Cá “tử thần” có thể mang về hàng triệu đô
Là loài cá độc, nhưng ở nước ngoài, cá nóc - có người còn gọi là cá “tử thần” - lại được xem là món ăn quý hiếm
Là loài cá độc, nhưng ở nước ngoài, cá nóc - có người còn gọi là cá “tử thần” - lại được xem là món ăn quý hiếm.
Vì lý do trên, Hội Nghề cá Việt Nam đang hoàn chỉnh đề án nhằm đưa loài hải sản này trở thành một mặt hàng chế biến xuất khẩu có giá trị cao, có thể mang về cho đất nước 10 triệu USD/năm.
Từ nhiều năm nay, anh Nguyễn Phong Hải, Giám đốc Công ty Cổ phần Thuỷ sản Sao Biển (Kiên Giang) đã bỏ công tìm hiểu phương cách loại bỏ độc tính trong con cá nóc với hy vọng có thể xuất khẩu được loài hải sản này. Thêm vào đó, gần đây nhiều đối tác Hàn Quốc còn trực tiếp sang Việt Nam, trong đó có khách hàng lặn lội xuống tận Kiên Giang tìm nguồn hàng càng khiến anh Hải quyết tâm thực hiện kế hoạch chế biến cá nóc xuất khẩu.
“Đối tác Hàn Quốc cam kết mua ổn định 50 tấn mỗi tháng với mức giá khá cao, trên 2 USD/kg. Họ yêu cầu công ty chỉ cần móc bỏ nội tạng, sau đó cấp đông bán nguyên con cá cho họ”, anh Hải tiết lộ.
Công văn số 681/CP năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ nghiêm cấm khai thác, lưu thông, chế biến, kinh doanh, sử dụng cá nóc dưới mọi hình thức đến nay vẫn còn hiệu lực. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản ở Kiên Giang cho hay tình trạng khai thác, bán loài cá “tử thần” này vẫn diễn ra do nó mang lại hiệu quả kinh tế cho ngư dân.
Với trữ lượng thăm dò khoảng 37.000 tấn, theo đề án, nếu được cấp phép thì trong giai đoạn 2010 – 2015, chế biến cá nóc sẽ đạt sản lượng khoảng 4.000 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 3 – 5 triệu USD mỗi năm, sau đó sẽ nâng lên khoảng 10 triệu USD trong các năm tiếp theo.
“Riêng tại bến cá Tắc Cậu ở Kiên Giang mỗi ngày có trên 10 tấn cá nóc được ngư dân khai thác đưa về, giá bán tươi từ 6.000 – 7.000 đồng/kg”, anh Nguyễn Phong Hải khẳng định. Theo tìm hiểu của chúng tôi, loài cá này được sử dụng để chế biến làm thức ăn thuỷ sản, phơi khô xuất sang Trung Quốc...
Một số chuyên gia cho rằng nếu được xuất khẩu, chế biến theo đúng yêu cầu kỹ thuật của đối tác thì cá nóc vẫn sẽ mang về giá trị rất lớn chứ không nguy hại. Cũng vì lý do đó, ngoài Sao Biển, hiện Công ty TNHH Chế biến thuỷ sản Mai Sao (Kiên Giang) cũng đã nộp đề án lên UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang đề nghị được thí điểm xuất khẩu cá nóc sang Hàn Quốc.
Ông Cao Hương Thiên, Giám đốc Công ty Mai Sao cho biết: “Công ty đã có khách hàng, có nhà máy chế biến, có nguồn nguyên liệu, chỉ còn chờ giấy phép nữa là tiến hành chế biến xuất khẩu”. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp thuỷ sản khác ở Kiên Giang cũng đã xúc tiến lập đề án chung để nộp lên cơ quan chức năng đề nghị được xuất khẩu.
Hiện đã có ba tỉnh thành gồm Nghệ An, Thanh Hoá và Khánh Hoà được Hội Nghề cá đưa vào danh sách thí điểm khai thác, thu gom, chế biến, bảo quản cá nóc xuất khẩu trong đề án. Theo Hội Nghề cá Việt Nam, do đây là loài có độc tính cao nên cần phải đưa vào diện xuất khẩu có điều kiện.
Cụ thể: tiêu chí chọn thí điểm xuất khẩu trước hết địa phương phải có nguồn lợi cá nóc, có cơ sở vật chất kỹ thuật và tài chính, đội ngũ cán bộ lao động được đào tạo tham gia khai thác, thu mua, phân loại và chế biến cá nóc.
Hoàng Bảy (SGTT)
Vì lý do trên, Hội Nghề cá Việt Nam đang hoàn chỉnh đề án nhằm đưa loài hải sản này trở thành một mặt hàng chế biến xuất khẩu có giá trị cao, có thể mang về cho đất nước 10 triệu USD/năm.
Từ nhiều năm nay, anh Nguyễn Phong Hải, Giám đốc Công ty Cổ phần Thuỷ sản Sao Biển (Kiên Giang) đã bỏ công tìm hiểu phương cách loại bỏ độc tính trong con cá nóc với hy vọng có thể xuất khẩu được loài hải sản này. Thêm vào đó, gần đây nhiều đối tác Hàn Quốc còn trực tiếp sang Việt Nam, trong đó có khách hàng lặn lội xuống tận Kiên Giang tìm nguồn hàng càng khiến anh Hải quyết tâm thực hiện kế hoạch chế biến cá nóc xuất khẩu.
“Đối tác Hàn Quốc cam kết mua ổn định 50 tấn mỗi tháng với mức giá khá cao, trên 2 USD/kg. Họ yêu cầu công ty chỉ cần móc bỏ nội tạng, sau đó cấp đông bán nguyên con cá cho họ”, anh Hải tiết lộ.
Công văn số 681/CP năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ nghiêm cấm khai thác, lưu thông, chế biến, kinh doanh, sử dụng cá nóc dưới mọi hình thức đến nay vẫn còn hiệu lực. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản ở Kiên Giang cho hay tình trạng khai thác, bán loài cá “tử thần” này vẫn diễn ra do nó mang lại hiệu quả kinh tế cho ngư dân.
Với trữ lượng thăm dò khoảng 37.000 tấn, theo đề án, nếu được cấp phép thì trong giai đoạn 2010 – 2015, chế biến cá nóc sẽ đạt sản lượng khoảng 4.000 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 3 – 5 triệu USD mỗi năm, sau đó sẽ nâng lên khoảng 10 triệu USD trong các năm tiếp theo.
“Riêng tại bến cá Tắc Cậu ở Kiên Giang mỗi ngày có trên 10 tấn cá nóc được ngư dân khai thác đưa về, giá bán tươi từ 6.000 – 7.000 đồng/kg”, anh Nguyễn Phong Hải khẳng định. Theo tìm hiểu của chúng tôi, loài cá này được sử dụng để chế biến làm thức ăn thuỷ sản, phơi khô xuất sang Trung Quốc...
Một số chuyên gia cho rằng nếu được xuất khẩu, chế biến theo đúng yêu cầu kỹ thuật của đối tác thì cá nóc vẫn sẽ mang về giá trị rất lớn chứ không nguy hại. Cũng vì lý do đó, ngoài Sao Biển, hiện Công ty TNHH Chế biến thuỷ sản Mai Sao (Kiên Giang) cũng đã nộp đề án lên UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang đề nghị được thí điểm xuất khẩu cá nóc sang Hàn Quốc.
Ông Cao Hương Thiên, Giám đốc Công ty Mai Sao cho biết: “Công ty đã có khách hàng, có nhà máy chế biến, có nguồn nguyên liệu, chỉ còn chờ giấy phép nữa là tiến hành chế biến xuất khẩu”. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp thuỷ sản khác ở Kiên Giang cũng đã xúc tiến lập đề án chung để nộp lên cơ quan chức năng đề nghị được xuất khẩu.
Hiện đã có ba tỉnh thành gồm Nghệ An, Thanh Hoá và Khánh Hoà được Hội Nghề cá đưa vào danh sách thí điểm khai thác, thu gom, chế biến, bảo quản cá nóc xuất khẩu trong đề án. Theo Hội Nghề cá Việt Nam, do đây là loài có độc tính cao nên cần phải đưa vào diện xuất khẩu có điều kiện.
Cụ thể: tiêu chí chọn thí điểm xuất khẩu trước hết địa phương phải có nguồn lợi cá nóc, có cơ sở vật chất kỹ thuật và tài chính, đội ngũ cán bộ lao động được đào tạo tham gia khai thác, thu mua, phân loại và chế biến cá nóc.
Hoàng Bảy (SGTT)