Bừng tỉnh trước những biến động
Doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam vừa trải qua một năm đầy biến động
Doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam vừa trải qua một năm đầy biến động.
Thị trường trở nên rộng lớn hơn và thay đổi nhanh chóng; chiều này đã tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong ngành.
M&A trở nên sôi động...
Làng công nghệ thông tin Việt Nam đang theo dõi sự kiện tập đoàn Computer Sciences Corporation (CSC) của Mỹ công bố sẽ hoàn tất việc mua lại First Consulting Group, Inc, công ty mẹ của FCG Vietnam, vào đầu năm tới.
CSC là nhà cung cấp các ứng dụng, tích hợp hệ thống, gia công quy trình và phát triển phần mềm, trong khi đó FCG chuyên về tư vấn và phát triển với 2.500 nhân viên và đội ngũ tại Việt Nam hơn 600 người. Nếu nhân lực của FCG Vietnam gia nhập vào đội ngũ 87.000 người của CSC ở 92 quốc gia với doanh thu tài chính năm 2007 là 14,9 tỉ đô la Mỹ, thì quả là một tin vui cho ngành IT Việt Nam.
Tiền thân FCG Vietnam là do một nhóm sinh viên phát triển phần mềm từ khoa Điện tử của trường Đại học Bách khoa Tp.HCM thành lập. Cái tên Công ty Tân Tiến của họ sau đó đã biến mất khi nhóm Việt kiều từ Paragon Solutions Inc đến Việt Nam tìm kiếm đối tác gia công, họ trở thành trung tâm thứ hai của Paragon tại Việt Nam sau Ấn Độ.
Rồi FCG Inc. mua lại Paragon. Những chiếc cầu nối đã mang họ ra thế giới và dù cái tên đã thay đổi liên tục trong những năm qua nhưng vẫn những con người đó. Mặc cho các biến động, các hoạt động của họ đang hướng phát triển vào thị trường trong nước thay vì chỉ gia công.
Một trường hợp khác, việc thương thảo để sáp nhập giữa SilkRoad và Global CyberSoft, hai công ty vốn có sự tham gia của cùng một quỹ đầu tư, có lúc gây sự chú ý của dư luận.
Sau một thời gian, giới săn tin bị bất ngờ khi biết SilkRoad được Harvey Nash - một tập đoàn tư vấn tuyển dụng toàn cầu và cung cấp dịch vụ gia công phần mềm của Anh - mua lại. Harvey Nash công bố mục tiêu mở rộng phát triển phần mềm ở châu Á, đồng thời tiếp cận nguồn nhân lực IT trình độ cao của Việt Nam để phục vụ cho các nhu cầu kinh doanh ở châu Âu và Mỹ.
Việc sáp nhập và mua bán (merger & acquisition), chia tách công ty là “chuyện thường ngày” của làng công nghệ thế giới, nhưng năm 2007 mới thực sự là thời điểm tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp IT Việt Nam. Một số công ty 100% trong nước lâu nay bỗng dưng một ngày trở thành công ty của Nhật, của Israel...
Nhiều nhóm lập trình nhỏ đã trở thành team (đội ngũ) của các công ty Nhật sau thời gian dài người Nhật vốn kỹ tính, thất bại trong tìm kiếm nguồn nhân lực Việt Nam. Thay vào đó họ tìm quyền kiểm soát ở các công ty nhỏ để phục vụ cho mục tiêu phát triển hoạt động gia công (offshore outsourcing) của mình.
Cũng trong làn sóng đó, những công ty “con cháu” đã được sinh ra khi các công ty nước ngoài có ý định vào Việt Nam hoạt động. GATe Technology là một ví dụ, ra đời từ liên doanh giữa GCS và các công ty của Pháp chuyên về phát triển giải pháp cho ngành ô tô, vốn là một mảng gia công của GCS.
TMA Solutions rục rịch liên doanh với các công ty Đan Mạch và Thụy Sỹ để tạo ra các công ty con cung cấp dịch vụ. Nếu các “phi vụ” thành công, họ sẽ phát triển những phân khúc thị trường chuyên biệt thay vì lâu nay tập trung gia công cho thị trường viễn thông quốc tế.
Trong chuỗi biến động đó, các công ty nhỏ cũng nhận ra vị thế yếu kém của mình đã tìm cách liên kết để trở nên mạnh hơn hoặc trở thành đối tác của các tập đoàn lớn. Những biến động đó đưa doanh nghiệp IT Việt Nam đến gần với môi trường nhạy cảm của ngành công nghệ thế giới: cơ hội nhiều nhưng biến động cũng lớn.
Dù nhìn dưới góc độ nào thì các tác động của nó đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam vốn có quy mô nhỏ bừng tỉnh trước những cơ hội và sức ép. Các chuyên gia cho rằng đó là động thái tích cực để có những doanh nghiệp quy mô lớn trong bước đầu thâm nhập vào chuỗi cung ứng dịch vụ toàn cầu. Và nguồn nhân lực Việt Nam trong các biến động này cũng sẽ trưởng thành hơn.
Thông tin hay công nghệ?
Thất bại của Đề án 112 trong năm qua đã để lại cho ngành IT Việt Nam bài học lớn. Đó là sự bừng tỉnh trong nhận thức về giá trị thật sự của công nghệ thông tin nằm ở đâu: thông tin hay là công nghệ. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau nhiều biến cố bắt đầu nhận ra giá trị cốt lõi của hệ thống không do công nghệ quyết định mà ai khai thác, xử lý và quản trị thông tin tốt thì người đó sẽ thành công.
Câu chuyện về thị trường ứng dụng công nghệ Việt Nam một thời gian dài vốn buồn nhiều hơn vui đã trở nên sôi động. Quan niệm về phát triển gắn liền với thông tin được các doanh nghiệp xem là dấu hiệu khởi sắc nhất của ngành IT trong năm qua.
Họ kỳ vọng nó sẽ làm thay đổi tư duy của các cơ quan quản lý, của doanh nghiệp về sự cấp bách phải thay đổi mô hình quản trị, lấy IT làm công cụ hỗ trợ để cải cách hệ thống của mình. Từ đó sẽ mở ra thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ IT.
Nhiều công ty đã kịp trở mình để nắm lấy cơ hội này bằng cách đẩy mạnh năng lực về tích hợp hệ thống, làm đối tác tư vấn và cung cấp giải pháp cho các công ty lớn. Nhưng không phải tất cả, đa số các công ty phát triển phần mềm cho thị trường trong nước rơi vào thế bị động. Nhiều sản phẩm biến mất trên thị trường, nhiều doanh nghiệp trở thành “những cái tên chết”.
Diễn biến được xem là tất yếu vì đón trước xu thế của thị trường Việt Nam, các nhà cung cấp giải pháp như Microsoft, SAP, Oracle, Exact Software… với bề dày kinh nghiệm, khả năng tài chính và năng lực triển khai đã mở những chiến dịch nhắm đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu vực được xem là năng động và sẵn sàng tiếp cận công nghệ, đồng thời lại là khối khách hàng truyền thống của các công ty trong nước.
Hàng loạt những gói dịch vụ linh động, giá cả dễ chấp nhận và đội ngũ được đào tạo căn bản đã đánh bật nhiều doanh nghiệp trong nước lâu nay vốn chỉ đủ sức viết những chương trình ứng dụng quy mô nhỏ.
Thị trường rộng lớn hơn nhưng cơ hội lại trở nên chật hẹp hơn đối với họ khi mà khối khách hàng truyền thống bị chia sẻ. Như một chiếc áo quá cỡ, nhiều doanh nghiệp đã không còn “cố đấm ăn xôi” mà lặng lẽ rút lui khỏi thị trường, chuyển hướng kinh doanh hoặc làm vệ tinh cho các doanh nghiệp khác.
Theo các chuyên gia, họ khó cạnh tranh lại với các tên tuổi nước ngoài trong thời điểm hiện nay bởi không chỉ non kém về sản phẩm công nghệ mà là chưa đủ tầm để hỗ trợ khách hàng của mình quản trị thông tin hiệu quả.
Các chuyên gia cũng nhận định, trong môi trường sàng lọc khắc nghiệt đó, doanh nghiệp nào bản lĩnh sẽ chuyển mình vào khu vực hẹp hơn và định hình lại để trưởng thành sau năm, mười năm tới.
* Nhiều công ty đã kịp trở mình để nắm lấy cơ hội làm ăn mở ra trong năm qua bằng cách đẩy mạnh năng lực về tích hợp hệ thống, làm đối tác tư vấn và cung cấp giải pháp cho các công ty lớn. Nhưng cũng có không ít các công ty phát triển phần mềm cho thị trường trong nước rơi vào thế bị động.
Thị trường trở nên rộng lớn hơn và thay đổi nhanh chóng; chiều này đã tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong ngành.
M&A trở nên sôi động...
Làng công nghệ thông tin Việt Nam đang theo dõi sự kiện tập đoàn Computer Sciences Corporation (CSC) của Mỹ công bố sẽ hoàn tất việc mua lại First Consulting Group, Inc, công ty mẹ của FCG Vietnam, vào đầu năm tới.
CSC là nhà cung cấp các ứng dụng, tích hợp hệ thống, gia công quy trình và phát triển phần mềm, trong khi đó FCG chuyên về tư vấn và phát triển với 2.500 nhân viên và đội ngũ tại Việt Nam hơn 600 người. Nếu nhân lực của FCG Vietnam gia nhập vào đội ngũ 87.000 người của CSC ở 92 quốc gia với doanh thu tài chính năm 2007 là 14,9 tỉ đô la Mỹ, thì quả là một tin vui cho ngành IT Việt Nam.
Tiền thân FCG Vietnam là do một nhóm sinh viên phát triển phần mềm từ khoa Điện tử của trường Đại học Bách khoa Tp.HCM thành lập. Cái tên Công ty Tân Tiến của họ sau đó đã biến mất khi nhóm Việt kiều từ Paragon Solutions Inc đến Việt Nam tìm kiếm đối tác gia công, họ trở thành trung tâm thứ hai của Paragon tại Việt Nam sau Ấn Độ.
Rồi FCG Inc. mua lại Paragon. Những chiếc cầu nối đã mang họ ra thế giới và dù cái tên đã thay đổi liên tục trong những năm qua nhưng vẫn những con người đó. Mặc cho các biến động, các hoạt động của họ đang hướng phát triển vào thị trường trong nước thay vì chỉ gia công.
Một trường hợp khác, việc thương thảo để sáp nhập giữa SilkRoad và Global CyberSoft, hai công ty vốn có sự tham gia của cùng một quỹ đầu tư, có lúc gây sự chú ý của dư luận.
Sau một thời gian, giới săn tin bị bất ngờ khi biết SilkRoad được Harvey Nash - một tập đoàn tư vấn tuyển dụng toàn cầu và cung cấp dịch vụ gia công phần mềm của Anh - mua lại. Harvey Nash công bố mục tiêu mở rộng phát triển phần mềm ở châu Á, đồng thời tiếp cận nguồn nhân lực IT trình độ cao của Việt Nam để phục vụ cho các nhu cầu kinh doanh ở châu Âu và Mỹ.
Việc sáp nhập và mua bán (merger & acquisition), chia tách công ty là “chuyện thường ngày” của làng công nghệ thế giới, nhưng năm 2007 mới thực sự là thời điểm tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp IT Việt Nam. Một số công ty 100% trong nước lâu nay bỗng dưng một ngày trở thành công ty của Nhật, của Israel...
Nhiều nhóm lập trình nhỏ đã trở thành team (đội ngũ) của các công ty Nhật sau thời gian dài người Nhật vốn kỹ tính, thất bại trong tìm kiếm nguồn nhân lực Việt Nam. Thay vào đó họ tìm quyền kiểm soát ở các công ty nhỏ để phục vụ cho mục tiêu phát triển hoạt động gia công (offshore outsourcing) của mình.
Cũng trong làn sóng đó, những công ty “con cháu” đã được sinh ra khi các công ty nước ngoài có ý định vào Việt Nam hoạt động. GATe Technology là một ví dụ, ra đời từ liên doanh giữa GCS và các công ty của Pháp chuyên về phát triển giải pháp cho ngành ô tô, vốn là một mảng gia công của GCS.
TMA Solutions rục rịch liên doanh với các công ty Đan Mạch và Thụy Sỹ để tạo ra các công ty con cung cấp dịch vụ. Nếu các “phi vụ” thành công, họ sẽ phát triển những phân khúc thị trường chuyên biệt thay vì lâu nay tập trung gia công cho thị trường viễn thông quốc tế.
Trong chuỗi biến động đó, các công ty nhỏ cũng nhận ra vị thế yếu kém của mình đã tìm cách liên kết để trở nên mạnh hơn hoặc trở thành đối tác của các tập đoàn lớn. Những biến động đó đưa doanh nghiệp IT Việt Nam đến gần với môi trường nhạy cảm của ngành công nghệ thế giới: cơ hội nhiều nhưng biến động cũng lớn.
Dù nhìn dưới góc độ nào thì các tác động của nó đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam vốn có quy mô nhỏ bừng tỉnh trước những cơ hội và sức ép. Các chuyên gia cho rằng đó là động thái tích cực để có những doanh nghiệp quy mô lớn trong bước đầu thâm nhập vào chuỗi cung ứng dịch vụ toàn cầu. Và nguồn nhân lực Việt Nam trong các biến động này cũng sẽ trưởng thành hơn.
Thông tin hay công nghệ?
Thất bại của Đề án 112 trong năm qua đã để lại cho ngành IT Việt Nam bài học lớn. Đó là sự bừng tỉnh trong nhận thức về giá trị thật sự của công nghệ thông tin nằm ở đâu: thông tin hay là công nghệ. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau nhiều biến cố bắt đầu nhận ra giá trị cốt lõi của hệ thống không do công nghệ quyết định mà ai khai thác, xử lý và quản trị thông tin tốt thì người đó sẽ thành công.
Câu chuyện về thị trường ứng dụng công nghệ Việt Nam một thời gian dài vốn buồn nhiều hơn vui đã trở nên sôi động. Quan niệm về phát triển gắn liền với thông tin được các doanh nghiệp xem là dấu hiệu khởi sắc nhất của ngành IT trong năm qua.
Họ kỳ vọng nó sẽ làm thay đổi tư duy của các cơ quan quản lý, của doanh nghiệp về sự cấp bách phải thay đổi mô hình quản trị, lấy IT làm công cụ hỗ trợ để cải cách hệ thống của mình. Từ đó sẽ mở ra thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ IT.
Nhiều công ty đã kịp trở mình để nắm lấy cơ hội này bằng cách đẩy mạnh năng lực về tích hợp hệ thống, làm đối tác tư vấn và cung cấp giải pháp cho các công ty lớn. Nhưng không phải tất cả, đa số các công ty phát triển phần mềm cho thị trường trong nước rơi vào thế bị động. Nhiều sản phẩm biến mất trên thị trường, nhiều doanh nghiệp trở thành “những cái tên chết”.
Diễn biến được xem là tất yếu vì đón trước xu thế của thị trường Việt Nam, các nhà cung cấp giải pháp như Microsoft, SAP, Oracle, Exact Software… với bề dày kinh nghiệm, khả năng tài chính và năng lực triển khai đã mở những chiến dịch nhắm đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu vực được xem là năng động và sẵn sàng tiếp cận công nghệ, đồng thời lại là khối khách hàng truyền thống của các công ty trong nước.
Hàng loạt những gói dịch vụ linh động, giá cả dễ chấp nhận và đội ngũ được đào tạo căn bản đã đánh bật nhiều doanh nghiệp trong nước lâu nay vốn chỉ đủ sức viết những chương trình ứng dụng quy mô nhỏ.
Thị trường rộng lớn hơn nhưng cơ hội lại trở nên chật hẹp hơn đối với họ khi mà khối khách hàng truyền thống bị chia sẻ. Như một chiếc áo quá cỡ, nhiều doanh nghiệp đã không còn “cố đấm ăn xôi” mà lặng lẽ rút lui khỏi thị trường, chuyển hướng kinh doanh hoặc làm vệ tinh cho các doanh nghiệp khác.
Theo các chuyên gia, họ khó cạnh tranh lại với các tên tuổi nước ngoài trong thời điểm hiện nay bởi không chỉ non kém về sản phẩm công nghệ mà là chưa đủ tầm để hỗ trợ khách hàng của mình quản trị thông tin hiệu quả.
Các chuyên gia cũng nhận định, trong môi trường sàng lọc khắc nghiệt đó, doanh nghiệp nào bản lĩnh sẽ chuyển mình vào khu vực hẹp hơn và định hình lại để trưởng thành sau năm, mười năm tới.
* Nhiều công ty đã kịp trở mình để nắm lấy cơ hội làm ăn mở ra trong năm qua bằng cách đẩy mạnh năng lực về tích hợp hệ thống, làm đối tác tư vấn và cung cấp giải pháp cho các công ty lớn. Nhưng cũng có không ít các công ty phát triển phần mềm cho thị trường trong nước rơi vào thế bị động.