong phạm vi được phép, giới hạn đang thấp so với con số được Quốc hội thông qua.
Nhưng, ông Dũng vẫn thêm một lần nhấn mạnh gốc của vấn đề vẫn là GDP, nếu không đạt được chỉ tiêu này thì nguy cơ với nợ công và bội chi là rất cao.
Bộ trưởng nhấn mạnh rằng rất sốt ruột nhưng vẫn phải bình tĩnh. Và Chính phủ thống nhất là từ nay đến cuối năm vẫn còn dư địa để phấn đấu tăng GDP 6,7%.
Trước đó, trong phiên họp buổi sáng, khi trình bày báo cáo của Chính phủ, cũng chính Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói, năm 2016 GDP tăng 6,7% là điều “khó xảy ra”.