Cái bắt tay giữa PVcomBank với Vietnam Airlines
Mất tới hai năm đàm phán để PVcomBank với Vietnam Airlines có được cái bắt tay này
Thời gian gần đây, hành khách của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines bắt đầu làm quen với sự xuất hiện của thương hiệu Ngân hàng Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) ở mặt sau tấm vé lên máy bay.
Đây là sự xuất hiện bất ngờ, bởi trước đây mặt sau vé lên máy bay (boarding pass) của Vietnam Airlines để trống, hoặc chỉ có những thông tin ghi chú hạn chế.
PVcomBank đã trở thành đối tác, được độc quyền khai thác tài nguyên khoảng trống ở mặt sau trên tất cả các tấm vé của mọi chuyến bay nội địa và quốc tế của Vietnam Airlines, qua đó tăng cường tiếp cận khách hàng và phát triển thương hiệu.
Theo thỏa thuận, PVcomBank được chủ động chuyển tải các thông điệp về hoạt động, sản phẩm, dịch vụ… phù hợp của mình qua kênh tiếp cận khách hàng này. Việc thí điểm bằng sự hiện diện thương hiệu bắt đầu từ tháng 2 vừa qua.
Giá trị hợp đồng của sự hợp tác trên hiện chưa được tiết lộ. Song, được biết, để chốt lại hợp đồng, hai bên đã trải qua quá trình đàm phán trong khoảng hai năm.
Theo đại diện PVcomBank, hợp tác với Vietnam Airlines ở nội dung trên là một trong những bước đi năng động của PVcomBank trong việc xây dựng thương hiệu, hướng tới một ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam với hình ảnh luôn gần gũi, gắn bó và tin cậy đối với mọi khách hàng.
Trước đó, đây cũng là ngân hàng thương mại nhanh chân thiết lập sự hiện diện thương hiệu độc quyền trên cầu Nhật Tân từ đầu 2015, một trong những cây cầu lớn và hiện đại nhất Việt Nam, để tiếp cận khách hàng ở một cửa ngõ chính của Thủ đô.
“Chúng tôi kỳ vọng rằng, bên cạnh việc không ngừng phát triển sản phẩm và dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, thì những bước đi đó sẽ góp phần đưa một thương hiệu còn khá mới đến gần hơn với khách hàng. Ví như, với khoảng 15-16 triệu lượng vé của Vietnam Airlines mỗi năm, chúng tôi có thêm cơ hội để được gần các khách hàng tiềm năng hơn”, đại diện PVcomBank nói.
PVcomBank là thương hiệu còn khá mới, bắt đầu xuất hiện trên thị trường từ tháng 9/2013, qua hợp nhất Tổng công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) với Ngân hàng Phương Tây (Western Bank).
Đẩy mạnh xây dựng, quảng bá thương hiệu, cũng như tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng cá nhân, là hướng ưu tiên của PVcomBank hiện nay trong xây dựng các giá trị nền tảng.
Quá trình tái cơ cấu tại ngân hàng này sau hơn hai năm hợp nhất cũng đã có những kết quả tích cực bước đầu, là cơ sở để Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước tiếp tục xem xét tạo điều kiện thúc đẩy trong đề án tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020, dự kiến sẽ sớm được công bố.
Đây là sự xuất hiện bất ngờ, bởi trước đây mặt sau vé lên máy bay (boarding pass) của Vietnam Airlines để trống, hoặc chỉ có những thông tin ghi chú hạn chế.
PVcomBank đã trở thành đối tác, được độc quyền khai thác tài nguyên khoảng trống ở mặt sau trên tất cả các tấm vé của mọi chuyến bay nội địa và quốc tế của Vietnam Airlines, qua đó tăng cường tiếp cận khách hàng và phát triển thương hiệu.
Theo thỏa thuận, PVcomBank được chủ động chuyển tải các thông điệp về hoạt động, sản phẩm, dịch vụ… phù hợp của mình qua kênh tiếp cận khách hàng này. Việc thí điểm bằng sự hiện diện thương hiệu bắt đầu từ tháng 2 vừa qua.
Giá trị hợp đồng của sự hợp tác trên hiện chưa được tiết lộ. Song, được biết, để chốt lại hợp đồng, hai bên đã trải qua quá trình đàm phán trong khoảng hai năm.
Theo đại diện PVcomBank, hợp tác với Vietnam Airlines ở nội dung trên là một trong những bước đi năng động của PVcomBank trong việc xây dựng thương hiệu, hướng tới một ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam với hình ảnh luôn gần gũi, gắn bó và tin cậy đối với mọi khách hàng.
Trước đó, đây cũng là ngân hàng thương mại nhanh chân thiết lập sự hiện diện thương hiệu độc quyền trên cầu Nhật Tân từ đầu 2015, một trong những cây cầu lớn và hiện đại nhất Việt Nam, để tiếp cận khách hàng ở một cửa ngõ chính của Thủ đô.
“Chúng tôi kỳ vọng rằng, bên cạnh việc không ngừng phát triển sản phẩm và dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, thì những bước đi đó sẽ góp phần đưa một thương hiệu còn khá mới đến gần hơn với khách hàng. Ví như, với khoảng 15-16 triệu lượng vé của Vietnam Airlines mỗi năm, chúng tôi có thêm cơ hội để được gần các khách hàng tiềm năng hơn”, đại diện PVcomBank nói.
PVcomBank là thương hiệu còn khá mới, bắt đầu xuất hiện trên thị trường từ tháng 9/2013, qua hợp nhất Tổng công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) với Ngân hàng Phương Tây (Western Bank).
Đẩy mạnh xây dựng, quảng bá thương hiệu, cũng như tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng cá nhân, là hướng ưu tiên của PVcomBank hiện nay trong xây dựng các giá trị nền tảng.
Quá trình tái cơ cấu tại ngân hàng này sau hơn hai năm hợp nhất cũng đã có những kết quả tích cực bước đầu, là cơ sở để Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước tiếp tục xem xét tạo điều kiện thúc đẩy trong đề án tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020, dự kiến sẽ sớm được công bố.