Bộ trưởng Y tế mong cử tri nhìn nhận khoan dung
Không thể chất vấn trực tiếp, từ đầu kỳ họp đã có 10 đại biểu gửi văn bản “truy” trách nhiệm Bộ trưởng Y tế
Dù không có tên trong danh sách trả lời chất vấn trực tiếp, song sáng nay (19/11), Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã đăng đàn ít phút, sau khi một số vị đại biểu đề cập đến những vấn đề bức xúc có liên quan đến ngành y, đặc biệt là sự xuống cấp về y đức.
Theo Bộ trưởng, vấn đề y đức, đặc biệt là vụ thẩm mỹ viện Cát Tường, dù nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp, dù khách quan hay chủ quan thì người đứng đầu Bộ Y tế đều có liên quan trách nhiệm.
"Vụ Cát Tường là sự mất nhân tính chứ không chỉ là đạo đức ngành y, nó đã gây đau đớn cho tất cả ngành y, tất cả cán bộ y tế đều không tin đó là sự thật", bà Tiến nói.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, đây là một lần cảnh tỉnh toàn bộ ngành y tế vượt qua khó khăn và quyết tâm sửa chữa những yếu kém, khuyết điểm. Bộ cũng đang biên soạn tài liệu về đạo đức ứng xử nghề nghiệp ngành y.
"Nhiều người hỏi là tại sao cần phải có quy định riêng, vì ngành nào cũng cần có đạo đức, nhưng vì đặc thù của nghề thầy thuốc, chúng tôi vẫn quyết tâm ban hành", Bộ trưởng thể hiện quyết tâm.
Người đứng đầu ngành y tế cũng cho biết đã thiết lập đường dây nóng cả ba cấp, người dân có thể gọi trực tiếp để phản ánh. "Riêng thời gian qua đã nhận hơn một ngàn cuộc gọi, 50% người dân phản ánh thái độ không tốt của nhân viên y tế", Bộ trưởng cho hay.
Một công việc cũng được bà Tiến nhấn mạnh là lần đầu tiên trong lịch sử của ngành, đã tổ chức 11 lớp quy tắc ứng xử đạo đức cho 6.000 cán bộ.
"Chúng tôi cảm nhận sâu sắc là y đức là vấn đề rất lớn. Mong đại biểu và cử tri có cái nhìn khoan dung và toàn diện hơn, bởi hàng năm với khối lượng rất lớn các ca khám chữa bệnh thì chắc chắn có tai biến và có cán bộ y tế “con sâu làm rầu nồi canh”, Bộ trưởng nói.
Không thể chất vấn trực tiếp, từ đầu kỳ họp đã có 10 đại biểu gửi văn bản “truy” trách nhiệm Bộ trưởng Y tế.
Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ, viên chức ngành y tế đã có nhiều cố gắng trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhiều y bác sỹ đã hết lòng phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng và kính trọng…, một vị phó đoàn chuyên trách viết.
Và sau hai chữ “tuy nhiên”, ông viết tiếp, gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin một bộ phận không nhỏ đội ngũ y, bác sỹ về y đức và trách nhiệm đã xuống cấp rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Điển hình một số vụ việc như: việc nhân bản kết quả xét nghiệm tại bệnh viện Hoài Đức; việc ăn bớt vắcxin ở Hà Nội; việc tiêm vaccine quá đát ở Phú Yên; việc trích ngừa gây tử vong 3 cháu ở Quảng Trị; làm hồ sơ giả rút tiền bảo hiểm y tế tại một số bệnh viện ở Tp.HCM. Mới đây là vụ một bác sỹ ở bệnh viện Bạch Mai phẫu thuật thẩm mỹ ở cơ sở thẩm mỹ Cát Tường gây chết người rồi vứt xác xuống sông… làm cho dư luận xã hội cực kỳ phẫn nộ về đạo đức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sỹ.
"Vậy xin hỏi: Bộ trưởng có giải pháp gì mang tính đột phá để khắc phục, ngăn chặn, đẩy lùi việc xuống cấp về đạo đức của ngành y? Thời gian là bao lâu? Nếu không khắc phục được tình trạng trên, thì Bộ trưởng sẽ hành động như thế nào để cử tri cả nước tin tưởng vào lời hứa của Bộ trưởng?".
Vị trưởng đoàn khác nêu, trong thời gian qua, báo chí đã nêu hàng loạt scandal liên quan đến ngành y như: vụ copy kết quả xét nghiệm máu, vụ “ăn cắp” rút bớt vaccine gây tử vong, vấn nạn “phong bì”. Đây là vấn đề nhức nhối, gây tâm lý hoang mang, bất bình và đáng lo ngại trong xã hội.
"Với trách nhiệm của mình, đề nghị đồng chí Bộ trưởng cho biết đã có giải pháp gì để chấn chỉnh tình trạng trên?", ông viết tiếp.
Đến từ giới báo chí, một vị đại biểu nêu tại phiếu chất vấn rằng, ngành y thời gian qua gặp quá nhiều "sự cố" có hiệu ứng xã hội xấu liên quan đến y đức của người thày thuốc, đỉnh điểm là vụ bác sĩ bệnh viện Bạch Mai mở trung tâm thẩm mỹ, ném xác bệnh nhân - nạn nhân của mình xuống sông phi tang. Bản thân Bộ trưởng, cán bộ ngành y đã có các phát biểu được báo chí đăng tải, nhưng ít thấy có những hành động, biện pháp xử lý mạnh mẽ.
"Xin hỏi Bộ trưởng, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng xuống cấp y đức nghiêm trọng đến vậy? Trách nhiệm của Bộ Y tế, của cá nhân Bộ trưởng đến đâu? Liệu có thể nói rằng ai làm người nấy chịu?", đại biểu này chất vấn.
Một trong số các vị đại biểu đã nhận được trả lời của Bộ trưởng Tiến cho biết, ông không hài lòng, vì câu trả lời về trách nhiệm của Bộ trưởng chưa thỏa đáng.
Theo Bộ trưởng, vấn đề y đức, đặc biệt là vụ thẩm mỹ viện Cát Tường, dù nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp, dù khách quan hay chủ quan thì người đứng đầu Bộ Y tế đều có liên quan trách nhiệm.
"Vụ Cát Tường là sự mất nhân tính chứ không chỉ là đạo đức ngành y, nó đã gây đau đớn cho tất cả ngành y, tất cả cán bộ y tế đều không tin đó là sự thật", bà Tiến nói.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, đây là một lần cảnh tỉnh toàn bộ ngành y tế vượt qua khó khăn và quyết tâm sửa chữa những yếu kém, khuyết điểm. Bộ cũng đang biên soạn tài liệu về đạo đức ứng xử nghề nghiệp ngành y.
"Nhiều người hỏi là tại sao cần phải có quy định riêng, vì ngành nào cũng cần có đạo đức, nhưng vì đặc thù của nghề thầy thuốc, chúng tôi vẫn quyết tâm ban hành", Bộ trưởng thể hiện quyết tâm.
Người đứng đầu ngành y tế cũng cho biết đã thiết lập đường dây nóng cả ba cấp, người dân có thể gọi trực tiếp để phản ánh. "Riêng thời gian qua đã nhận hơn một ngàn cuộc gọi, 50% người dân phản ánh thái độ không tốt của nhân viên y tế", Bộ trưởng cho hay.
Một công việc cũng được bà Tiến nhấn mạnh là lần đầu tiên trong lịch sử của ngành, đã tổ chức 11 lớp quy tắc ứng xử đạo đức cho 6.000 cán bộ.
"Chúng tôi cảm nhận sâu sắc là y đức là vấn đề rất lớn. Mong đại biểu và cử tri có cái nhìn khoan dung và toàn diện hơn, bởi hàng năm với khối lượng rất lớn các ca khám chữa bệnh thì chắc chắn có tai biến và có cán bộ y tế “con sâu làm rầu nồi canh”, Bộ trưởng nói.
Không thể chất vấn trực tiếp, từ đầu kỳ họp đã có 10 đại biểu gửi văn bản “truy” trách nhiệm Bộ trưởng Y tế.
Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ, viên chức ngành y tế đã có nhiều cố gắng trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhiều y bác sỹ đã hết lòng phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng và kính trọng…, một vị phó đoàn chuyên trách viết.
Và sau hai chữ “tuy nhiên”, ông viết tiếp, gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin một bộ phận không nhỏ đội ngũ y, bác sỹ về y đức và trách nhiệm đã xuống cấp rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Điển hình một số vụ việc như: việc nhân bản kết quả xét nghiệm tại bệnh viện Hoài Đức; việc ăn bớt vắcxin ở Hà Nội; việc tiêm vaccine quá đát ở Phú Yên; việc trích ngừa gây tử vong 3 cháu ở Quảng Trị; làm hồ sơ giả rút tiền bảo hiểm y tế tại một số bệnh viện ở Tp.HCM. Mới đây là vụ một bác sỹ ở bệnh viện Bạch Mai phẫu thuật thẩm mỹ ở cơ sở thẩm mỹ Cát Tường gây chết người rồi vứt xác xuống sông… làm cho dư luận xã hội cực kỳ phẫn nộ về đạo đức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sỹ.
"Vậy xin hỏi: Bộ trưởng có giải pháp gì mang tính đột phá để khắc phục, ngăn chặn, đẩy lùi việc xuống cấp về đạo đức của ngành y? Thời gian là bao lâu? Nếu không khắc phục được tình trạng trên, thì Bộ trưởng sẽ hành động như thế nào để cử tri cả nước tin tưởng vào lời hứa của Bộ trưởng?".
Vị trưởng đoàn khác nêu, trong thời gian qua, báo chí đã nêu hàng loạt scandal liên quan đến ngành y như: vụ copy kết quả xét nghiệm máu, vụ “ăn cắp” rút bớt vaccine gây tử vong, vấn nạn “phong bì”. Đây là vấn đề nhức nhối, gây tâm lý hoang mang, bất bình và đáng lo ngại trong xã hội.
"Với trách nhiệm của mình, đề nghị đồng chí Bộ trưởng cho biết đã có giải pháp gì để chấn chỉnh tình trạng trên?", ông viết tiếp.
Đến từ giới báo chí, một vị đại biểu nêu tại phiếu chất vấn rằng, ngành y thời gian qua gặp quá nhiều "sự cố" có hiệu ứng xã hội xấu liên quan đến y đức của người thày thuốc, đỉnh điểm là vụ bác sĩ bệnh viện Bạch Mai mở trung tâm thẩm mỹ, ném xác bệnh nhân - nạn nhân của mình xuống sông phi tang. Bản thân Bộ trưởng, cán bộ ngành y đã có các phát biểu được báo chí đăng tải, nhưng ít thấy có những hành động, biện pháp xử lý mạnh mẽ.
"Xin hỏi Bộ trưởng, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng xuống cấp y đức nghiêm trọng đến vậy? Trách nhiệm của Bộ Y tế, của cá nhân Bộ trưởng đến đâu? Liệu có thể nói rằng ai làm người nấy chịu?", đại biểu này chất vấn.
Một trong số các vị đại biểu đã nhận được trả lời của Bộ trưởng Tiến cho biết, ông không hài lòng, vì câu trả lời về trách nhiệm của Bộ trưởng chưa thỏa đáng.