"Cá tra nên là sản phẩm quốc gia"
Có một thực tế về xuất khẩu cá basa, cá tra là dù tăng về sản lượng nhưng lại không tăng cân bằng về giá trị
Có một thực tế về xuất khẩu cá basa, cá tra là dù tăng về sản lượng nhưng lại không tăng cân bằng về giá trị.
Trong khi đó, đa số các mặt hàng khác đều tăng về giá trị xuất khẩu hơn là sản lượng.
Xung quanh vấn đề này, ông Trần Văn Hậu, Phó tổng giám đốc Công ty Hùng Cá - một doanh nghiệp thủy sản lớn tại khu vực ĐBSCL - nói:
- Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định về vấn đề phát triển bất bình thường của ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra, cá basa, tức là xuất khẩu sản phẩm tăng về sản lượng nhưng không tăng cân bằng về giá trị.
Tuy nhiên, là doanh nghiệp có ưu thế hơn hẳn so với các doanh nghiệp cùng ngành về một quy trình sản xuất khép kín từ nuôi trồng, chế biến đến xuất khẩu nên Công ty Hùng Cá đã hạn chế đến mức tối đa sự chênh lệch như đã nêu trên.
Và một trong những giải pháp tôi đang ứng dụng ở công ty là luôn định hướng phát triển những sản phẩm chất lượng cao với giá thành phù hợp và tiết kiệm chi phí sản xuất. Đó là giải pháp cứu nguy cho sự phát triển xuất khẩu cá tra, cá basa.
Khi gặp khó khăn ở thị trường thế giới, các doanh nghiệp xuất khẩu lại quay về với thị trường trong nước. Nhưng với sản phẩm cá tra, dường như thị trường trong nước vẫn không mặn mà lắm. Lý do vì sao, thưa ông?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cá basa, cá tra cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết tốt cho cơ thể … Đây cũng là câu trả lời cho lý do nhu cầu tiêu thụ cá basa, cá tra ngày càng cao trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, người Việt Nam thường có thói quen ăn tươi và quan niệm rằng thực phẩm đông lạnh không còn giữ được chất dinh dưỡng. Vì vậy, mặt hàng fillet đông lạnh cá basa và cá tra chưa thu hút được sự quan tâm của người dân trong nước.
Nhưng thực tế, mật độ dân cư chuyển từ nông thôn sang thành thị ngày một cao và cuộc sống nơi thành thị ít nhiều cũng giới hạn thời gian nội trợ và thực phẩm đông lạnh khi vào siêu thị phải đảm bảo chất lượng rất cao, nên việc người dân Việt nam vào siêu thị mua hàng thực phẩm Việt nam là việc rất khả quan trong thời gian ngắn tới đây.
Về thị trường nội địa, chúng tôi luôn đánh giá thị trường trong nước là thị trường lớn, cần khai thác sâu rộng. Để khai thác tốt thị trường này, công ty đang từng bước tìm hiểu, xâm nhập vào thị trường nội địa thông qua hệ thống phân phối truyền thống và các siêu thị lớn với những sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam.
Ngoài ra, chúng tôi đang triển khai dự án xây dựng một dây chuyền sản xuất hàng giá trị gia tăng phù hợp với tập quán của người Việt, nằm trong dự án nhà máy mới với tổng công suất 600 tấn nguyên liệu/ngày.
Hàng năm, cứ độ tháng 6 - tháng 7, lại xảy ra tình trạng tồn đọng cá nguyên liệu trong dân. Ngư dân vốn đã không lời mấy trong việc nuôi cá tra vì đầu vào thường cao hơn giá bán ra, những năm gần đây lại gặp tình trạng ứ đọng, dù nhà nước luôn thúc giục doanh nghiệp vay vốn ưu đãi. Ông có đề xuất biện pháp nào để giải quyết tình trạng đó?
Việc hổ trợ doanh nghiệp vay vốn ưu đãi là một giải pháp ngắn hạn và nó dể mang lại nhiều hậu quả khôn lường cho ngành công nghiệp nuôi cá tra này.
Để khắc phục tình trạng tồn đọng cá nguyên liệu trong dân, tôi cho rằng Nhà nước nên định hướng pháp triển vĩ mô và cần có một cơ quan riêng biệt chuyên quản lý, nghiên cứu, phát triển về con cá tra, đưa cá tra thành một sản phẩm đặc biệt mang tầm vóc quốc gia gắn liền với thương hiệu Việt Nam, để cá tra nói riêng và sản phẩm Việt Nam nói chung tự tin hơn góp mặt trên thị trường thế giới.
Điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp ổn định đầu ra và hỗ trợ nông dân không bị tồn đọng nguyên liệu.
Trong năm 2009, có thể là cả năm 2010, kinh tế thế giới sẽ vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế. Điều đó sẽ khiến nhiều nước giảm nhập khẩu. Tình hình này tác động như thế nào đến công ty ông?
Cũng như nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản khác, chúng tôi không đứng ngoài sự tác động của thị trường.
Tuy nhiên, nhận thấy những ảnh hưởng, tác động này nên trong thời gian qua, chúng tôi đã sớm tận dụng ưu thế từ việc chủ động toàn bộ quy trình sản xuất từ nuôi trồng, chế biến đến xuất khẩu theo các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe của châu Âu và áp dụng tốt các tiêu chuẩn quản lý như ISO22000, HACCP, BAP… nên vẫn có thể trụ khá vững trước cơn bão khủng hoảng tài chính vào thời gian này.
Vậy ông có thể tiết lộ doanh thu và lợi nhuận của Hùng Cá trong năm 2008, cũng như kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trong năm 2009?
Doanh thu của chúng tôi trong năm 2008 là hơn 478 tỷ đồng, tăng 190% và lợi nhuận tăng 126% so với năm 2007. Dự kiến doanh thu và lợi nhuận 2009 tăng 105% so với năm 2008.
* Sở hữu một nhà máy chế biến công suất 150 tấn nguyên liệu/ngày và 8 vùng nuôi với tổng diện tích 250 ha tại tỉnh Đồng Tháp, Công ty TNHH Hùng Cá là một trong những doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản hàng đầu trong khu vực ĐBSCL.
Trong khi đó, đa số các mặt hàng khác đều tăng về giá trị xuất khẩu hơn là sản lượng.
Xung quanh vấn đề này, ông Trần Văn Hậu, Phó tổng giám đốc Công ty Hùng Cá - một doanh nghiệp thủy sản lớn tại khu vực ĐBSCL - nói:
- Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định về vấn đề phát triển bất bình thường của ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra, cá basa, tức là xuất khẩu sản phẩm tăng về sản lượng nhưng không tăng cân bằng về giá trị.
Tuy nhiên, là doanh nghiệp có ưu thế hơn hẳn so với các doanh nghiệp cùng ngành về một quy trình sản xuất khép kín từ nuôi trồng, chế biến đến xuất khẩu nên Công ty Hùng Cá đã hạn chế đến mức tối đa sự chênh lệch như đã nêu trên.
Và một trong những giải pháp tôi đang ứng dụng ở công ty là luôn định hướng phát triển những sản phẩm chất lượng cao với giá thành phù hợp và tiết kiệm chi phí sản xuất. Đó là giải pháp cứu nguy cho sự phát triển xuất khẩu cá tra, cá basa.
Khi gặp khó khăn ở thị trường thế giới, các doanh nghiệp xuất khẩu lại quay về với thị trường trong nước. Nhưng với sản phẩm cá tra, dường như thị trường trong nước vẫn không mặn mà lắm. Lý do vì sao, thưa ông?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cá basa, cá tra cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết tốt cho cơ thể … Đây cũng là câu trả lời cho lý do nhu cầu tiêu thụ cá basa, cá tra ngày càng cao trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, người Việt Nam thường có thói quen ăn tươi và quan niệm rằng thực phẩm đông lạnh không còn giữ được chất dinh dưỡng. Vì vậy, mặt hàng fillet đông lạnh cá basa và cá tra chưa thu hút được sự quan tâm của người dân trong nước.
Nhưng thực tế, mật độ dân cư chuyển từ nông thôn sang thành thị ngày một cao và cuộc sống nơi thành thị ít nhiều cũng giới hạn thời gian nội trợ và thực phẩm đông lạnh khi vào siêu thị phải đảm bảo chất lượng rất cao, nên việc người dân Việt nam vào siêu thị mua hàng thực phẩm Việt nam là việc rất khả quan trong thời gian ngắn tới đây.
Về thị trường nội địa, chúng tôi luôn đánh giá thị trường trong nước là thị trường lớn, cần khai thác sâu rộng. Để khai thác tốt thị trường này, công ty đang từng bước tìm hiểu, xâm nhập vào thị trường nội địa thông qua hệ thống phân phối truyền thống và các siêu thị lớn với những sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam.
Ngoài ra, chúng tôi đang triển khai dự án xây dựng một dây chuyền sản xuất hàng giá trị gia tăng phù hợp với tập quán của người Việt, nằm trong dự án nhà máy mới với tổng công suất 600 tấn nguyên liệu/ngày.
Hàng năm, cứ độ tháng 6 - tháng 7, lại xảy ra tình trạng tồn đọng cá nguyên liệu trong dân. Ngư dân vốn đã không lời mấy trong việc nuôi cá tra vì đầu vào thường cao hơn giá bán ra, những năm gần đây lại gặp tình trạng ứ đọng, dù nhà nước luôn thúc giục doanh nghiệp vay vốn ưu đãi. Ông có đề xuất biện pháp nào để giải quyết tình trạng đó?
Việc hổ trợ doanh nghiệp vay vốn ưu đãi là một giải pháp ngắn hạn và nó dể mang lại nhiều hậu quả khôn lường cho ngành công nghiệp nuôi cá tra này.
Để khắc phục tình trạng tồn đọng cá nguyên liệu trong dân, tôi cho rằng Nhà nước nên định hướng pháp triển vĩ mô và cần có một cơ quan riêng biệt chuyên quản lý, nghiên cứu, phát triển về con cá tra, đưa cá tra thành một sản phẩm đặc biệt mang tầm vóc quốc gia gắn liền với thương hiệu Việt Nam, để cá tra nói riêng và sản phẩm Việt Nam nói chung tự tin hơn góp mặt trên thị trường thế giới.
Điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp ổn định đầu ra và hỗ trợ nông dân không bị tồn đọng nguyên liệu.
Trong năm 2009, có thể là cả năm 2010, kinh tế thế giới sẽ vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế. Điều đó sẽ khiến nhiều nước giảm nhập khẩu. Tình hình này tác động như thế nào đến công ty ông?
Cũng như nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản khác, chúng tôi không đứng ngoài sự tác động của thị trường.
Tuy nhiên, nhận thấy những ảnh hưởng, tác động này nên trong thời gian qua, chúng tôi đã sớm tận dụng ưu thế từ việc chủ động toàn bộ quy trình sản xuất từ nuôi trồng, chế biến đến xuất khẩu theo các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe của châu Âu và áp dụng tốt các tiêu chuẩn quản lý như ISO22000, HACCP, BAP… nên vẫn có thể trụ khá vững trước cơn bão khủng hoảng tài chính vào thời gian này.
Vậy ông có thể tiết lộ doanh thu và lợi nhuận của Hùng Cá trong năm 2008, cũng như kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trong năm 2009?
Doanh thu của chúng tôi trong năm 2008 là hơn 478 tỷ đồng, tăng 190% và lợi nhuận tăng 126% so với năm 2007. Dự kiến doanh thu và lợi nhuận 2009 tăng 105% so với năm 2008.
* Sở hữu một nhà máy chế biến công suất 150 tấn nguyên liệu/ngày và 8 vùng nuôi với tổng diện tích 250 ha tại tỉnh Đồng Tháp, Công ty TNHH Hùng Cá là một trong những doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản hàng đầu trong khu vực ĐBSCL.