Bớt “trình diễn”, chất vấn sẽ hay hơn
Cảm nhận từ các phiên chất vấn và trả lời chất vấn vừa diễn ra tại kỳ họp Quốc hội thứ ba
Khen cũng nhiều, chê không ít, các phiên chất vấn trực tiếp tại kỳ họp thứ ba của Quốc hội vừa qua không chỉ đặt ra trách nhiệm của các thành viên Chính phủ đã đăng đàn mà còn với cả của các đại biểu, những người góp phần quan trọng vào chất lượng của hoạt động này.
Một điều rất dễ nhận thấy (và không mấy dễ chịu) là người điều hành phiên chất vấn đã không ít lần phải cắt ngang khi đại biểu đang trình bày câu hỏi, thậm chí có đại biểu được "nhắc" đi thẳng vào vấn đề đến hơn một lần trong hai phút được dành nêu chất vấn.
Tuy nhiên, theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo, điều đó là rất cần thiết, vì không ít đại biểu cứ "lòng vòng trình diễn" là chính làm ảnh hưởng đến thời gian của đại biểu khác. Nếu bớt trình diễn thì chất lượng các phiên chất vấn sẽ được nâng lên rất nhiều, ông Thảo khẳng định.
Thưa ông, cảm nhận rõ nét nhất về đổi mới hoạt động chất vấn của ông tại kỳ họp này là gì?
Sau phiên đầu tiên nhiều đại biểu cũng nhận xét là Chủ tịch Quốc hội điều hành còn hơi "hiền", nhưng những hôm sau thì đã có sự can thiệp rất cần thiết. Vì một số đại biểu vẫn chưa hiểu đúng về chất vấn và đặc biệt là cách nêu vấn đề chất vấn nên cứ lòng vòng trình diễn là chính. Trong khi đó, đại biểu trình bày mấy phút xong Chủ tịch rút ra đúng 1 câu là đã lột tả toàn bộ nội dung cần chất vấn rồi.
Thực tế đó đòi hỏi đại biểu phải suy nghĩ, thời lượng có hạn, nhiều người trình diễn thì số người nêu câu hỏi sẽ ít đi. Tôi kiến nghị là mỗi đại biểu chỉ nên hỏi 1 câu, chứ 500 đai biểu mà có người làm đến 3,4 câu. Mỗi đại biểu một câu thì Bộ trưởng trả lời cũng dễ đi đến cùng vấn đề hơn.
Đấy là với người hỏi, còn người trả lời, theo quan sát của ông thì có lúc nào "diễn" không?
Bộ trưởng đôi khi cũng lúng túng, sợ là nếu trả lời không kín kẽ thì có thể mang tiếng, hoặc sợ bị bỏ phiếu bất tín nhiệm nên cũng cố gắng rào trước đón sau, chứ không trình diễn. Có sự đổi mới là trước đây báo cáo trước khi trả lời chất vấn khá lâu bây giờ chỉ vài phút, dành nhiều thời gian để trả lời trực tiếp.
Các chất vấn đặt ra cho các thành viên Chính phủ, nhất là với Phó thủ tướng đã đúng tầm chưa, thưa ông?
Đương nhiên câu hỏi dành cho Phó thủ tướng phải khác bộ trưởng chứ, vì tầm quản lý của ông làm sao đi vào vụ việc cụ thể được. Vi dụ khi chất vấn quyết định của ông bộ trưởng nào đó làm sai luật, sai nghị định mà bộ trưởng trả lời làm thế là do chỉ đạo của cấp trên thì phải chất vấn Phó thủ tướng.
Ở đây, một số vị đại biểu đã nêu câu hỏi khá hay với Phó thủ tướng, xoay quanh các vấn đề về tái cơ cấu nền kinh tế hay quản lý tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Vì mỗi bộ trưởng vẫn trả lời một cách khác nhau.
Ở nội dung quản tập đoàn kinh tế nhà nước, theo tôi cần đưa ra một thông điệp cho rõ giữa kinh tế nhà nước và doanh nghiệp, phải tách bạch ra cho cử tri thấy rõ, chứ nếu không chỉ nhìn thấy khuyết điểm của tập đoàn mà làm phai mờ vai trò của kinh tế nhà nước. Lẽ ra nội dung này cần chất vấn Phó thủ tướng rõ hơn.
Bên cạnh đó là vấn đề nguồn nhân lực, liên quan đến đội ngũ cán bộ, Phó thủ tướng trả lời là bộ máy đông dẫn đến tiền lương thu nhập thấp. Vậy đã biết thế thì trách nhiệm thế nào, theo tôi cái này cần đánh giá nghiêm túc vì từ khi có chủ trương giảm biên chế đã mấy chục năm đến nay chỉ toàn tăng chứ không giảm được. Việc sáp nhập các cơ quan thì giống như gắn các toa tàu lại với nhau, vẫn đầu kéo đó trước đây kéo ba toa, bây giờ thêm 7 toa thì đi làm sao cho nổi.
Nội dung đặt ra tại các phiên chất vấn còn quá rộng phải chăng chính là hạn chế của lựa chọn chất vấn theo nhóm vấn đề?
Chất vấn theo nhóm vấn đề có cái rất hay là định hướng trước cho đại biểu, vì các nhóm vấn đề cũng không phải tự Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghĩ ra mà do yêu cầu của đại biểu và kiến nghị của cử tri. Nhưng đúng là trên thực tế khi hỏi vẫn còn tản mạn. Hơn nữa cũng chỉ nên dành cho mỗi bộ trưởng cùng lắm hai vấn đề thôi chứ các nhóm vấn đề ở đây rất nhiều, rộng quá, khó đi đến cùng.
Sau chất vấn Quốc hội sẽ ra nghị quyết, vậy việc này theo ông cần đổi mới thế nào để cụ thể hóa được trách nhiệm và giám sát hậu chất vấn?
Đúng là những lần trước đây nghị quyết thường mô tả lại đã chất vấn nội dung gì và đã đồng thuận thế nào, còn nếu đúng nghĩa thì nghị quyết phải ghi rõ từng bộ trưởng đã trả lời những điều gì và đã đưa ra lời hứa thế nào, thì mới dễ cho việc theo dõi và giám sát vào kỳ họp tới.
Một điều rất dễ nhận thấy (và không mấy dễ chịu) là người điều hành phiên chất vấn đã không ít lần phải cắt ngang khi đại biểu đang trình bày câu hỏi, thậm chí có đại biểu được "nhắc" đi thẳng vào vấn đề đến hơn một lần trong hai phút được dành nêu chất vấn.
Tuy nhiên, theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo, điều đó là rất cần thiết, vì không ít đại biểu cứ "lòng vòng trình diễn" là chính làm ảnh hưởng đến thời gian của đại biểu khác. Nếu bớt trình diễn thì chất lượng các phiên chất vấn sẽ được nâng lên rất nhiều, ông Thảo khẳng định.
Thưa ông, cảm nhận rõ nét nhất về đổi mới hoạt động chất vấn của ông tại kỳ họp này là gì?
Sau phiên đầu tiên nhiều đại biểu cũng nhận xét là Chủ tịch Quốc hội điều hành còn hơi "hiền", nhưng những hôm sau thì đã có sự can thiệp rất cần thiết. Vì một số đại biểu vẫn chưa hiểu đúng về chất vấn và đặc biệt là cách nêu vấn đề chất vấn nên cứ lòng vòng trình diễn là chính. Trong khi đó, đại biểu trình bày mấy phút xong Chủ tịch rút ra đúng 1 câu là đã lột tả toàn bộ nội dung cần chất vấn rồi.
Thực tế đó đòi hỏi đại biểu phải suy nghĩ, thời lượng có hạn, nhiều người trình diễn thì số người nêu câu hỏi sẽ ít đi. Tôi kiến nghị là mỗi đại biểu chỉ nên hỏi 1 câu, chứ 500 đai biểu mà có người làm đến 3,4 câu. Mỗi đại biểu một câu thì Bộ trưởng trả lời cũng dễ đi đến cùng vấn đề hơn.
Đấy là với người hỏi, còn người trả lời, theo quan sát của ông thì có lúc nào "diễn" không?
Bộ trưởng đôi khi cũng lúng túng, sợ là nếu trả lời không kín kẽ thì có thể mang tiếng, hoặc sợ bị bỏ phiếu bất tín nhiệm nên cũng cố gắng rào trước đón sau, chứ không trình diễn. Có sự đổi mới là trước đây báo cáo trước khi trả lời chất vấn khá lâu bây giờ chỉ vài phút, dành nhiều thời gian để trả lời trực tiếp.
Các chất vấn đặt ra cho các thành viên Chính phủ, nhất là với Phó thủ tướng đã đúng tầm chưa, thưa ông?
Đương nhiên câu hỏi dành cho Phó thủ tướng phải khác bộ trưởng chứ, vì tầm quản lý của ông làm sao đi vào vụ việc cụ thể được. Vi dụ khi chất vấn quyết định của ông bộ trưởng nào đó làm sai luật, sai nghị định mà bộ trưởng trả lời làm thế là do chỉ đạo của cấp trên thì phải chất vấn Phó thủ tướng.
Ở đây, một số vị đại biểu đã nêu câu hỏi khá hay với Phó thủ tướng, xoay quanh các vấn đề về tái cơ cấu nền kinh tế hay quản lý tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Vì mỗi bộ trưởng vẫn trả lời một cách khác nhau.
Ở nội dung quản tập đoàn kinh tế nhà nước, theo tôi cần đưa ra một thông điệp cho rõ giữa kinh tế nhà nước và doanh nghiệp, phải tách bạch ra cho cử tri thấy rõ, chứ nếu không chỉ nhìn thấy khuyết điểm của tập đoàn mà làm phai mờ vai trò của kinh tế nhà nước. Lẽ ra nội dung này cần chất vấn Phó thủ tướng rõ hơn.
Bên cạnh đó là vấn đề nguồn nhân lực, liên quan đến đội ngũ cán bộ, Phó thủ tướng trả lời là bộ máy đông dẫn đến tiền lương thu nhập thấp. Vậy đã biết thế thì trách nhiệm thế nào, theo tôi cái này cần đánh giá nghiêm túc vì từ khi có chủ trương giảm biên chế đã mấy chục năm đến nay chỉ toàn tăng chứ không giảm được. Việc sáp nhập các cơ quan thì giống như gắn các toa tàu lại với nhau, vẫn đầu kéo đó trước đây kéo ba toa, bây giờ thêm 7 toa thì đi làm sao cho nổi.
Nội dung đặt ra tại các phiên chất vấn còn quá rộng phải chăng chính là hạn chế của lựa chọn chất vấn theo nhóm vấn đề?
Chất vấn theo nhóm vấn đề có cái rất hay là định hướng trước cho đại biểu, vì các nhóm vấn đề cũng không phải tự Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghĩ ra mà do yêu cầu của đại biểu và kiến nghị của cử tri. Nhưng đúng là trên thực tế khi hỏi vẫn còn tản mạn. Hơn nữa cũng chỉ nên dành cho mỗi bộ trưởng cùng lắm hai vấn đề thôi chứ các nhóm vấn đề ở đây rất nhiều, rộng quá, khó đi đến cùng.
Sau chất vấn Quốc hội sẽ ra nghị quyết, vậy việc này theo ông cần đổi mới thế nào để cụ thể hóa được trách nhiệm và giám sát hậu chất vấn?
Đúng là những lần trước đây nghị quyết thường mô tả lại đã chất vấn nội dung gì và đã đồng thuận thế nào, còn nếu đúng nghĩa thì nghị quyết phải ghi rõ từng bộ trưởng đã trả lời những điều gì và đã đưa ra lời hứa thế nào, thì mới dễ cho việc theo dõi và giám sát vào kỳ họp tới.