Bộ trưởng Thăng ủng hộ tăng kiểm soát vốn dự án giao thông
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước ra chỉ thị yêu cầu tăng cường kiểm soát rủi ro trong cấp vốn với các dự án giao thông
Cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng tham dự và phát biểu tại lễ ký thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) với Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).
Phát biểu của ông Thăng đặt trong bối cảnh chào mừng và ủng hộ sự hợp tác toàn diện giữa hai doanh nghiệp tiêu biểu của ngành ngân hàng và giao thông vận tải.
Nhưng có lẽ phát biểu của ông được chú ý hơn, khi vào ngày 15/7 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước ra chỉ thị yêu cầu các ngân hàng thương mại tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông.
Nhu cầu vốn rất lớn
Mặt khác, Bộ trưởng Thăng cũng trực tiếp đề cập đến mối quan hệ giữa hai ngành, nhất là trong hoạt động cho vay, trong phát biểu nói trên.
Theo người đứng đầu ngành giao thông vận tải, những năm qua hệ thống ngân hàng đã có nhiều hỗ trợ cho lĩnh vực mà ông quản lý, đặc biệt là trong đầu tư vốn để triển khai các dự án quan trọng, góp phần phát triển và nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông trên cả nước, theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Ngoài ra, Bộ trưởng Thăng cũng nhấn mạnh, chính sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, của các ngân hàng thương mại liên quan đã giúp Bộ Giao thông Vận tải thực hiện quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp trực thuộc.
Điển hình cho sự phối hợp và hỗ trợ này là quá trình tái cơ cấu Vinashin và Vinalines trong suốt những năm qua.
Trong thời gian tới, nhu cầu vốn và đầu tư phát triển hạ tầng giao thông còn rất lớn, gắn với vai trò và hỗ trợ vốn từ các ngân hàng thương mại. Hiện Bộ Giao thông Vận tải đang chuẩn bị đầu tư 50 dự án giao thông với tổng mức đầu tư lên tới khoảng 160.000 tỷ đồng.
Còn theo dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến 31/12/2014, tổng mức cam kết cấp tín dụng đối với lĩnh vực giao thông của các tổ chức tín dụng là 114.837 tỷ đồng, trong đó các dự án BOT, BT giao thông với mức cam kết cấp tín dụng là 88.007 tỷ đồng.
Một số ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay đối với các dự án BOT giao thông, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của ngân hàng.
Trao đổi với báo giới về chỉ thị yêu cầu các ngân hàng thương mại tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông của Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, ông ủng hộ chỉ thị này nhằm sàng lọc các dự án. Bộ Giao thông Vận Tải chỉ ủng hộ các nhà đầu tư làm các dự án BOT khả thi về tài chính, có khả năng trả được nợ.
5 lý do tăng kiểm soát
Về phía Ngân hàng Nhà nước, qua diễn biến cho vay của hệ thống cũng như thực tế giám sát, có 5 lý do họ đưa ra khi ban hành chỉ thị nói trên.
Theo cơ quan này, quá trình cho vay thời gian qua bộc lộ một số bất cập, các tổ chức tín dụng chưa đánh giá đầy đủ những rủi ro liên quan.
Thứ nhất, năng lực tài chính của một số nhà đầu tư còn yếu kém, tham gia đầu tư đồng thời nhiều dự án, không đủ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án theo đúng cam kết dẫn đến phải dừng thực hiện dự án.
Thứ hai, nhiều dự án bị chậm tiến độ do năng lực thi công của nhà thầu không đáp ứng yêu cầu.
Thứ ba, tiến độ giải phóng mặt bằng chậm, dẫn tới chi phí lãi vay tăng, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả dự án và khả năng trả nợ.
Thứ tư, trong quá trình thực hiện dự án bị tăng tổng mức đầu tư ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, cũng như khả năng thu xếp nguồn vốn để tiếp tục thực hiện dự án và trả nợ ngân hàng.
Thứ năm, các dự án BOT, BT giao thông thường có tổng mức đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài (thường từ 10 - 20 năm), trong khi đó nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng chủ yếu là ngắn hạn dễ ảnh hưởng tiêu cực tới vấn đề thanh khoản.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, việc cho vay dài hạn đối với các dự án giao thông còn gặp các rủi ro liên quan đến chất lượng công trình, nguồn thu phí… Trong trường hợp doanh thu thực tế không đạt như dự kiến dẫn đến các chủ đầu tư khó khăn về nguồn trả nợ, tổ chức cho vay phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ (có thể xem là nợ xấu), phải tăng trích lập dự phòng và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Phát biểu của ông Thăng đặt trong bối cảnh chào mừng và ủng hộ sự hợp tác toàn diện giữa hai doanh nghiệp tiêu biểu của ngành ngân hàng và giao thông vận tải.
Nhưng có lẽ phát biểu của ông được chú ý hơn, khi vào ngày 15/7 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước ra chỉ thị yêu cầu các ngân hàng thương mại tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông.
Nhu cầu vốn rất lớn
Mặt khác, Bộ trưởng Thăng cũng trực tiếp đề cập đến mối quan hệ giữa hai ngành, nhất là trong hoạt động cho vay, trong phát biểu nói trên.
Theo người đứng đầu ngành giao thông vận tải, những năm qua hệ thống ngân hàng đã có nhiều hỗ trợ cho lĩnh vực mà ông quản lý, đặc biệt là trong đầu tư vốn để triển khai các dự án quan trọng, góp phần phát triển và nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông trên cả nước, theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Ngoài ra, Bộ trưởng Thăng cũng nhấn mạnh, chính sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, của các ngân hàng thương mại liên quan đã giúp Bộ Giao thông Vận tải thực hiện quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp trực thuộc.
Điển hình cho sự phối hợp và hỗ trợ này là quá trình tái cơ cấu Vinashin và Vinalines trong suốt những năm qua.
Trong thời gian tới, nhu cầu vốn và đầu tư phát triển hạ tầng giao thông còn rất lớn, gắn với vai trò và hỗ trợ vốn từ các ngân hàng thương mại. Hiện Bộ Giao thông Vận tải đang chuẩn bị đầu tư 50 dự án giao thông với tổng mức đầu tư lên tới khoảng 160.000 tỷ đồng.
Còn theo dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến 31/12/2014, tổng mức cam kết cấp tín dụng đối với lĩnh vực giao thông của các tổ chức tín dụng là 114.837 tỷ đồng, trong đó các dự án BOT, BT giao thông với mức cam kết cấp tín dụng là 88.007 tỷ đồng.
Một số ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay đối với các dự án BOT giao thông, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của ngân hàng.
Trao đổi với báo giới về chỉ thị yêu cầu các ngân hàng thương mại tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông của Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, ông ủng hộ chỉ thị này nhằm sàng lọc các dự án. Bộ Giao thông Vận Tải chỉ ủng hộ các nhà đầu tư làm các dự án BOT khả thi về tài chính, có khả năng trả được nợ.
5 lý do tăng kiểm soát
Về phía Ngân hàng Nhà nước, qua diễn biến cho vay của hệ thống cũng như thực tế giám sát, có 5 lý do họ đưa ra khi ban hành chỉ thị nói trên.
Theo cơ quan này, quá trình cho vay thời gian qua bộc lộ một số bất cập, các tổ chức tín dụng chưa đánh giá đầy đủ những rủi ro liên quan.
Thứ nhất, năng lực tài chính của một số nhà đầu tư còn yếu kém, tham gia đầu tư đồng thời nhiều dự án, không đủ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án theo đúng cam kết dẫn đến phải dừng thực hiện dự án.
Thứ hai, nhiều dự án bị chậm tiến độ do năng lực thi công của nhà thầu không đáp ứng yêu cầu.
Thứ ba, tiến độ giải phóng mặt bằng chậm, dẫn tới chi phí lãi vay tăng, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả dự án và khả năng trả nợ.
Thứ tư, trong quá trình thực hiện dự án bị tăng tổng mức đầu tư ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, cũng như khả năng thu xếp nguồn vốn để tiếp tục thực hiện dự án và trả nợ ngân hàng.
Thứ năm, các dự án BOT, BT giao thông thường có tổng mức đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài (thường từ 10 - 20 năm), trong khi đó nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng chủ yếu là ngắn hạn dễ ảnh hưởng tiêu cực tới vấn đề thanh khoản.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, việc cho vay dài hạn đối với các dự án giao thông còn gặp các rủi ro liên quan đến chất lượng công trình, nguồn thu phí… Trong trường hợp doanh thu thực tế không đạt như dự kiến dẫn đến các chủ đầu tư khó khăn về nguồn trả nợ, tổ chức cho vay phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ (có thể xem là nợ xấu), phải tăng trích lập dự phòng và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.