Bộ trưởng Vinh: “Chúng tôi đã làm hết mình vì doanh nghiệp”
Tất cả 6 nghị định cùng 3 thông tư hướng dẫn hai luật Đầu tư và Doanh nghiệp đều đã được ban hành
“Chúng tôi đã làm hết mình vì doanh nghiệp”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định trước khoảng 500 nhà đầu tư trong và ngoài nước tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2015 (VBF) sáng 1/12.
Ở vị trí chủ tọa, song ông Vinh cũng là người đầu tiên phản hồi ý kiến từ diễn đàn, về lĩnh vực ông đang phụ trách.
Trước đó, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Úc tại Việt Nam (AusCham) cho rằng, điều đáng khích lệ là Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đã được soạn thảo dựa trên cơ sở thu thập ý kiến từ cộng đồng các nhà đầu tư.
Nhưng, đại diện AusCham quan ngại, trên phương diện thực tiễn, luật sẽ không hiệu quả nếu không có các nghị định và thông tư hướng dẫn rõ ràng cho các nhà đầu tư và cho các cơ quan quản lý để thi hành theo chủ trương của Chính phủ.
“Chúng tôi hy vọng rằng các nghị định cụ thể hướng dẫn Luật Đầu tư sẽ được ban hành đồng thời tạo cơ hội cho phía cộng đồng doanh nghiệp được đóng góp ý kiến, trước ngày 1/7/2015. Tuy nhiên, cho đến nay, không có nghị định nào được ban hành”, đại diện AusCham phản ánh.
Chia sẻ với sự sốt ruột của doanh nghiệp, Bộ trưởng Vinh nhấn mạnh đây là hai dự án luật không chỉ có cách tiếp cận phù hợp với Hiến pháp 2013 - tức là doanh nghiệp và người dân được làm tất cả những gì luật pháp không cấm - mà còn chọn cách làm vô cùng khó.
Đó là từ chọn cho - cho cái gì ghi trong luật, cái gì không cho thì đi hỏi và đi xin - sang chọn bỏ. Chọn bỏ có nghĩa là cái gì không cho thì ghi vào trong luật và chỉ có luật pháp mới được hạn chế, còn cái gì không ghi trong luật thì đều được làm cả.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh đây là cách vô cùng khó làm, hiện nay nhiều nước chưa làm được. Khó ở chỗ luật thì chọn bỏ nhưng một số hiệp định song phương và đa phương cũng vẫn là chọn cho, vậy nên công bố ngành nghề nào cấm thì nhiều bộ chuyên ngành chưa làm được.
Nhưng, Bộ trưởng cũng “vui mừng thông báo” là sau rất nhiều tháng nỗ lực thì đến nay tất cả 6 nghị định cùng 3 thông tư hướng dẫn hai luật nói trên đều đã đươc ban hành. Trong đó, nghị định cuối cùng vừa được bạn hành cách đây hơn một tuần và có thể các doanh nghiệp chưa tiếp cận được. Như thế là Bộ đã không còn nợ văn bản nào của hai luật này.
Với các vấn đề khác liên quan đến thủ tục hành chính trong đăng ký kinh doanh, đầu tư, được các nhà đầu tư nước ngoài nêu, Bộ trưởng Vinh cũng đều có các câu trả lời rõ ràng với cam kết sẽ thông thoáng và minh bạch tối đa.
Dù vậy, Bộ trưởng cũng lưu ý là doanh nghiệp được kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, nhưng cũng cần có thông tin với cơ quan quản lý nhà nước là kinh doanh cái gì để từ đó nhà nước làm cơ sở xây dựng cơ chế, chính sách.
Sau Bộ trưởng Vinh, các vị đại diện một số bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đều trực tiếp hồi âm các vấn đề được các hiệp hội doanh nghiệp nêu, với tinh thần tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho cộng đồng doanh nghiệp.
Thay mặt Chính phủ, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh bày tỏ vui mừng khi số lượng các doanh nghiệp tham dự diễn đàn đã vượt cả con số đăng ký, chứng tỏ sự quan tâm của các nhà đầu tư với nền kinh tế Việt Nam.
Theo Phó thủ tướng, Việt Nam chuẩn bị kết thúc kế hoạch 5 năm 2011- 2015 với kết quả phát triển kinh tế ấn tượng của năm 2015 với GDP có thể trên 6,2 đến 6,4%.
Kết quả này, Phó thủ tướng nhấn mạnh là không thể không nhắc đến sự cố gắng của các nhà đầu tư nước ngoài. Ông cũng đánh giá rất cao các kiến nghị thẳng thắn mang tính xây dựng của các hiệp hội doanh nghiệp tại diễn đàn này.
Bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp tái cơ cấu chính bản thân mình, Phó thủ tướng cũng cam kết sẽ “kề vai sát cánh, lắng nghe để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, sửa đổi cơ chế chính sách để bảo đảm quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư”.
Ở vị trí chủ tọa, song ông Vinh cũng là người đầu tiên phản hồi ý kiến từ diễn đàn, về lĩnh vực ông đang phụ trách.
Trước đó, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Úc tại Việt Nam (AusCham) cho rằng, điều đáng khích lệ là Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đã được soạn thảo dựa trên cơ sở thu thập ý kiến từ cộng đồng các nhà đầu tư.
Nhưng, đại diện AusCham quan ngại, trên phương diện thực tiễn, luật sẽ không hiệu quả nếu không có các nghị định và thông tư hướng dẫn rõ ràng cho các nhà đầu tư và cho các cơ quan quản lý để thi hành theo chủ trương của Chính phủ.
“Chúng tôi hy vọng rằng các nghị định cụ thể hướng dẫn Luật Đầu tư sẽ được ban hành đồng thời tạo cơ hội cho phía cộng đồng doanh nghiệp được đóng góp ý kiến, trước ngày 1/7/2015. Tuy nhiên, cho đến nay, không có nghị định nào được ban hành”, đại diện AusCham phản ánh.
Chia sẻ với sự sốt ruột của doanh nghiệp, Bộ trưởng Vinh nhấn mạnh đây là hai dự án luật không chỉ có cách tiếp cận phù hợp với Hiến pháp 2013 - tức là doanh nghiệp và người dân được làm tất cả những gì luật pháp không cấm - mà còn chọn cách làm vô cùng khó.
Đó là từ chọn cho - cho cái gì ghi trong luật, cái gì không cho thì đi hỏi và đi xin - sang chọn bỏ. Chọn bỏ có nghĩa là cái gì không cho thì ghi vào trong luật và chỉ có luật pháp mới được hạn chế, còn cái gì không ghi trong luật thì đều được làm cả.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh đây là cách vô cùng khó làm, hiện nay nhiều nước chưa làm được. Khó ở chỗ luật thì chọn bỏ nhưng một số hiệp định song phương và đa phương cũng vẫn là chọn cho, vậy nên công bố ngành nghề nào cấm thì nhiều bộ chuyên ngành chưa làm được.
Nhưng, Bộ trưởng cũng “vui mừng thông báo” là sau rất nhiều tháng nỗ lực thì đến nay tất cả 6 nghị định cùng 3 thông tư hướng dẫn hai luật nói trên đều đã đươc ban hành. Trong đó, nghị định cuối cùng vừa được bạn hành cách đây hơn một tuần và có thể các doanh nghiệp chưa tiếp cận được. Như thế là Bộ đã không còn nợ văn bản nào của hai luật này.
Với các vấn đề khác liên quan đến thủ tục hành chính trong đăng ký kinh doanh, đầu tư, được các nhà đầu tư nước ngoài nêu, Bộ trưởng Vinh cũng đều có các câu trả lời rõ ràng với cam kết sẽ thông thoáng và minh bạch tối đa.
Dù vậy, Bộ trưởng cũng lưu ý là doanh nghiệp được kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, nhưng cũng cần có thông tin với cơ quan quản lý nhà nước là kinh doanh cái gì để từ đó nhà nước làm cơ sở xây dựng cơ chế, chính sách.
Sau Bộ trưởng Vinh, các vị đại diện một số bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đều trực tiếp hồi âm các vấn đề được các hiệp hội doanh nghiệp nêu, với tinh thần tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho cộng đồng doanh nghiệp.
Thay mặt Chính phủ, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh bày tỏ vui mừng khi số lượng các doanh nghiệp tham dự diễn đàn đã vượt cả con số đăng ký, chứng tỏ sự quan tâm của các nhà đầu tư với nền kinh tế Việt Nam.
Theo Phó thủ tướng, Việt Nam chuẩn bị kết thúc kế hoạch 5 năm 2011- 2015 với kết quả phát triển kinh tế ấn tượng của năm 2015 với GDP có thể trên 6,2 đến 6,4%.
Kết quả này, Phó thủ tướng nhấn mạnh là không thể không nhắc đến sự cố gắng của các nhà đầu tư nước ngoài. Ông cũng đánh giá rất cao các kiến nghị thẳng thắn mang tính xây dựng của các hiệp hội doanh nghiệp tại diễn đàn này.
Bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp tái cơ cấu chính bản thân mình, Phó thủ tướng cũng cam kết sẽ “kề vai sát cánh, lắng nghe để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, sửa đổi cơ chế chính sách để bảo đảm quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư”.