"Bull-trap" mang tên giãn thuế?
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần qua, thị trường đã có những diễn biến rất khó hiểu và khởi sắc trở lại một cách bất ngờ
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần qua, thị trường đã có những diễn biến rất khó hiểu và khởi sắc trở lại một cách bất ngờ. Vì đâu mà tâm lý nhà đầu tư đảo chiều nhanh như vậy?
Thị trường phấn khích trước thông tin giãn thuế - được công bố chiều ngày 6/2, nhưng những nhà đầu tư "thạo tin" có thể biết sớm hơn - hay chỉ là mất cân đối cung cầu nhất thời, hoặc đơn giản chỉ là một cái bẫy phục hồi (bull-trap)?
Tăng trong dè dặt
Trong bối cảnh lan tràn thông tin tiêu cực của kết quả kinh doanh 2008, tình trạng sụt giảm các chỉ số sản xuất, xuất khẩu tháng 1/2009, những thông tin như triển khai kế hoạch hỗ trợ lãi suất vay hay quyết định giãn thời gian đóng thuế thu nhập từ đầu tư chứng khoán không có nhiều tiếng vang.
Nếu liệt kê các thông tin tích cực lẫn tiêu cực, thực sự vẫn chưa có một thông tin nào có sức nặng có thể tạo nên một sóng tăng ngắn hạn theo diễn biến bình thường. Khả năng phục hồi của thị trường ít nhất phải có sự hỗ trợ đủ mạnh từ thông tin cơ bản để đa số nhà đầu tư vốn đang rất lo ngại tìm được một căn cứ để lý giải hợp lý.
Mặt khác, thị trường cần cho thấy một sức mua lớn và quá trình tăng đủ ổn định để lôi kéo lòng tham trở lại.
Thị trường tuần qua vẫn chưa hội tụ đủ hai yếu tố đó. Thông tin hỗ trợ mới nhất được đưa ra hiện mới chỉ có quyết định giãn thuế thu nhập cá nhân, trong đó có thu nhập từ đầu tư chứng khoán đến tháng 5/2009. Liệu thông tin đó có thể tạo nên sự chuyển biến và là căn cứ lý giải hợp lý?
Xét về tính thời điểm, quyết định hoãn thuế nếu được đưa ra sớm, đúng vào lúc thị trường lo ngại nhất và chán nản nhất thì hiệu quả tâm lý có lẽ sẽ lớn hơn. Tuy nhiên, việc tạm thu thuế cũng đã "chạy" được hơn một tháng và khó có thể đổ lỗi cho việc khối lượng giao dịch èo uột suốt thời gian qua là do nhà đầu tư "sợ" thuế. Việc giãn thu thuế là điều thị trường có thể đoán được và quyết định chính thức mất đi tính bất ngờ.
Mặt khác, đa số công ty chứng khoán đã chọn giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư, chẳng hạn trả hộ thuế, bù thuế bằng cách giảm phí giao dịch...
Về giá trị giao dịch, phiên tăng ngày 6/2 chỉ đạt 153,3 tỉ đồng khớp lệnh sàn HoSE và 83 tỉ đồng sàn HaSTC, vẫn thấp hơn đáng kể mức trung bình của tháng 12/2008. Sàn HoSE cũng chỉ có chẵn 10 cổ phiếu và sàn HaSTC là 5 mã trong tình trạng dư mua trần cuối phiên.
Như vậy, khối lượng giao dịch không tăng mạnh hoàn toàn không phải thiếu cung mà chủ yếu do mua không đặt giá cao hơn: tổng mua toàn thị trường sàn HoSE đạt 15,01 triệu chứng khoán, cao nhất trong 12 phiên liên tiếp nhưng quá nửa số đó không được khớp.
Hiện thị trường có nhiều mối quan tâm khác lớn hơn chuyện có phải khấu trừ 0,1% thuế trong các giao dịch bán hay không. Các vấn đề vĩ mô ảnh hưởng lớn hơn như liệu diễn biến cuộc khủng hoảng ở Mỹ có dịu đi hay vẫn hàng ngày tiếp nhận những thông tin phá sản, giải thể, thất nghiệp... Kết quả kinh doanh tồi tệ của quý 4/2008 làm tăng thêm mối lo ngại về quý 1/2009.
Thận trọng
Xét về mặt kỹ thuật, mức tăng 3,82 điểm ngày 6/2 không đủ lấy lại những gì đã mất của phiên liền trước (8,3 điểm). Chung cuộc cả tuần VN-Index vẫn mất thêm 21,58 điểm, mức giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 11/2008.
Việc giá chứng khoán tăng trở lại ở đa số mã, thậm chí nhiều mã kịch trần không nói lên nhiều ý nghĩa vì đó có thể vẫn chỉ là những biến động từ việc mua dò đáy quanh mức hỗ trợ 280-284 điểm cũng như chênh lệch cung cầu tại một thời điểm.
Diễn biến tăng này đã có một số chuyển biến về tâm lý: Hoạt động mua vào chủ động đã tăng lên. Cụ thể ở nhóm cổ phiếu lớn, tỉ lệ khớp lệnh theo dư bán cao hơn so với những phiên trước: ví dụ với STB, tỉ lệ khối lượng mua vào theo dư bán đạt 27% tổng khối lượng giao dịch; DPM là 46%; HPG là 31%, PVF: 31%, SJS: 68%, SSI: 33%, VNM: 51%...
Việc tăng lên của các tỉ lệ này cho thấy nhu cầu mua bắt đầu mạnh dần nhưng để tốt hơn, nhu cầu này cần được duy trì trong vài phiên nữa. Mặt khác, các diễn biến tăng - giảm tại vùng hỗ trợ là điều bình thường. Cả hai chỉ số vẫn đang nỗ lực thử lại mức đáy vừa đạt được trước đó và vẫn chưa biết chắc chắn sẽ xuyên thủng hay phục hồi tại mức này.
Trước diễn biến bất ngờ cuối tuần qua, một loạt công ty chứng khoán đều có cái nhìn thận trọng về khả năng phục hồi của thị trường. Theo FPTS, sự tăng nhẹ trở lại của chỉ số chứng khoán trên cả hai sàn vẫn chưa đủ cơ sở để tin tưởng vào một đợt phục hồi mạnh mẽ của thị trường trong thời gian sắp tới, chừng nào những thông tin xấu vẫn tiếp tục được công bố.
Bộ phận phân tích Công ty Chứng khoán Vincom thì cho rằng sự đảo chiều của VN-Index và HaSTC-Index là kết quả của hoạt động dò đáy khi giá cổ phiếu đang giảm rất thấp và nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh thu gom.
Chuyên gia phân tích kỹ thuật Christopher Blank của Công ty Chứng khoán HSC đặt câu hỏi đây chỉ là sự cài bẫy hay là một sự khởi sắc? Mức tăng 1,37% vẫn nằm trong sự biến động bình thường. Một sự dịch chuyển không có gì bất thường cùng với thực tế là các chỉ số hiện vẫn ở dưới mức thấp của 52 tuần trước và sự tăng điểm đơn thuần chưa thể nói lên điều gì.
Thị trường cần có thêm thời gian để phân tích trước khi đưa ra các quyết định đầu tư trong ngắn hạn và mức hỗ trợ tích lũy với VN-Index hiện vẫn là ngưỡng 250 điểm.
Nguyễn Hoàng (Lao Động)
Thị trường phấn khích trước thông tin giãn thuế - được công bố chiều ngày 6/2, nhưng những nhà đầu tư "thạo tin" có thể biết sớm hơn - hay chỉ là mất cân đối cung cầu nhất thời, hoặc đơn giản chỉ là một cái bẫy phục hồi (bull-trap)?
Tăng trong dè dặt
Trong bối cảnh lan tràn thông tin tiêu cực của kết quả kinh doanh 2008, tình trạng sụt giảm các chỉ số sản xuất, xuất khẩu tháng 1/2009, những thông tin như triển khai kế hoạch hỗ trợ lãi suất vay hay quyết định giãn thời gian đóng thuế thu nhập từ đầu tư chứng khoán không có nhiều tiếng vang.
Nếu liệt kê các thông tin tích cực lẫn tiêu cực, thực sự vẫn chưa có một thông tin nào có sức nặng có thể tạo nên một sóng tăng ngắn hạn theo diễn biến bình thường. Khả năng phục hồi của thị trường ít nhất phải có sự hỗ trợ đủ mạnh từ thông tin cơ bản để đa số nhà đầu tư vốn đang rất lo ngại tìm được một căn cứ để lý giải hợp lý.
Mặt khác, thị trường cần cho thấy một sức mua lớn và quá trình tăng đủ ổn định để lôi kéo lòng tham trở lại.
Thị trường tuần qua vẫn chưa hội tụ đủ hai yếu tố đó. Thông tin hỗ trợ mới nhất được đưa ra hiện mới chỉ có quyết định giãn thuế thu nhập cá nhân, trong đó có thu nhập từ đầu tư chứng khoán đến tháng 5/2009. Liệu thông tin đó có thể tạo nên sự chuyển biến và là căn cứ lý giải hợp lý?
Xét về tính thời điểm, quyết định hoãn thuế nếu được đưa ra sớm, đúng vào lúc thị trường lo ngại nhất và chán nản nhất thì hiệu quả tâm lý có lẽ sẽ lớn hơn. Tuy nhiên, việc tạm thu thuế cũng đã "chạy" được hơn một tháng và khó có thể đổ lỗi cho việc khối lượng giao dịch èo uột suốt thời gian qua là do nhà đầu tư "sợ" thuế. Việc giãn thu thuế là điều thị trường có thể đoán được và quyết định chính thức mất đi tính bất ngờ.
Mặt khác, đa số công ty chứng khoán đã chọn giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư, chẳng hạn trả hộ thuế, bù thuế bằng cách giảm phí giao dịch...
Về giá trị giao dịch, phiên tăng ngày 6/2 chỉ đạt 153,3 tỉ đồng khớp lệnh sàn HoSE và 83 tỉ đồng sàn HaSTC, vẫn thấp hơn đáng kể mức trung bình của tháng 12/2008. Sàn HoSE cũng chỉ có chẵn 10 cổ phiếu và sàn HaSTC là 5 mã trong tình trạng dư mua trần cuối phiên.
Như vậy, khối lượng giao dịch không tăng mạnh hoàn toàn không phải thiếu cung mà chủ yếu do mua không đặt giá cao hơn: tổng mua toàn thị trường sàn HoSE đạt 15,01 triệu chứng khoán, cao nhất trong 12 phiên liên tiếp nhưng quá nửa số đó không được khớp.
Hiện thị trường có nhiều mối quan tâm khác lớn hơn chuyện có phải khấu trừ 0,1% thuế trong các giao dịch bán hay không. Các vấn đề vĩ mô ảnh hưởng lớn hơn như liệu diễn biến cuộc khủng hoảng ở Mỹ có dịu đi hay vẫn hàng ngày tiếp nhận những thông tin phá sản, giải thể, thất nghiệp... Kết quả kinh doanh tồi tệ của quý 4/2008 làm tăng thêm mối lo ngại về quý 1/2009.
Thận trọng
Xét về mặt kỹ thuật, mức tăng 3,82 điểm ngày 6/2 không đủ lấy lại những gì đã mất của phiên liền trước (8,3 điểm). Chung cuộc cả tuần VN-Index vẫn mất thêm 21,58 điểm, mức giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 11/2008.
Việc giá chứng khoán tăng trở lại ở đa số mã, thậm chí nhiều mã kịch trần không nói lên nhiều ý nghĩa vì đó có thể vẫn chỉ là những biến động từ việc mua dò đáy quanh mức hỗ trợ 280-284 điểm cũng như chênh lệch cung cầu tại một thời điểm.
Diễn biến tăng này đã có một số chuyển biến về tâm lý: Hoạt động mua vào chủ động đã tăng lên. Cụ thể ở nhóm cổ phiếu lớn, tỉ lệ khớp lệnh theo dư bán cao hơn so với những phiên trước: ví dụ với STB, tỉ lệ khối lượng mua vào theo dư bán đạt 27% tổng khối lượng giao dịch; DPM là 46%; HPG là 31%, PVF: 31%, SJS: 68%, SSI: 33%, VNM: 51%...
Việc tăng lên của các tỉ lệ này cho thấy nhu cầu mua bắt đầu mạnh dần nhưng để tốt hơn, nhu cầu này cần được duy trì trong vài phiên nữa. Mặt khác, các diễn biến tăng - giảm tại vùng hỗ trợ là điều bình thường. Cả hai chỉ số vẫn đang nỗ lực thử lại mức đáy vừa đạt được trước đó và vẫn chưa biết chắc chắn sẽ xuyên thủng hay phục hồi tại mức này.
Trước diễn biến bất ngờ cuối tuần qua, một loạt công ty chứng khoán đều có cái nhìn thận trọng về khả năng phục hồi của thị trường. Theo FPTS, sự tăng nhẹ trở lại của chỉ số chứng khoán trên cả hai sàn vẫn chưa đủ cơ sở để tin tưởng vào một đợt phục hồi mạnh mẽ của thị trường trong thời gian sắp tới, chừng nào những thông tin xấu vẫn tiếp tục được công bố.
Bộ phận phân tích Công ty Chứng khoán Vincom thì cho rằng sự đảo chiều của VN-Index và HaSTC-Index là kết quả của hoạt động dò đáy khi giá cổ phiếu đang giảm rất thấp và nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh thu gom.
Chuyên gia phân tích kỹ thuật Christopher Blank của Công ty Chứng khoán HSC đặt câu hỏi đây chỉ là sự cài bẫy hay là một sự khởi sắc? Mức tăng 1,37% vẫn nằm trong sự biến động bình thường. Một sự dịch chuyển không có gì bất thường cùng với thực tế là các chỉ số hiện vẫn ở dưới mức thấp của 52 tuần trước và sự tăng điểm đơn thuần chưa thể nói lên điều gì.
Thị trường cần có thêm thời gian để phân tích trước khi đưa ra các quyết định đầu tư trong ngắn hạn và mức hỗ trợ tích lũy với VN-Index hiện vẫn là ngưỡng 250 điểm.
Nguyễn Hoàng (Lao Động)