Boeing chuẩn bị thử nghiệm máy bay tự lái hoàn toàn
Câu hỏi đặt ra là "liệu các hành khách có sẵn lòng leo lên một chiếc máy bay không có phi công?”
Mới đây, hãng sản xuất máy bay Boeing cho biết đang chuẩn bị thử nghiệm công nghệ tự lái hoàn toàn mà không cần sự can thiệp của con người, theo Washington Post.
“Trong 20 năm tới, thế giới sẽ cần thêm 41.000 máy bay thương mại nữa, đồng nghĩa với việc cần thêm 617.000 phi công – một con số rất lớn”, Mike Sinnett, Phó chủ tịch phụ trách phát triển sản phẩm của Boeing, cho biết tại Triển lãm hàng không Paris mới đây.
“Một trong những giải pháp cho vấn đề này là phát triển máy bay tự lái hoàn toàn”.
Hiện nay, hầu hết máy bay đều có khả năng cất cánh, hạ cánh và lái tự động với hệ thống máy tính được lập trình sẵn. Tuy nhiên, công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo mà Boeing sẽ thử nghiệm cho phép máy bay có khả năng đưa ra các quyết định mà thông thường phải do phi công thực hiện.
Sinnett cho biết công nghệ này sẽ giúp giảm số lượng phi công cần có trong các chuyến bay đường dài, từ 5 xuống còn 2-3 người, hoặc trong một vài trường hợp có thể hoàn toàn lái tự động mà không cần sự can thiệp của họ.
Boeing dự kiến thử nghiệm công nghệ này với cabin mô phỏng thực tế trong vài tháng tới, trước khi áp dụng trên máy bay thật vào năm sau, ông cho biết thêm.
“Chúng tôi đang nghiên cứu và phát triển các thuật toán”, Sinnett nói. “Máy bay tự lái phải có khả năng xử trí an toàn giống một phi công thuần thục. Nếu không, chúng tôi sẽ thất bại”.
Trong khi đó, đối thủ của Boeing, hãng sản xuất máy bay châu Âu Airbus, đang phát triển sẽ thử nghiệm taxi bay tự lái một chỗ ngồi trong năm nay, dự kiến ra mắt rộng rãi vào năm 2021, tờ Independent cho biết.
Dù vậy, mục tiêu của hai hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới không giống nhau, trong khi Airbus hướng tới dịch vụ gọi taxi bay kiểu Uber, Boeing lại hướng tới giải quyết tình trạng thiếu phi công trong vài thập niên tới.
Chuyên gia hàng không Robert W. Mann Jr. nhận định ngành hàng không đang phải đối mặt với tình trạng thiếu phi công trầm trọng do nhu cầu di chuyển toàn cầu lớn, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi châu Á.
Tuy nhiên, theo Mann, câu hỏi đặt ra là liệu thị trường có chấp nhận ý tưởng máy bay tự lái hoàn toàn hay không?
“Liệu các hành khách có sẵn lòng leo lên một chiếc máy bay không có phi công?”, Mann đặt câu hỏi. “Tôi cho rằng trước hết Boeing nên thử nghiệm với máy bay chở hàng, bởi hàng hóa thì không biết nói”.
“Trong 20 năm tới, thế giới sẽ cần thêm 41.000 máy bay thương mại nữa, đồng nghĩa với việc cần thêm 617.000 phi công – một con số rất lớn”, Mike Sinnett, Phó chủ tịch phụ trách phát triển sản phẩm của Boeing, cho biết tại Triển lãm hàng không Paris mới đây.
“Một trong những giải pháp cho vấn đề này là phát triển máy bay tự lái hoàn toàn”.
Hiện nay, hầu hết máy bay đều có khả năng cất cánh, hạ cánh và lái tự động với hệ thống máy tính được lập trình sẵn. Tuy nhiên, công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo mà Boeing sẽ thử nghiệm cho phép máy bay có khả năng đưa ra các quyết định mà thông thường phải do phi công thực hiện.
Sinnett cho biết công nghệ này sẽ giúp giảm số lượng phi công cần có trong các chuyến bay đường dài, từ 5 xuống còn 2-3 người, hoặc trong một vài trường hợp có thể hoàn toàn lái tự động mà không cần sự can thiệp của họ.
Boeing dự kiến thử nghiệm công nghệ này với cabin mô phỏng thực tế trong vài tháng tới, trước khi áp dụng trên máy bay thật vào năm sau, ông cho biết thêm.
“Chúng tôi đang nghiên cứu và phát triển các thuật toán”, Sinnett nói. “Máy bay tự lái phải có khả năng xử trí an toàn giống một phi công thuần thục. Nếu không, chúng tôi sẽ thất bại”.
Trong khi đó, đối thủ của Boeing, hãng sản xuất máy bay châu Âu Airbus, đang phát triển sẽ thử nghiệm taxi bay tự lái một chỗ ngồi trong năm nay, dự kiến ra mắt rộng rãi vào năm 2021, tờ Independent cho biết.
Dù vậy, mục tiêu của hai hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới không giống nhau, trong khi Airbus hướng tới dịch vụ gọi taxi bay kiểu Uber, Boeing lại hướng tới giải quyết tình trạng thiếu phi công trong vài thập niên tới.
Chuyên gia hàng không Robert W. Mann Jr. nhận định ngành hàng không đang phải đối mặt với tình trạng thiếu phi công trầm trọng do nhu cầu di chuyển toàn cầu lớn, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi châu Á.
Tuy nhiên, theo Mann, câu hỏi đặt ra là liệu thị trường có chấp nhận ý tưởng máy bay tự lái hoàn toàn hay không?
“Liệu các hành khách có sẵn lòng leo lên một chiếc máy bay không có phi công?”, Mann đặt câu hỏi. “Tôi cho rằng trước hết Boeing nên thử nghiệm với máy bay chở hàng, bởi hàng hóa thì không biết nói”.