Các sếp xả hơi
Cảnh hàng nhóm đàn ông váy đỏ, vừa chạy vừa cười ha hả, vỗ tay ầm ĩ thì lần đầu tiên người dân Sài Gòn mới chứng kiến
Sài Gòn sáng chủ nhật, nhiều khách đi đường bỗng ngây người nhìn theo những quý ông mặc váy đỏ kiểu Scotland chạy trên phố hướng ra ngoại thành phía quận Thủ Đức. Những người ăn mặc kỳ dị này đa phần là lãnh đạo các doanh nghiệp đang đi xả stress.
Giám đốc một công ty du lịch tại Tp.HCM Nguyễn Mỹ Việt - một trong những người đàn ông mặc váy đỏ - giải thích: "Quái cũng là một cách để thư giãn mà, lấy lại phong độ làm việc cho đầu tuần sau".
Ở cái đất từng được xem là hòn ngọc Viễn Đông này, người ta chẳng mấy lạ lẫm với kiểu mang giày chiếc đực chiếc cái, thắt cà vạt nhưng mặc quần short áo thun... Song cảnh hàng nhóm đàn ông váy đỏ, vừa chạy vừa cười ha hả, vỗ tay ầm ĩ thì lần đầu tiên người dân Sài Gòn mới chứng kiến.
Hỏi ra mới biết, Sài Gòn lâu nay xuất hiện một câu lạc bộ xả stress cho doanh nhân, thường xuyên sinh hoạt vào chủ nhật hàng tuần tại khách sạn Caravelle. Tham gia vào câu lạc bộ không chỉ có người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Tp.HCM, mà còn không ít doanh nhân Việt, kỹ sư, bác sĩ, văn nghệ sĩ...
"Nghĩ ra những cách sinh hoạt quái lạ nhất, khùng nhất là mục tiêu của câu lạc bộ nhằm giúp doanh nhân, những người phải làm việc rất nhiều trong tuần nên cần phải xả xú-páp do công việc", một thành viên của câu lạc bộ này cho biết. "Tiếng cười vang xa", 1 đồn 10, câu lạc bộ này cứ ngày càng có nhiều thành viên đăng ký tham gia. Hiện có không dưới 50 thành viên thường trực, chưa kể khách "vãng lai".
Có lần hơn 30 thành viên đã kéo nhau đi chân không ra ngoại thành, khu vực trường bắn Thủ Đức, Tp.HCM. Không đi trên đường quốc lộ, cả bọn kéo nhau lội qua những đoạn kênh mương, sình lầy, xuống sông để đến đích. Thành viên nào càng nhầy nhụa, dơ bẩn vì sình càng tốt, chiếm được giải quán quân. Địa điểm tập kết cuối cùng là khu du lịch Bình Quới ở Thanh Đa. Vẫn theo phương thức cũ, cả nhóm cũng lội qua sông từ phía Thủ Đức về Bình Quới, quần áo lôi thôi ướt mẹp, tóc tai róc rách chảy nước vẫn cười ha hả ngồi ngay vào bàn ăn.
"Công nhận lao động vất vả, cười hết cỡ nên ăn như chưa bao giờ ngon đến thế", Hoàng, một thành viên của câu lạc bộ này kể. Anh cho biết, nhiều khi công việc rất căng thẳng, hoặc có một đối tác nào khó tính nhưng chịu chơi, anh lại rủ tham gia một chuyến "khùng" với câu lạc bộ. Kết quả là các hợp đồng ký kết cứ chạy ro ro, và đối tác trở thành thành viên thường xuyên của Club.
Để tham gia câu lạc bộ, ban đầu phải có sự giới thiệu của một thành viên cũ và có thể tham gia thử vài lần các đợt sinh hoạt club. Nếu OK, thành viên mới đóng phí, ghi tên, thậm chí đăng ký đồng phục với câu lạc bộ để sinh hoạt thường xuyên.
Không mặn mà với hình thức xả stress hơi điên này, nhiều doanh nhân khác thời gian gần đây lại thích đầu tư mua mô hình thuyền máy, máy bay, chiều chiều ra các con sông ở quận 7, khu Nam Sài Gòn, hoặc đến trường bắn Thủ Đức, Tp.HCM chơi thả.
Trần Bình, Giám đốc Công ty Phương Bình chuyên về nội thất, cho biết, anh đầu tư cả 100 triệu đồng cho chiếc canô mô hình thuộc loại hiện đại của mình, có trang bị cả thiết bị định vị toàn cầu. "Cái thú nhất là cuối tuần dành ít thời gian đi đua canô với bạn bè, đồng nghiệp, rất thú vị", ông giám đốc này hồ hởi nói.
Câu lạc bộ canô mô hình và club dành cho các phi công trên mặt đất cũng đã hình thành một cách tự nhiên ở Tp.HCM, qua những thành viên mê các cách giải trí này. Vũ Quốc Tiến, một doanh nhân đang tập tành tham gia làm phi công mặt đất không giấu được tham vọng sẽ trở thành một tay đua có hạng tại trường bắn Thủ Đức.
"Trước tôi ước mơ trở thành phi công nhưng cuối cùng lại đi buôn bán vải. Thôi thì chơi máy bay mô hình cũng là cách để thực hiện mơ ước thời thơ ấu của mình vậy, và để giải trí sau những lúc làm việc căng thẳng nữa", Tiến tâm sự.
Chưa ai thống kê xem một tuần trung bình mỗi "sếp" phải dự bao nhiêu tiệc chiêu đãi, bao nhiêu cuộc họp và bao nhiêu thời gian họ rơi vào trạng thái căng thẳng. Do vậy, tự tạo ra thú vui cho mình cũng là cách để họ tạm tách mình ra khỏi công việc trong ngày nghỉ cuối tuần.
Thời gian gần đây, giới doanh nhân Hà Nội rộ lên phong trào xài hàng "3G" - gạo quê - gà quê và... gái quê. Cuối tuần từng tốp khoảng 4-5 doanh nhân tụ tập trên một cuốc xe kéo về những nông trại, miệt vườn ở khu ngoại ô như Láng Hòa Lạc, Sóc Sơn, Đông Anh... Xa hơn nữa là những khu du lịch, sinh thái hoặc các resort có bể bơi, sân gofl, tennis, bi-a, phòng karaoke... ở khu vực Hòa Bình, Sơn Tây, Mộc Châu...
Cuối tuần nào giám đốc một công ty viễn thông ở Hà Nội đều xin phép vợ vác vợt tennis để đi thi đấu cùng các đối tác bạn hàng. Thực ra ông không đi chơi thể thao mà đang cùng hội bạn xuống tận hồ Đại Lải, Vĩnh Phúc để thưởng thức món gà nướng và hít thở chút không khí kiểu hương đồng gió nội.
Nhóm ông có 4 người đều là lãnh đạo các doanh nghiệp lớn hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Hằng tuần, các thành viên trong nhóm thay phiên nhau chọn địa điểm để đi, nguyên tắc là phải cách Hà Nội ít nhất là 10 km và không đem theo vợ con. Bao giờ cũng vậy, đúng 8h các thành viên có mặt ở điểm xuất phát. Màn ăn uống được thực hiện ở bến đỗ, họ trò chuyện vui vẻ sau đó tổ chức leo núi, cắm trại hoặc câu cá... Bao giờ cũng vậy, mỗi thành viên phải chuẩn bị ít nhất một câu chuyện cười để kể cho nhau nghe.
Anh Thiên Tùng, Giám đốc một công ty thiết kế quảng cáo cho biết, ấn tượng nhất đối với anh là chuyến đi hồ Đại Lải, Vĩnh Phúc với 3 người bạn cách đây 2 tuần. 9h30 cả nhóm có mặt ở có mặt ở một resort đang xây dựng dở. Cả hội vứt đồ đạc lỉnh kỉnh trên xe rồi mặc độc chiếc quần sort và áo ba lỗ, mỗi người cưỡi lên một con vịt đạp bằng chân rồi đua nhau chèo từ bờ này sang bờ kia. Người đến sau cùng sẽ phải chịu toàn bộ chi phí ăn uống, thuê phòng.
Bên kia bờ toàn bộ đồ ăn đã được chuẩn bị sẵn, sau tiết mục "tập thể dục giữa hồ", ai nấy mồ hôi toát ra như tắm, tất cả leo lên lưng chừng quả đồi hít thở không khí rồi cùng nhau thưởng thức các món ăn ngon có các em tiếp viên ăn mặc chân quê hầu rượu. Chi phí cho mỗi chuyến đi như vậy khoảng 1-2 triệu đồng nhưng ai nấy ra về cũng cảm thấy sảng khoái đầu óc...
Theo phó giám đốc một công ty kinh doanh dịch vụ di động, giờ đã xa rồi cái thời người ta xả "xì-trét" bằng cách dẫn nhau vào các quán karaoke tay vịn hoặc các phòng tắm hơi có các em chân dài kỳ cọ. Kiểu ăn uống phè phỡn với nhà hàng, rượu tây bây giờ cũng không còn là mốt.
"Bây giờ là lúc các sếp quay trở lại theo thú chơi tao nhã. Chẳng hạn những khu vực thiên nhiên cây cỏ, thưởng ngoạn những cảnh đẹp ở các vùng miền quê có không khí trong lành", đại gia này khẳng định. Nghe có vẻ ngược đời, song theo quan niệm của các sếp bây giờ "đẳng cấp nhà quê" với "gà quê, vườn quê, gái quê, không khí quê, rượu quê"... mới thật là sự hưởng thụ.
Giám đốc một công ty du lịch tại Tp.HCM Nguyễn Mỹ Việt - một trong những người đàn ông mặc váy đỏ - giải thích: "Quái cũng là một cách để thư giãn mà, lấy lại phong độ làm việc cho đầu tuần sau".
Ở cái đất từng được xem là hòn ngọc Viễn Đông này, người ta chẳng mấy lạ lẫm với kiểu mang giày chiếc đực chiếc cái, thắt cà vạt nhưng mặc quần short áo thun... Song cảnh hàng nhóm đàn ông váy đỏ, vừa chạy vừa cười ha hả, vỗ tay ầm ĩ thì lần đầu tiên người dân Sài Gòn mới chứng kiến.
Hỏi ra mới biết, Sài Gòn lâu nay xuất hiện một câu lạc bộ xả stress cho doanh nhân, thường xuyên sinh hoạt vào chủ nhật hàng tuần tại khách sạn Caravelle. Tham gia vào câu lạc bộ không chỉ có người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Tp.HCM, mà còn không ít doanh nhân Việt, kỹ sư, bác sĩ, văn nghệ sĩ...
"Nghĩ ra những cách sinh hoạt quái lạ nhất, khùng nhất là mục tiêu của câu lạc bộ nhằm giúp doanh nhân, những người phải làm việc rất nhiều trong tuần nên cần phải xả xú-páp do công việc", một thành viên của câu lạc bộ này cho biết. "Tiếng cười vang xa", 1 đồn 10, câu lạc bộ này cứ ngày càng có nhiều thành viên đăng ký tham gia. Hiện có không dưới 50 thành viên thường trực, chưa kể khách "vãng lai".
Có lần hơn 30 thành viên đã kéo nhau đi chân không ra ngoại thành, khu vực trường bắn Thủ Đức, Tp.HCM. Không đi trên đường quốc lộ, cả bọn kéo nhau lội qua những đoạn kênh mương, sình lầy, xuống sông để đến đích. Thành viên nào càng nhầy nhụa, dơ bẩn vì sình càng tốt, chiếm được giải quán quân. Địa điểm tập kết cuối cùng là khu du lịch Bình Quới ở Thanh Đa. Vẫn theo phương thức cũ, cả nhóm cũng lội qua sông từ phía Thủ Đức về Bình Quới, quần áo lôi thôi ướt mẹp, tóc tai róc rách chảy nước vẫn cười ha hả ngồi ngay vào bàn ăn.
"Công nhận lao động vất vả, cười hết cỡ nên ăn như chưa bao giờ ngon đến thế", Hoàng, một thành viên của câu lạc bộ này kể. Anh cho biết, nhiều khi công việc rất căng thẳng, hoặc có một đối tác nào khó tính nhưng chịu chơi, anh lại rủ tham gia một chuyến "khùng" với câu lạc bộ. Kết quả là các hợp đồng ký kết cứ chạy ro ro, và đối tác trở thành thành viên thường xuyên của Club.
Để tham gia câu lạc bộ, ban đầu phải có sự giới thiệu của một thành viên cũ và có thể tham gia thử vài lần các đợt sinh hoạt club. Nếu OK, thành viên mới đóng phí, ghi tên, thậm chí đăng ký đồng phục với câu lạc bộ để sinh hoạt thường xuyên.
Không mặn mà với hình thức xả stress hơi điên này, nhiều doanh nhân khác thời gian gần đây lại thích đầu tư mua mô hình thuyền máy, máy bay, chiều chiều ra các con sông ở quận 7, khu Nam Sài Gòn, hoặc đến trường bắn Thủ Đức, Tp.HCM chơi thả.
Trần Bình, Giám đốc Công ty Phương Bình chuyên về nội thất, cho biết, anh đầu tư cả 100 triệu đồng cho chiếc canô mô hình thuộc loại hiện đại của mình, có trang bị cả thiết bị định vị toàn cầu. "Cái thú nhất là cuối tuần dành ít thời gian đi đua canô với bạn bè, đồng nghiệp, rất thú vị", ông giám đốc này hồ hởi nói.
Câu lạc bộ canô mô hình và club dành cho các phi công trên mặt đất cũng đã hình thành một cách tự nhiên ở Tp.HCM, qua những thành viên mê các cách giải trí này. Vũ Quốc Tiến, một doanh nhân đang tập tành tham gia làm phi công mặt đất không giấu được tham vọng sẽ trở thành một tay đua có hạng tại trường bắn Thủ Đức.
"Trước tôi ước mơ trở thành phi công nhưng cuối cùng lại đi buôn bán vải. Thôi thì chơi máy bay mô hình cũng là cách để thực hiện mơ ước thời thơ ấu của mình vậy, và để giải trí sau những lúc làm việc căng thẳng nữa", Tiến tâm sự.
Chưa ai thống kê xem một tuần trung bình mỗi "sếp" phải dự bao nhiêu tiệc chiêu đãi, bao nhiêu cuộc họp và bao nhiêu thời gian họ rơi vào trạng thái căng thẳng. Do vậy, tự tạo ra thú vui cho mình cũng là cách để họ tạm tách mình ra khỏi công việc trong ngày nghỉ cuối tuần.
Thời gian gần đây, giới doanh nhân Hà Nội rộ lên phong trào xài hàng "3G" - gạo quê - gà quê và... gái quê. Cuối tuần từng tốp khoảng 4-5 doanh nhân tụ tập trên một cuốc xe kéo về những nông trại, miệt vườn ở khu ngoại ô như Láng Hòa Lạc, Sóc Sơn, Đông Anh... Xa hơn nữa là những khu du lịch, sinh thái hoặc các resort có bể bơi, sân gofl, tennis, bi-a, phòng karaoke... ở khu vực Hòa Bình, Sơn Tây, Mộc Châu...
Cuối tuần nào giám đốc một công ty viễn thông ở Hà Nội đều xin phép vợ vác vợt tennis để đi thi đấu cùng các đối tác bạn hàng. Thực ra ông không đi chơi thể thao mà đang cùng hội bạn xuống tận hồ Đại Lải, Vĩnh Phúc để thưởng thức món gà nướng và hít thở chút không khí kiểu hương đồng gió nội.
Nhóm ông có 4 người đều là lãnh đạo các doanh nghiệp lớn hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Hằng tuần, các thành viên trong nhóm thay phiên nhau chọn địa điểm để đi, nguyên tắc là phải cách Hà Nội ít nhất là 10 km và không đem theo vợ con. Bao giờ cũng vậy, đúng 8h các thành viên có mặt ở điểm xuất phát. Màn ăn uống được thực hiện ở bến đỗ, họ trò chuyện vui vẻ sau đó tổ chức leo núi, cắm trại hoặc câu cá... Bao giờ cũng vậy, mỗi thành viên phải chuẩn bị ít nhất một câu chuyện cười để kể cho nhau nghe.
Anh Thiên Tùng, Giám đốc một công ty thiết kế quảng cáo cho biết, ấn tượng nhất đối với anh là chuyến đi hồ Đại Lải, Vĩnh Phúc với 3 người bạn cách đây 2 tuần. 9h30 cả nhóm có mặt ở có mặt ở một resort đang xây dựng dở. Cả hội vứt đồ đạc lỉnh kỉnh trên xe rồi mặc độc chiếc quần sort và áo ba lỗ, mỗi người cưỡi lên một con vịt đạp bằng chân rồi đua nhau chèo từ bờ này sang bờ kia. Người đến sau cùng sẽ phải chịu toàn bộ chi phí ăn uống, thuê phòng.
Bên kia bờ toàn bộ đồ ăn đã được chuẩn bị sẵn, sau tiết mục "tập thể dục giữa hồ", ai nấy mồ hôi toát ra như tắm, tất cả leo lên lưng chừng quả đồi hít thở không khí rồi cùng nhau thưởng thức các món ăn ngon có các em tiếp viên ăn mặc chân quê hầu rượu. Chi phí cho mỗi chuyến đi như vậy khoảng 1-2 triệu đồng nhưng ai nấy ra về cũng cảm thấy sảng khoái đầu óc...
Theo phó giám đốc một công ty kinh doanh dịch vụ di động, giờ đã xa rồi cái thời người ta xả "xì-trét" bằng cách dẫn nhau vào các quán karaoke tay vịn hoặc các phòng tắm hơi có các em chân dài kỳ cọ. Kiểu ăn uống phè phỡn với nhà hàng, rượu tây bây giờ cũng không còn là mốt.
"Bây giờ là lúc các sếp quay trở lại theo thú chơi tao nhã. Chẳng hạn những khu vực thiên nhiên cây cỏ, thưởng ngoạn những cảnh đẹp ở các vùng miền quê có không khí trong lành", đại gia này khẳng định. Nghe có vẻ ngược đời, song theo quan niệm của các sếp bây giờ "đẳng cấp nhà quê" với "gà quê, vườn quê, gái quê, không khí quê, rượu quê"... mới thật là sự hưởng thụ.