Cái bắt tay lịch sử của lãnh đạo Mỹ, Cuba
Đây là cái bắt tay lịch sử thứ hai giữa các nhà lãnh đạo hai nước kể từ khi Cuộc cách mạng Cuba diễn ra vào năm 1960
Theo mạng Sky News, hôm 10/12, lãnh đạo hai quốc gia đang trong thời kỳ "băng giá" đã khiến dư luận quốc tế bất ngờ khi bắt tay nhau thân thiện tại lễ tang vị Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi.
Hôm qua, gần 100 nguyên thủ các quốc gia, lãnh đạo tôn giáo và hoàng tộc cùng hàng chục nghìn người dân Nam Phi đã tập trung dưới trời mưa tại sân vận động Soccer City ở Johannesburg, để tham dự lễ tang của ông Nelson Mandela, "người cha già" của Nam Phi, một biểu tượng của nền hòa bình thế giới.
Tại buổi lễ trang nghiêm này, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có bài phát biểu ca ngợi sự nghiệp và di sản của cố Tổng thống Nam Phi. Khi bước lên bục phát biểu, ông bất ngờ dừng lại để bắt tay Chủ tịch Cuba Raul Castro. Đáp lại, nhà lãnh đạo Cuba Castro cũng nhẹ nhàng mỉm cười và bắt tay ông Obama.
Đây là cái bắt tay lịch sử thứ hai giữa các nhà lãnh đạo hai nước kể từ khi Cuộc cách mạng Cuba diễn ra vào năm 1960. Cái bắt tay lịch sử đầu tiên giữa Chủ tịch Fidel Castro và Cựu Tổng thống Bill Clinton diễn ra tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc diễn ra vào hồi tháng 9 năm 2000.
Theo một quan chức Mỹ, đây có thể là dấu hiệu cho thấy ông Obama muốn đối thoại với Cuba. Hãng tin AP nhận định, thời gian gần đây, Mỹ và Cuba đã có những bước tiến nhỏ xích lại gần nhau hơn, điều này đang mang lại hy vọng đột phá trong quan hệ giữa hai quốc gia này.
Tuy nhiên, liệu đây có phải là dấu hiệu phá băng trong quan hệ giữa hai quốc gia Mỹ, Cuba hay không thì vẫn chưa ai rõ. Mỹ và Cuba vốn không có quan hệ ngoại giao từ năm 1961. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2011, ông Obama đã dỡ bỏ một số biện pháp cấm vận về vấn đề thị thực, đi lại và kiều hối đối với Cuba.
Phát biểu tại lễ tang cố Tổng thống Nam Phi, Tổng thống Mỹ Barack Obama ca ngợi ông Mandela là "người khổng lồ" của lịch sử. "Thật khó để tôn vinh bất kỳ con người nào... càng khó hơn để làm như vậy đối với một người khổng lồ của lịch sử, người đã đưa cả một dân tộc đến với công lý", ông Obama nói.
Hôm qua, gần 100 nguyên thủ các quốc gia, lãnh đạo tôn giáo và hoàng tộc cùng hàng chục nghìn người dân Nam Phi đã tập trung dưới trời mưa tại sân vận động Soccer City ở Johannesburg, để tham dự lễ tang của ông Nelson Mandela, "người cha già" của Nam Phi, một biểu tượng của nền hòa bình thế giới.
Tại buổi lễ trang nghiêm này, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có bài phát biểu ca ngợi sự nghiệp và di sản của cố Tổng thống Nam Phi. Khi bước lên bục phát biểu, ông bất ngờ dừng lại để bắt tay Chủ tịch Cuba Raul Castro. Đáp lại, nhà lãnh đạo Cuba Castro cũng nhẹ nhàng mỉm cười và bắt tay ông Obama.
Đây là cái bắt tay lịch sử thứ hai giữa các nhà lãnh đạo hai nước kể từ khi Cuộc cách mạng Cuba diễn ra vào năm 1960. Cái bắt tay lịch sử đầu tiên giữa Chủ tịch Fidel Castro và Cựu Tổng thống Bill Clinton diễn ra tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc diễn ra vào hồi tháng 9 năm 2000.
Theo một quan chức Mỹ, đây có thể là dấu hiệu cho thấy ông Obama muốn đối thoại với Cuba. Hãng tin AP nhận định, thời gian gần đây, Mỹ và Cuba đã có những bước tiến nhỏ xích lại gần nhau hơn, điều này đang mang lại hy vọng đột phá trong quan hệ giữa hai quốc gia này.
Tuy nhiên, liệu đây có phải là dấu hiệu phá băng trong quan hệ giữa hai quốc gia Mỹ, Cuba hay không thì vẫn chưa ai rõ. Mỹ và Cuba vốn không có quan hệ ngoại giao từ năm 1961. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2011, ông Obama đã dỡ bỏ một số biện pháp cấm vận về vấn đề thị thực, đi lại và kiều hối đối với Cuba.
Phát biểu tại lễ tang cố Tổng thống Nam Phi, Tổng thống Mỹ Barack Obama ca ngợi ông Mandela là "người khổng lồ" của lịch sử. "Thật khó để tôn vinh bất kỳ con người nào... càng khó hơn để làm như vậy đối với một người khổng lồ của lịch sử, người đã đưa cả một dân tộc đến với công lý", ông Obama nói.