Bộ trưởng Thăng giải thích việc mua 13 đoàn tàu Trung Quốc
“Vì việc mua đoàn tàu của Trung Quốc cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông mà tôi đã nhận được rất nhiều tin nhắn”
Tại cuộc gặp mặt báo chí hôm 9/6, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho hay ông từng “nhận nhiều điện thoại, e-mail, tin nhắn liên quan đến việc mua lô tàu Trung Quốc cho tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông”.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, dự án được thực hiện theo hiệp định được ký giữa chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2008.
“Vì việc mua đoàn tàu của Trung Quốc cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông mà tôi đã nhận được rất nhiều tin nhắn, trong đó có tin nhắn đe dọa, có tin nhắn đề nghị, có tin nhắn khuyên giải là đừng mua đoàn tàu của Trung Quốc. Thậm chí có người còn đặt câu hỏi với tôi, hay là có vấn đề gì với Trung Quốc?”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Theo Bộ trưởng, theo hiệp định đã ký, Trung Quốc là nước cho vay thông qua ngân hàng xuất nhập khẩu của Trung Quốc, đồng thời hiệp định cũng có nhiều điều kiện ràng buộc khác, nên "không thể muốn thay đổi là có thể thay đổi được".
“Theo hiệp định này, phía Trung Quốc tài trợ vốn, các nhà thầu thi công, giám sát, thiết bị cũng là của Trung Quốc. Ngay cả việc nhà thầu Trung Quốc rất yếu kém, tôi đã nhiều lần muốn thay nhà thầu, nhưng cũng không thể thay được, bởi đó là điều kiện trong hiệp định”, ông nói.
Bộ trưởng cũng giải thích, không chỉ riêng đối với Trung Quốc, các dự án ODA của Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác cũng đều phải thực hiện theo nguyên tắc tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, thi công, cung cấp vật liệu thiết bị cũng phải là nhà thầu của các nước tài trợ vốn.
Trước đó, ban quản lý dự án đường sắt đã có tờ trình lên lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải về việc lựa chọn phương án thiết kế ngoại thất, nội thất của 13 đoàn tàu do Công ty TNHH Trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh (Trung Quốc) chế tạo, mỗi đoàn gồm 4 toa xe.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông dài 13 km, khổ 1.435 mm, tốc độ đoàn tàu 80 km/h, sử dụng vốn ODA Trung Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam.
Tổng mức đầu tư của dự án ban đầu là 552 triệu USD, sau đó đã được điều chỉnh lên 891 triệu USD.
Theo kế hoạch, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác thương mại vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, kế hoạch này có thể bị chậm lại do tình hình thi công hiện nay chưa đạt yêu cầu.
Cũng tại cuộc họp báo này, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã trần tình về các vấn đề nổi cộm của ngành hiện nay, bao gồm vấn đề an toàn giao thông, vấn đề hằn lún mặt đường, vấn đề kiểm soát tải trọng xe, vấn đề các trạm thu phí... Ông cho hay, cá nhân mình và Bộ Giao thông Vận tải đã và đang nỗ lực giải quyết từng vấn đề và mong nhận được sự sẻ chia của công luận.
Đối với vấn đề hằn lún mặt đường, Bộ trưởng cho biết, "đây là vấn đề đau đầu của ngành giao thông nhiều năm qua và hiện vẫn chưa có giải pháp xử lý triệt để, khiến cho "mỗi lần thông xe một dự án là lại thấy nơm nớp lo".
Trong khi đó, đối với vấn đề kiểm soát tải trọng xe, ông thừa nhận, mặc dù "cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, song hiệu quả chưa cao do đụng chạm đến nhiều người, nhiều nhóm lợi ích khác nhau".
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, dự án được thực hiện theo hiệp định được ký giữa chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2008.
“Vì việc mua đoàn tàu của Trung Quốc cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông mà tôi đã nhận được rất nhiều tin nhắn, trong đó có tin nhắn đe dọa, có tin nhắn đề nghị, có tin nhắn khuyên giải là đừng mua đoàn tàu của Trung Quốc. Thậm chí có người còn đặt câu hỏi với tôi, hay là có vấn đề gì với Trung Quốc?”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Theo Bộ trưởng, theo hiệp định đã ký, Trung Quốc là nước cho vay thông qua ngân hàng xuất nhập khẩu của Trung Quốc, đồng thời hiệp định cũng có nhiều điều kiện ràng buộc khác, nên "không thể muốn thay đổi là có thể thay đổi được".
“Theo hiệp định này, phía Trung Quốc tài trợ vốn, các nhà thầu thi công, giám sát, thiết bị cũng là của Trung Quốc. Ngay cả việc nhà thầu Trung Quốc rất yếu kém, tôi đã nhiều lần muốn thay nhà thầu, nhưng cũng không thể thay được, bởi đó là điều kiện trong hiệp định”, ông nói.
Bộ trưởng cũng giải thích, không chỉ riêng đối với Trung Quốc, các dự án ODA của Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác cũng đều phải thực hiện theo nguyên tắc tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, thi công, cung cấp vật liệu thiết bị cũng phải là nhà thầu của các nước tài trợ vốn.
Trước đó, ban quản lý dự án đường sắt đã có tờ trình lên lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải về việc lựa chọn phương án thiết kế ngoại thất, nội thất của 13 đoàn tàu do Công ty TNHH Trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh (Trung Quốc) chế tạo, mỗi đoàn gồm 4 toa xe.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông dài 13 km, khổ 1.435 mm, tốc độ đoàn tàu 80 km/h, sử dụng vốn ODA Trung Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam.
Tổng mức đầu tư của dự án ban đầu là 552 triệu USD, sau đó đã được điều chỉnh lên 891 triệu USD.
Theo kế hoạch, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác thương mại vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, kế hoạch này có thể bị chậm lại do tình hình thi công hiện nay chưa đạt yêu cầu.
Cũng tại cuộc họp báo này, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã trần tình về các vấn đề nổi cộm của ngành hiện nay, bao gồm vấn đề an toàn giao thông, vấn đề hằn lún mặt đường, vấn đề kiểm soát tải trọng xe, vấn đề các trạm thu phí... Ông cho hay, cá nhân mình và Bộ Giao thông Vận tải đã và đang nỗ lực giải quyết từng vấn đề và mong nhận được sự sẻ chia của công luận.
Đối với vấn đề hằn lún mặt đường, Bộ trưởng cho biết, "đây là vấn đề đau đầu của ngành giao thông nhiều năm qua và hiện vẫn chưa có giải pháp xử lý triệt để, khiến cho "mỗi lần thông xe một dự án là lại thấy nơm nớp lo".
Trong khi đó, đối với vấn đề kiểm soát tải trọng xe, ông thừa nhận, mặc dù "cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, song hiệu quả chưa cao do đụng chạm đến nhiều người, nhiều nhóm lợi ích khác nhau".