Bộ trưởng Y tế: “Tôi đăng ký hiến tạng là chuyện bình thường”
“Chuyện tôi đăng ký hiến tạng là chuyện bình thường của mỗi con người, mỗi công dân”
“Tôi đăng ký hiến tạng năm 2013, khi đó có ai biết gì đâu”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, sau khi thông tin bà đăng ký hiến tạng được công khai trên truyền hình tối 26/10.
Bộ trưởng cũng khẳng định, bà không phải là trường hợp đặc biệt, duy nhất, mà có rất nhiều người cũng sẵn sàng hiến tạng.
Nhu cầu rất lớn
Thưa Bộ trưởng, bà có thể nói thêm về phong trào hiến tạng hiện nay?
Hiện nay, nhu cầu được ghép tạng ở các bệnh nhân suy tạng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo như bệnh ung thư, bệnh mắt… rất nhiều. Có hàng trăm nghìn người có nhu cầu được ghép tạng và cũng chỉ có biện pháp đó mới có thể cứu chữa được.
Trong khi đó, kỹ thuật ghép tạng của Việt Nam giờ rất phát triển, chúng ta làm được hầu hết các ca ghép tạng phức tạp, không thua kém gì nhiều nước có nền y học phát triển. Nhưng khó khăn lớn nhất bây giờ là nguồn tạng hiến.
Hiện tại ở Việt Nam, số nạn nhân bị tai nạn giao thông, chết não rất nhiều nhưng vì gia đình không cho, không đồng ý, nên ngành y cũng không làm gì được. Nguồn tạng trọn vẹn và tốt nhất vẫn là từ người cho bị chết não. Mấy ngày vừa rồi, riêng tại bệnh viện Việt Đức cũng có hàng chục trường hợp bệnh nhân đã chết não, nhưng cũng không thể vận động được gia đình nào cho tạng.
Trong khi ở các nước phương Tây, những người đăng ký hiến tạng rất phổ biến, cơ sở y tế sẽ lấy ngay tạng của những người chẳng may gặp nạn này để ghép cho những người bệnh đang chờ được ghép.
Nếu không có giấy đăng ký hiến tạng thì rất ít người nhà nạn nhân chết não chấp nhận cho và khi đó bác sĩ cũng bó tay. Việt Nam chưa có văn hoá cho đi phần thân thể của người chết. Còn người sống như anh em ruột hiến cho nhau thì chỉ cho được thận, một chút của gan khi có thể thôi.
Với việc đăng ký hiến tạng, Bộ trưởng muốn vượt góp phần “phá” rào cản văn hoá, tâm lý, thậm chí và đời sống tâm linh trong xã hội Việt Nam?
Chúng tôi đã nhờ nhiều sư thầy, nhiều chức sắc tôn giáo như các linh mục, hoà thượng cùng tham gia chương trình vận động để người dân thấy rằng, triết lý của các giáo phái tôn giáo đều khuyến khích con người làm thiện nguyện, gạt bỏ quan điểm lo ngại là người chết mất thây thì không được siêu thoát.
Chính trong đạo Phật, các hoà thượng đã nói là càng làm việc nhân đức như hiến tạng thì càng mau được siêu thoát.
Thực tế thì người cho đi phần cơ thể mình để cứu người khác sau khi chết, thì chính người chết đó cũng thanh thản, vì bản thân chết một cách có ý nghĩa, để lại lợi ích cho xã hội. Người nhà thay vì chứng kiến toàn bộ thân xác người thân của mình bị chôn vùi hoặc thiêu huỷ thì như nếu giác mạc được hiến sẽ vẫn có thể gặp lại người thân qua ánh mắt của người được ghép giác mạc, vẫn thấy được nhịp đập của con em mình trong lồng ngực người được ghép....
Người được ghép thì có sự sống. Ngành y thì cũng vui mừng vì cứu được người. Như vậy rất nhiều người có được sự an ủi, hạnh phúc.
Bản thân là người đăng ký hiến tạng, Bộ trưởng có vượt qua được những trở ngại tâm lý, tâm linh như đã nói? Động cơ nào khiến bà đăng ký hiến tạng ngoài việc hành động với trách nhiệm của một Bộ trưởng Bộ Y tế?
Có gì mà trở ngại, e sợ, mình là người tư duy biện chứng mà như tôi đã nói, theo giáo lý phật giáo hay thiên chúa giáo, việc đó cũng được khuyến khích vì là làm việc thiện, việc nhân.
Cá nhân tôi đã xung phong làm Chủ tịch Hội Vận động hiến tạng và sau đó cũng được mọi người cũng thống nhất bầu. Quan điểm ban đầu là mong muốn đẩy nhanh phong trào lên thôi. Nhưng đằng sau việc này không chỉ là câu chuyện quản lý nhà nước mà là một người dân bình thường mình cũng làm như thế.
Chuyện tôi đăng ký hiến tạng là chuyện bình thường của mỗi con người, mỗi công dân. Nhưng khi làm quản lý nhà nước thì việc đó càng thôi thúc và cần thiết, cần đẩy nhanh, mạnh hơn việc này để có được nguồn tạng hiến ghép cho người bệnh.
Quyết định của bà có vấp phải sự lo ngại, can gián của gia đình, người thân?
Người nhà tôi cũng toàn là thầy thuốc nên càng ủng hộ chứ.
Còn ngay trong chương trình tối qua có anh Kim (Phó chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Vũ Trọng Kim - PV), anh ấy đã đứng lên xin đăng ký hiến tạng đấy.
Chuyện bình thường của mỗi con người
Bộ trưởng có dự định gì để phong trào hiến tạng phát triển mạnh hơn trong thời gian tới?
Chúng tôi có cả một hội vận động với số lượng thành viên rất lớn, trong đó có cả bộ phận công tác ở mặt trận tổ quốc, ở cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông, ban tuyên giáo, các thầy thuốc, các hoà thượng, linh mục ở các giáo phái tôn giáo… đại diện miền Bắc, Nam, Trung, với điểm tiếp cận đăng ký ở cả 3 miền, mỗi nơi có một số điện thoại đường dây nóng, nên việc này đã thành phong trào rộng khắp.
Cản trở hiện tại là văn hoá thì cần phải tuyên truyền để người dân hiểu thêm.
Có ý kiến cho rằng việc Bộ trưởng đăng ký hiến tạng có thể chỉ là “kỹ thuật” làm hình ảnh của một chính khách?
Không, tôi đăng ký hiến tạng năm 2013, khi đó không ai biết. Tôi đăng ký hiến tạng khi đó với mong muốn đẩy nhanh việc hiến ghép tạng.
Còn thông tin này chỉ được chia sẻ trong buổi phát động phong trào tối qua. Còn thực sự trước đó, trong danh sách hiến đã có rất nhiều người dân rồi.
Đêm qua chúng tôi đã tôn vinh rất nhiều người, họ sẵn sàng cho đi một trong hai quả thận đang sống trong cơ thể mình.
Tôi không phải là trường hợp đặc biệt, duy nhất gì cả. Chuyện tôi đăng ký hiến tạng là chuyện bình thường của mỗi con người, mỗi công dân.
Bộ trưởng cũng khẳng định, bà không phải là trường hợp đặc biệt, duy nhất, mà có rất nhiều người cũng sẵn sàng hiến tạng.
Nhu cầu rất lớn
Thưa Bộ trưởng, bà có thể nói thêm về phong trào hiến tạng hiện nay?
Hiện nay, nhu cầu được ghép tạng ở các bệnh nhân suy tạng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo như bệnh ung thư, bệnh mắt… rất nhiều. Có hàng trăm nghìn người có nhu cầu được ghép tạng và cũng chỉ có biện pháp đó mới có thể cứu chữa được.
Trong khi đó, kỹ thuật ghép tạng của Việt Nam giờ rất phát triển, chúng ta làm được hầu hết các ca ghép tạng phức tạp, không thua kém gì nhiều nước có nền y học phát triển. Nhưng khó khăn lớn nhất bây giờ là nguồn tạng hiến.
Hiện tại ở Việt Nam, số nạn nhân bị tai nạn giao thông, chết não rất nhiều nhưng vì gia đình không cho, không đồng ý, nên ngành y cũng không làm gì được. Nguồn tạng trọn vẹn và tốt nhất vẫn là từ người cho bị chết não. Mấy ngày vừa rồi, riêng tại bệnh viện Việt Đức cũng có hàng chục trường hợp bệnh nhân đã chết não, nhưng cũng không thể vận động được gia đình nào cho tạng.
Trong khi ở các nước phương Tây, những người đăng ký hiến tạng rất phổ biến, cơ sở y tế sẽ lấy ngay tạng của những người chẳng may gặp nạn này để ghép cho những người bệnh đang chờ được ghép.
Nếu không có giấy đăng ký hiến tạng thì rất ít người nhà nạn nhân chết não chấp nhận cho và khi đó bác sĩ cũng bó tay. Việt Nam chưa có văn hoá cho đi phần thân thể của người chết. Còn người sống như anh em ruột hiến cho nhau thì chỉ cho được thận, một chút của gan khi có thể thôi.
Với việc đăng ký hiến tạng, Bộ trưởng muốn vượt góp phần “phá” rào cản văn hoá, tâm lý, thậm chí và đời sống tâm linh trong xã hội Việt Nam?
Chúng tôi đã nhờ nhiều sư thầy, nhiều chức sắc tôn giáo như các linh mục, hoà thượng cùng tham gia chương trình vận động để người dân thấy rằng, triết lý của các giáo phái tôn giáo đều khuyến khích con người làm thiện nguyện, gạt bỏ quan điểm lo ngại là người chết mất thây thì không được siêu thoát.
Chính trong đạo Phật, các hoà thượng đã nói là càng làm việc nhân đức như hiến tạng thì càng mau được siêu thoát.
Thực tế thì người cho đi phần cơ thể mình để cứu người khác sau khi chết, thì chính người chết đó cũng thanh thản, vì bản thân chết một cách có ý nghĩa, để lại lợi ích cho xã hội. Người nhà thay vì chứng kiến toàn bộ thân xác người thân của mình bị chôn vùi hoặc thiêu huỷ thì như nếu giác mạc được hiến sẽ vẫn có thể gặp lại người thân qua ánh mắt của người được ghép giác mạc, vẫn thấy được nhịp đập của con em mình trong lồng ngực người được ghép....
Người được ghép thì có sự sống. Ngành y thì cũng vui mừng vì cứu được người. Như vậy rất nhiều người có được sự an ủi, hạnh phúc.
Bản thân là người đăng ký hiến tạng, Bộ trưởng có vượt qua được những trở ngại tâm lý, tâm linh như đã nói? Động cơ nào khiến bà đăng ký hiến tạng ngoài việc hành động với trách nhiệm của một Bộ trưởng Bộ Y tế?
Có gì mà trở ngại, e sợ, mình là người tư duy biện chứng mà như tôi đã nói, theo giáo lý phật giáo hay thiên chúa giáo, việc đó cũng được khuyến khích vì là làm việc thiện, việc nhân.
Cá nhân tôi đã xung phong làm Chủ tịch Hội Vận động hiến tạng và sau đó cũng được mọi người cũng thống nhất bầu. Quan điểm ban đầu là mong muốn đẩy nhanh phong trào lên thôi. Nhưng đằng sau việc này không chỉ là câu chuyện quản lý nhà nước mà là một người dân bình thường mình cũng làm như thế.
Chuyện tôi đăng ký hiến tạng là chuyện bình thường của mỗi con người, mỗi công dân. Nhưng khi làm quản lý nhà nước thì việc đó càng thôi thúc và cần thiết, cần đẩy nhanh, mạnh hơn việc này để có được nguồn tạng hiến ghép cho người bệnh.
Quyết định của bà có vấp phải sự lo ngại, can gián của gia đình, người thân?
Người nhà tôi cũng toàn là thầy thuốc nên càng ủng hộ chứ.
Còn ngay trong chương trình tối qua có anh Kim (Phó chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Vũ Trọng Kim - PV), anh ấy đã đứng lên xin đăng ký hiến tạng đấy.
Chuyện bình thường của mỗi con người
Bộ trưởng có dự định gì để phong trào hiến tạng phát triển mạnh hơn trong thời gian tới?
Chúng tôi có cả một hội vận động với số lượng thành viên rất lớn, trong đó có cả bộ phận công tác ở mặt trận tổ quốc, ở cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông, ban tuyên giáo, các thầy thuốc, các hoà thượng, linh mục ở các giáo phái tôn giáo… đại diện miền Bắc, Nam, Trung, với điểm tiếp cận đăng ký ở cả 3 miền, mỗi nơi có một số điện thoại đường dây nóng, nên việc này đã thành phong trào rộng khắp.
Cản trở hiện tại là văn hoá thì cần phải tuyên truyền để người dân hiểu thêm.
Có ý kiến cho rằng việc Bộ trưởng đăng ký hiến tạng có thể chỉ là “kỹ thuật” làm hình ảnh của một chính khách?
Không, tôi đăng ký hiến tạng năm 2013, khi đó không ai biết. Tôi đăng ký hiến tạng khi đó với mong muốn đẩy nhanh việc hiến ghép tạng.
Còn thông tin này chỉ được chia sẻ trong buổi phát động phong trào tối qua. Còn thực sự trước đó, trong danh sách hiến đã có rất nhiều người dân rồi.
Đêm qua chúng tôi đã tôn vinh rất nhiều người, họ sẵn sàng cho đi một trong hai quả thận đang sống trong cơ thể mình.
Tôi không phải là trường hợp đặc biệt, duy nhất gì cả. Chuyện tôi đăng ký hiến tạng là chuyện bình thường của mỗi con người, mỗi công dân.