Brexit, bầu cử Mỹ khiến M&A toàn cầu sụt giảm
9 tháng đầu năm nay, giá trị M&A toàn cầu giảm 22% còn 2,55 nghìn tỷ USD
Rủi ro chính trị đã khiến các công ty ngần ngại trong hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trong năm 2016, ngoại trừ các công ty Trung Quốc và Nhật Bản săn mục tiêu là các công ty Mỹ và châu Âu.
Hãng tin CNBC dẫn báo cáo mới nhất từ công ty nghiên cứu Dealogic cho biết, trong 9 tháng đầu năm nay, giá trị M&A toàn cầu giảm 22% còn 2,55 nghìn tỷ USD so với mức 3,27 nghìn tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Sự suy giảm này chấm dứt chuỗi 3 năm tăng liên tiếp của giá trị M&A toàn cầu.
“Cuộc bỏ phiếu Brexit hồi tháng 6, cuộc bầu cử ở Mỹ, và một đợt sụt giảm của thị trường chứng khoán toàn cầu đã phủ bóng lên cơ hội cho các công ty muốn mua lại trong năm 2016”, báo cáo công bố ngày 4/10 cho biết.
Giá trị các vụ M&A xuyên biên giới trên toàn cầu đạt tổng cộng 899,5 tỷ USD trong 9 tháng, giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong top 10 thương vụ lớn nhất thế giới từ đầu năm đến nay có vụ Bayer mua lại Monsanto với giá 66,3 tỷ USD hồi tháng 5, và vụ ChemChina mua lại Sygenta với giá 43 tỷ USD.
Công nghệ là lĩnh vực có nhiều thương vụ nhất, với tổng giá trị M&A đạt 475,4 tỷ USD trong 9 tháng. Trái lại, y tế - lĩnh vực có hoạt động M&A sôi động nhất năm 2015 - chứng kiến giá trị các thương vụ giảm 48% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 255,4 tỷ USD.
Tại Mỹ, giá trị M&A trong 9 tháng giảm 38%, còn 771,3 tỷ USD. Trong đó, vụ Abbott mua St Jude Medical với giá 30,6 tỷ USD hồi tháng 4 là thương vụ lớn nhất. Cùng kỳ năm ngoái, ở Mỹ có tới 8 thương vụ có giá trị trên ngưỡng 30 tỷ USD.
Tất cả các nền kinh tế ở châu Âu chứng kiến giá trị M&A sụt giảm trong 9 tháng đầu năm. Sau 6 tháng đầu năm ảm đạm và sau vụ Brexit, giá trị M&A ở Anh đạt mức 62,1 tỷ USD, chủ yếu nhờ vụ công ty Nhật SoftBank mua lại hãng sản xuất con chip ARM với giá 31,6 tỷ USD hồi tháng 7.
Theo Dealogic, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đặc biệt sôi động với các vụ M&A xuyên biên giới. Các vụ công ty châu Á-Thái Bình Dương mua lại các mục tiêu châu Âu đã đạt giá trị kỷ lục 145,9 tỷ USD, trong đó vụ ChemChina-Sygenta và SoftBank-ARM chiếm tới 54%.
Giá trị các công ty Trung Quốc thâu tóm công ty Mỹ cũng đạt mức cao chưa từng có là 35,7 tỷ USD, với 124 thỏa thuận. Trong khi đó, các công ty Nhật cũng đạt 132 thỏa thuận M&A ở Mỹ, một con số kỷ lục.
Hãng tin CNBC dẫn báo cáo mới nhất từ công ty nghiên cứu Dealogic cho biết, trong 9 tháng đầu năm nay, giá trị M&A toàn cầu giảm 22% còn 2,55 nghìn tỷ USD so với mức 3,27 nghìn tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Sự suy giảm này chấm dứt chuỗi 3 năm tăng liên tiếp của giá trị M&A toàn cầu.
“Cuộc bỏ phiếu Brexit hồi tháng 6, cuộc bầu cử ở Mỹ, và một đợt sụt giảm của thị trường chứng khoán toàn cầu đã phủ bóng lên cơ hội cho các công ty muốn mua lại trong năm 2016”, báo cáo công bố ngày 4/10 cho biết.
Giá trị các vụ M&A xuyên biên giới trên toàn cầu đạt tổng cộng 899,5 tỷ USD trong 9 tháng, giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong top 10 thương vụ lớn nhất thế giới từ đầu năm đến nay có vụ Bayer mua lại Monsanto với giá 66,3 tỷ USD hồi tháng 5, và vụ ChemChina mua lại Sygenta với giá 43 tỷ USD.
Công nghệ là lĩnh vực có nhiều thương vụ nhất, với tổng giá trị M&A đạt 475,4 tỷ USD trong 9 tháng. Trái lại, y tế - lĩnh vực có hoạt động M&A sôi động nhất năm 2015 - chứng kiến giá trị các thương vụ giảm 48% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 255,4 tỷ USD.
Tại Mỹ, giá trị M&A trong 9 tháng giảm 38%, còn 771,3 tỷ USD. Trong đó, vụ Abbott mua St Jude Medical với giá 30,6 tỷ USD hồi tháng 4 là thương vụ lớn nhất. Cùng kỳ năm ngoái, ở Mỹ có tới 8 thương vụ có giá trị trên ngưỡng 30 tỷ USD.
Tất cả các nền kinh tế ở châu Âu chứng kiến giá trị M&A sụt giảm trong 9 tháng đầu năm. Sau 6 tháng đầu năm ảm đạm và sau vụ Brexit, giá trị M&A ở Anh đạt mức 62,1 tỷ USD, chủ yếu nhờ vụ công ty Nhật SoftBank mua lại hãng sản xuất con chip ARM với giá 31,6 tỷ USD hồi tháng 7.
Theo Dealogic, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đặc biệt sôi động với các vụ M&A xuyên biên giới. Các vụ công ty châu Á-Thái Bình Dương mua lại các mục tiêu châu Âu đã đạt giá trị kỷ lục 145,9 tỷ USD, trong đó vụ ChemChina-Sygenta và SoftBank-ARM chiếm tới 54%.
Giá trị các công ty Trung Quốc thâu tóm công ty Mỹ cũng đạt mức cao chưa từng có là 35,7 tỷ USD, với 124 thỏa thuận. Trong khi đó, các công ty Nhật cũng đạt 132 thỏa thuận M&A ở Mỹ, một con số kỷ lục.