Cải cách doanh nghiệp Nhà nước nhìn từ TAC
Từ hai tháng nay những cổ đông tổ chức nước ngoài đã và đang tiếp tục rút vốn ở TAC
Từ hai tháng nay những cổ đông tổ chức nước ngoài dài hạn là Amersham Industries, Vietnam Dragon Fund, Jaccar Capital Fund đã và đang tiếp tục rút vốn ở Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An (TAC) bằng cách bán cổ phiếu này trên sàn niêm yết.
Lý do là sự bất đồng quan điểm trong phương thức nhập khẩu nguyên liệu giữa các cổ đông thông qua các đại diện trong hội đồng quản trị doanh nghiệp. Đằng sau sự “rút lui” đó nổi lên một vấn đề gai góc: phương thức quản trị thời bao cấp và sự can thiệp của đại diện cổ đông Nhà nước trong hoạt động của công ty cổ phần.
Mấu chốt những mâu thuẫn ở TAC là việc nhập khẩu nguyên liệu. Phần lớn nguyên liệu sử dụng trong sản xuất của TAC được nhập khẩu qua Công ty Vocarimex, đơn vị vẫn đang nắm giữ 51% vốn điều lệ của TAC.
Vocarimex không phải là nhà sản xuất nguyên liệu, mà cũng là một nhà nhập khẩu và tất nhiên khi mua lại nguyên liệu từ Vocarimex, TAC phải trả phí. Nếu TAC được nhập khẩu nguyên liệu trực tiếp từ nước ngoài, giá thành nhập khẩu sẽ thấp hơn, giảm được một phần chi phí và có khả năng lợi nhuận tăng lên.
Những cổ đông nhỏ ở TAC chẳng thể thay đổi được phương thức nhập khẩu của công ty bởi lẽ Vocarimex là cổ đông chi phối, với 51% tỷ lệ sở hữu, họ có quyền định đoạt phương thức nhập khẩu, quản trị doanh nghiệp ở TAC.
TAC đã thử nhiều lần tăng vốn điều lệ, để bổ sung nguồn vốn đầu tư và lưu động, đồng thời giảm bớt tỷ lệ nắm giữ của cổ đông nhà nước (như nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa khác đã làm), nhưng không thành. Việc tăng vốn không thể thực hiện khi cổ đông nhà nước nắm phần vốn lớn không đồng ý.
TAC không phải là doanh nghiệp đầu tiên đã cổ phần hóa nhưng vẫn chịu sự chi phối hoàn toàn của cổ đông nhà nước. Sau khi các đơn vị trực thuộc cổ phần hóa, một số doanh nghiệp chủ quản trước đó tìm mọi cách bảo vệ quyền lợi của họ trong công ty cổ phần.
Quá trình này cản trở việc thay đổi phương thức điều hành, quản trị của những công ty cổ phần hóa. Nói một cách khác, cổ phần hóa đã diễn ra, nhưng tính chất quốc doanh của doanh nghiệp còn nguyên đó.
Để công ty cổ phần hoàn toàn chủ động trong hoạt động của mình, thiết nghĩ với những doanh nghiệp như TAC, vốn Nhà nước trong công ty cần phải chuyển về cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) quản lý.
Với những doanh nghiệp hoạt động tốt, quyền lợi người lao động được đảm bảo, thông tin minh bạch, mối quan tâm hàng đầu của SCIC là bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, sao cho đồng vốn nhà nước sinh sôi nảy nở, thu được nhiều lợi nhuận cho ngân sách.
Với công ty cổ phần, lợi ích của người lao động, lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp là những tiêu chí hàng đầu. Không thể vì lợi ích của cổ đông nhà nước mà hy sinh lợi ích công ty cổ phần. Một khi lợi nhuận công ty cổ phần càng cao, quyền lợi người lao động được nâng lên, lợi ích cổ đông cũng được cải thiện, trong đó có cổ đông nhà nước.
Mặt khác, với những doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như TAC, Nhà nước có nên tiếp tục nắm giữ cổ phần chi phối? Theo phân loại của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tiến trình cổ phần hóa, Nhà nước chỉ nắm giữ cổ phần chi phối ở những lĩnh vực quan trọng, then chốt của nền kinh tế.
Những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác có thể cổ phần hóa 100%. TAC đã cổ phần hóa được bốn năm, doanh nghiệp có nhu cầu tăng vốn, đầu tư cho dự án nhà máy dầu Phú Mỹ, vậy tại sao cổ đông nhà nước lại không ủng hộ việc tăng vốn? Phải chăng Vocarimex không đồng ý tăng vốn điều lệ cho TAC nhằm giữ nguyên quyền chi phối của mình đối với công ty?
Các quỹ đầu tư nước ngoài đã mua cổ phiếu TAC từ nhiều năm trước với giá thấp hơn giá giao dịch trên sàn hiện nay. Bán ra bây giờ họ có lời, và nếu không đầu tư vào doanh nghiệp này, họ sẽ tìm địa chỉ đầu tư cho đồng vốn ở đơn vị khác. Sẽ có những nhà đầu tư mới mua cổ phiếu TAC, thế chỗ họ.
Nhưng TAC có thay đổi được phương thức quản trị điều hành, có đạt được hiệu quả lợi nhuận tối đa trong khả năng của công ty không mới là điều đáng nói.
Nếu các doanh nghiệp đang chuẩn bị và sẽ cổ phần hóa rơi vào tình trạng của TAC, liệu họ có thu hút được nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài? Có chuyển đổi thành công ty cổ phần thành công? Đấy mới chính là ý nghĩa sâu xa, ảnh hưởng tới động lực cổ phần hóa, đến công cuộc cải cách doanh nghiệp quốc doanh, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của cả nền kinh tế.
(Theo TBKTSG)
Lý do là sự bất đồng quan điểm trong phương thức nhập khẩu nguyên liệu giữa các cổ đông thông qua các đại diện trong hội đồng quản trị doanh nghiệp. Đằng sau sự “rút lui” đó nổi lên một vấn đề gai góc: phương thức quản trị thời bao cấp và sự can thiệp của đại diện cổ đông Nhà nước trong hoạt động của công ty cổ phần.
Mấu chốt những mâu thuẫn ở TAC là việc nhập khẩu nguyên liệu. Phần lớn nguyên liệu sử dụng trong sản xuất của TAC được nhập khẩu qua Công ty Vocarimex, đơn vị vẫn đang nắm giữ 51% vốn điều lệ của TAC.
Vocarimex không phải là nhà sản xuất nguyên liệu, mà cũng là một nhà nhập khẩu và tất nhiên khi mua lại nguyên liệu từ Vocarimex, TAC phải trả phí. Nếu TAC được nhập khẩu nguyên liệu trực tiếp từ nước ngoài, giá thành nhập khẩu sẽ thấp hơn, giảm được một phần chi phí và có khả năng lợi nhuận tăng lên.
Những cổ đông nhỏ ở TAC chẳng thể thay đổi được phương thức nhập khẩu của công ty bởi lẽ Vocarimex là cổ đông chi phối, với 51% tỷ lệ sở hữu, họ có quyền định đoạt phương thức nhập khẩu, quản trị doanh nghiệp ở TAC.
TAC đã thử nhiều lần tăng vốn điều lệ, để bổ sung nguồn vốn đầu tư và lưu động, đồng thời giảm bớt tỷ lệ nắm giữ của cổ đông nhà nước (như nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa khác đã làm), nhưng không thành. Việc tăng vốn không thể thực hiện khi cổ đông nhà nước nắm phần vốn lớn không đồng ý.
TAC không phải là doanh nghiệp đầu tiên đã cổ phần hóa nhưng vẫn chịu sự chi phối hoàn toàn của cổ đông nhà nước. Sau khi các đơn vị trực thuộc cổ phần hóa, một số doanh nghiệp chủ quản trước đó tìm mọi cách bảo vệ quyền lợi của họ trong công ty cổ phần.
Quá trình này cản trở việc thay đổi phương thức điều hành, quản trị của những công ty cổ phần hóa. Nói một cách khác, cổ phần hóa đã diễn ra, nhưng tính chất quốc doanh của doanh nghiệp còn nguyên đó.
Để công ty cổ phần hoàn toàn chủ động trong hoạt động của mình, thiết nghĩ với những doanh nghiệp như TAC, vốn Nhà nước trong công ty cần phải chuyển về cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) quản lý.
Với những doanh nghiệp hoạt động tốt, quyền lợi người lao động được đảm bảo, thông tin minh bạch, mối quan tâm hàng đầu của SCIC là bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, sao cho đồng vốn nhà nước sinh sôi nảy nở, thu được nhiều lợi nhuận cho ngân sách.
Với công ty cổ phần, lợi ích của người lao động, lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp là những tiêu chí hàng đầu. Không thể vì lợi ích của cổ đông nhà nước mà hy sinh lợi ích công ty cổ phần. Một khi lợi nhuận công ty cổ phần càng cao, quyền lợi người lao động được nâng lên, lợi ích cổ đông cũng được cải thiện, trong đó có cổ đông nhà nước.
Mặt khác, với những doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như TAC, Nhà nước có nên tiếp tục nắm giữ cổ phần chi phối? Theo phân loại của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tiến trình cổ phần hóa, Nhà nước chỉ nắm giữ cổ phần chi phối ở những lĩnh vực quan trọng, then chốt của nền kinh tế.
Những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác có thể cổ phần hóa 100%. TAC đã cổ phần hóa được bốn năm, doanh nghiệp có nhu cầu tăng vốn, đầu tư cho dự án nhà máy dầu Phú Mỹ, vậy tại sao cổ đông nhà nước lại không ủng hộ việc tăng vốn? Phải chăng Vocarimex không đồng ý tăng vốn điều lệ cho TAC nhằm giữ nguyên quyền chi phối của mình đối với công ty?
Các quỹ đầu tư nước ngoài đã mua cổ phiếu TAC từ nhiều năm trước với giá thấp hơn giá giao dịch trên sàn hiện nay. Bán ra bây giờ họ có lời, và nếu không đầu tư vào doanh nghiệp này, họ sẽ tìm địa chỉ đầu tư cho đồng vốn ở đơn vị khác. Sẽ có những nhà đầu tư mới mua cổ phiếu TAC, thế chỗ họ.
Nhưng TAC có thay đổi được phương thức quản trị điều hành, có đạt được hiệu quả lợi nhuận tối đa trong khả năng của công ty không mới là điều đáng nói.
Nếu các doanh nghiệp đang chuẩn bị và sẽ cổ phần hóa rơi vào tình trạng của TAC, liệu họ có thu hút được nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài? Có chuyển đổi thành công ty cổ phần thành công? Đấy mới chính là ý nghĩa sâu xa, ảnh hưởng tới động lực cổ phần hóa, đến công cuộc cải cách doanh nghiệp quốc doanh, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của cả nền kinh tế.
(Theo TBKTSG)