Cải cách tài khóa: Từ mục tiêu đến cách hành xử
Ở mỗi chính sách tài khóa đều cho thấy đều xuất hiện sự đan xen giữa các lợi ích thu được với rủi ro
“Chính sách tài khóa chỉ có một nhưng yêu cầu đặt ra thì có nhiều và nó đối chọi nhau. Chính sách tài khóa phải cùng lúc đáp ứng được nhiều nhu cầu và những đối chọi nhau ấy”, ông Laurence Haris, Cố vấn kinh tế cho Bộ trưởng Bộ Tài chính Nam Phi mở đầu chủ đề tranh luận tại hội thảo tham vấn quốc tế về cải cách tài khóa, được tổ chức tại Hội An cuối tuần qua.
Những ví dụ được vị này đưa ra khá sinh động và ở mỗi chính sách tài khóa đều cho thấy đều xuất hiện sự đan xen giữa các lợi ích thu được với rủi ro.
Ông Haris lập luận rằng, thâm hụt tài khóa có thể được bù đắp bằng cách phát hành nợ trên thị trường tài chính và song song với nó, một quốc gia cũng phải trả các khoản trả nợ cũ. Nếu chính phủ tung ra chính sách tài khóa lớn có thể làm tăng lãi suất thị trường tài chính và với một thị trường năng động, lãi suất sẽ phản ứng ngay lập tức, hoặc do tăng nhu cầu vốn, hoặc qua kỳ vọng về sự mất giá trên thị trường tài chính.
Ngược lại, thị trường tài chính cũng hoàn toàn có thể tác động ngược trở lại tài khóa. Vị giáo sư từ Đại học London (Anh) cho rằng, việc ngân hàng trung ương tung ra một lượng tiền nội tệ để mua ngoại tệ cũng tạo ra rủi ro của riêng nó. “Ngân hàng trung ương phải cân nhắc trong khi ra hành động trung hòa như thế, và chỉ làm đến mức nào đó mà Bộ Tài chính cho phép chứ không phải muốn làm thế nào cũng được”, ông Haris nêu quan điểm.
Từ sự đối chọi trong các chính sách vĩ mô, khác biệt giữa mong muốn đạt được và thực tế tác động cũng được vị diễn giả từ nước Anh lưu ý trước Hội thảo. Trong bối cảnh tăng trưởng thấp xuống so với tiềm năng, sản lượng giảm sút, các chính sách tài khóa nhằm kích thích tăng trưởng ở nhiều quốc gia được kỳ vọng sẽ làm giảm bớt áp lực giảm tăng trưởng và ổn định dần.
Nhưng, ông Haris cho rằng đấy mới là quan điểm trên lý thuyết. Thực tế thế nào, sản lượng có tăng theo các chính sách kích thích kinh tế mà đằng sau đó là thâm hụt ngân sách? Hay tăng trưởng có phục hồi nhanh không? Đây là hàng loạt những câu hỏi mà lâu nay vẫn làm “bận lòng” nhiều chính phủ trong tình hình “nước sôi lửa bỏng” tăng trưởng của nền kinh tế đi xuống nhanh chóng.
Nghiên cứu hiệu ứng của chính sách nới lỏng tài khóa tại nhiều quốc gia trong các giai đoạn khủng hoảng, ông Haris rút ra kết luận rằng, với 1 triệu đồng tăng chi của chính phủ sẽ tác động làm tăng GDP khoảng 200 nghìn đồng ở năm đầu, và phải mất đến 6 năm tăng trưởng liên tục mới bù được chi phí tài khóa đưa ra. Nguyên nhân là do tăng trưởng dù được phục hồi nhưng càng về sau lại kém hiệu quả hơn, đặc biệt là với trường hợp của các nước đang phát triển.
Ông Haris cũng lưu ý với các nền kinh tế nhỏ, bất lợi còn nằm ở chỗ chính sách nới lỏng tài khóa thường ảnh hưởng lên cán cân thương mại. “Ấy là vì nền kinh tế nhỏ có yếu tố nhập khẩu nhiều. Chúng ta thấy chính sách tài khóa kích thích tăng trưởng không phản ánh vào sản xuất trong nước nhiều mà chỉ có lợi cho bên ngoài”, ông cho hay.
Một kết quả khác cũng được ông Haris rút ra từ nghiên cứu nhiều trường hợp kích thích tài khóa trên thế giới, liên quan đến tác động số nhân đối với tăng trưởng kinh tế thường ít hơn ở nước có nợ cao. Điểm này, nhiều chuyên gia tại Hội thảo cũng lưu ý với trường hợp của Việt Nam. “Khi tăng chi tiêu chính phủ mà theo thời gian không có tăng GDP tương ứng thì sẽ có tác động đến ổn định vĩ mô”, chuyên gia từ Đại học London lưu ý thêm.
Một định hướng dài hạn cho điều hành tài khóa cũng được nhiều chuyên gia khuyến cáo cần áp dụng. “Vì chúng ta hướng tới 0% thâm hụt trong dài hạn. Bởi vì, trong khi kinh tế đang ảm đạm thì thâm hụt, còn tốt thì thặng dư. Hai cái đó thấu trừ nhau để thâm hụt bằng không”, ông Haris nhấn mạnh. Quan điểm này cũng được Jonathan Pincus, Giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright chia sẻ.
Để tránh việc các quốc gia thường tăng cường chi tiêu quá lớn trong giai đoạn kinh tế phát triển, giảm mạnh lúc tình hình tăng trưởng ảm đạm, chuyên gia này cho rằng cần phải quy định một nguyên tắc tài khóa, sao cho đảm bảo được “tính ngược chiều” với tình hình kinh tế, vốn là khó khăn đối với các nước đang phát triển.
Lợi ích của nguyên tắc tài khóa này, theo ông Haris, là ở chỗ nó sẽ tác động tốt đến thị trường tài chính. Bởi vì, các thị trường tài chính luôn hướng đến dữ kiện tương lai. Hiện thâm hụt là gì cũng quan trọng, nhưng trên hết họ hướng đến đánh giá triển vọng. Nếu một chính phủ có kế hoạch hướng đến thăng bằng ngân sách thì sẽ thuyết phục được xã hội rằng, chính phủ này không phải “ăn xổi”. Điều này sẽ tạo kiều kiện cho thị trường tài chính ổn định hơn, chủ nợ và người cho vay sẵn sàng cấp vốn ở mức lãi suất thấp hơn.
Hai lưu ý quan trọng đối với việc thiết kế chính sách tài khóa cũng được nhiều vị chuyên gia nước ngoài nêu tại hội thảo. Jonathan Pincus, Giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright cho rằng, muốn có chính sách tài khóa ngược chiều chu kỳ kinh tế thì phải lường trước quy mô luồng vốn, để không bị ảnh hưởng luồng vốn nóng vào-ra tác động đến giá tài sản, đến tài khóa.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Ba Lan Grzegorz W. Kolodko thì lưu ý, trong bối cảnh thâm hụt ngân sách gia tăng cần triệt để tiết kiệm và để tăng đầu tư trong giai đoạn nền kinh tế và tài khóa khó khăn không nhất thiết phải tăng tổng lượng chi mà quan trọng là chi vào đâu và cấu trúc chi như thế nào.
Những ví dụ được vị này đưa ra khá sinh động và ở mỗi chính sách tài khóa đều cho thấy đều xuất hiện sự đan xen giữa các lợi ích thu được với rủi ro.
Ông Haris lập luận rằng, thâm hụt tài khóa có thể được bù đắp bằng cách phát hành nợ trên thị trường tài chính và song song với nó, một quốc gia cũng phải trả các khoản trả nợ cũ. Nếu chính phủ tung ra chính sách tài khóa lớn có thể làm tăng lãi suất thị trường tài chính và với một thị trường năng động, lãi suất sẽ phản ứng ngay lập tức, hoặc do tăng nhu cầu vốn, hoặc qua kỳ vọng về sự mất giá trên thị trường tài chính.
Ngược lại, thị trường tài chính cũng hoàn toàn có thể tác động ngược trở lại tài khóa. Vị giáo sư từ Đại học London (Anh) cho rằng, việc ngân hàng trung ương tung ra một lượng tiền nội tệ để mua ngoại tệ cũng tạo ra rủi ro của riêng nó. “Ngân hàng trung ương phải cân nhắc trong khi ra hành động trung hòa như thế, và chỉ làm đến mức nào đó mà Bộ Tài chính cho phép chứ không phải muốn làm thế nào cũng được”, ông Haris nêu quan điểm.
Từ sự đối chọi trong các chính sách vĩ mô, khác biệt giữa mong muốn đạt được và thực tế tác động cũng được vị diễn giả từ nước Anh lưu ý trước Hội thảo. Trong bối cảnh tăng trưởng thấp xuống so với tiềm năng, sản lượng giảm sút, các chính sách tài khóa nhằm kích thích tăng trưởng ở nhiều quốc gia được kỳ vọng sẽ làm giảm bớt áp lực giảm tăng trưởng và ổn định dần.
Nhưng, ông Haris cho rằng đấy mới là quan điểm trên lý thuyết. Thực tế thế nào, sản lượng có tăng theo các chính sách kích thích kinh tế mà đằng sau đó là thâm hụt ngân sách? Hay tăng trưởng có phục hồi nhanh không? Đây là hàng loạt những câu hỏi mà lâu nay vẫn làm “bận lòng” nhiều chính phủ trong tình hình “nước sôi lửa bỏng” tăng trưởng của nền kinh tế đi xuống nhanh chóng.
Nghiên cứu hiệu ứng của chính sách nới lỏng tài khóa tại nhiều quốc gia trong các giai đoạn khủng hoảng, ông Haris rút ra kết luận rằng, với 1 triệu đồng tăng chi của chính phủ sẽ tác động làm tăng GDP khoảng 200 nghìn đồng ở năm đầu, và phải mất đến 6 năm tăng trưởng liên tục mới bù được chi phí tài khóa đưa ra. Nguyên nhân là do tăng trưởng dù được phục hồi nhưng càng về sau lại kém hiệu quả hơn, đặc biệt là với trường hợp của các nước đang phát triển.
Ông Haris cũng lưu ý với các nền kinh tế nhỏ, bất lợi còn nằm ở chỗ chính sách nới lỏng tài khóa thường ảnh hưởng lên cán cân thương mại. “Ấy là vì nền kinh tế nhỏ có yếu tố nhập khẩu nhiều. Chúng ta thấy chính sách tài khóa kích thích tăng trưởng không phản ánh vào sản xuất trong nước nhiều mà chỉ có lợi cho bên ngoài”, ông cho hay.
Một kết quả khác cũng được ông Haris rút ra từ nghiên cứu nhiều trường hợp kích thích tài khóa trên thế giới, liên quan đến tác động số nhân đối với tăng trưởng kinh tế thường ít hơn ở nước có nợ cao. Điểm này, nhiều chuyên gia tại Hội thảo cũng lưu ý với trường hợp của Việt Nam. “Khi tăng chi tiêu chính phủ mà theo thời gian không có tăng GDP tương ứng thì sẽ có tác động đến ổn định vĩ mô”, chuyên gia từ Đại học London lưu ý thêm.
Một định hướng dài hạn cho điều hành tài khóa cũng được nhiều chuyên gia khuyến cáo cần áp dụng. “Vì chúng ta hướng tới 0% thâm hụt trong dài hạn. Bởi vì, trong khi kinh tế đang ảm đạm thì thâm hụt, còn tốt thì thặng dư. Hai cái đó thấu trừ nhau để thâm hụt bằng không”, ông Haris nhấn mạnh. Quan điểm này cũng được Jonathan Pincus, Giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright chia sẻ.
Để tránh việc các quốc gia thường tăng cường chi tiêu quá lớn trong giai đoạn kinh tế phát triển, giảm mạnh lúc tình hình tăng trưởng ảm đạm, chuyên gia này cho rằng cần phải quy định một nguyên tắc tài khóa, sao cho đảm bảo được “tính ngược chiều” với tình hình kinh tế, vốn là khó khăn đối với các nước đang phát triển.
Lợi ích của nguyên tắc tài khóa này, theo ông Haris, là ở chỗ nó sẽ tác động tốt đến thị trường tài chính. Bởi vì, các thị trường tài chính luôn hướng đến dữ kiện tương lai. Hiện thâm hụt là gì cũng quan trọng, nhưng trên hết họ hướng đến đánh giá triển vọng. Nếu một chính phủ có kế hoạch hướng đến thăng bằng ngân sách thì sẽ thuyết phục được xã hội rằng, chính phủ này không phải “ăn xổi”. Điều này sẽ tạo kiều kiện cho thị trường tài chính ổn định hơn, chủ nợ và người cho vay sẵn sàng cấp vốn ở mức lãi suất thấp hơn.
Hai lưu ý quan trọng đối với việc thiết kế chính sách tài khóa cũng được nhiều vị chuyên gia nước ngoài nêu tại hội thảo. Jonathan Pincus, Giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright cho rằng, muốn có chính sách tài khóa ngược chiều chu kỳ kinh tế thì phải lường trước quy mô luồng vốn, để không bị ảnh hưởng luồng vốn nóng vào-ra tác động đến giá tài sản, đến tài khóa.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Ba Lan Grzegorz W. Kolodko thì lưu ý, trong bối cảnh thâm hụt ngân sách gia tăng cần triệt để tiết kiệm và để tăng đầu tư trong giai đoạn nền kinh tế và tài khóa khó khăn không nhất thiết phải tăng tổng lượng chi mà quan trọng là chi vào đâu và cấu trúc chi như thế nào.