“Cái chết của S-Fone không đến từ công nghệ!”
Liệu S-Fone có nên “khai tử” công nghệ CDMA để chuyển sang công nghệ hiện đại hơn cho phù hợp với thời cuộc?
Nhiều người hiện “đổ lỗi” cho sự suy tàn của S-Fone là công nghệ CDMA đã không còn thích hợp tại Việt Nam, đặc biệt là sự hạn chế về thiết bị đầu cuối đã không thể so được với sự phong phú, đa dạng của thiết bị dùng mạng GSM.
Một nguyên nhân cơ bản khác được viện dẫn là những hạn chế và sai lầm của mô hình hoạt động theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC).
Nhưng nay, Công ty Cổ phần Dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT) - đơn vị sở hữu mạng di động S-Fone, đã thực hiện chuyển đổi sang hình thức liên doanh từ cuối năm 2010, vì thế được chủ động tự do lựa chọn mô hình chiến lược kinh doanh và công nghệ của mình.
Một câu hỏi đang được đặt ra, liệu S-Fone có nên “khai tử” công nghệ CDMA để chuyển sang công nghệ hiện đại hơn cho phù hợp với thời cuộc?
Ông Hoàng Ngọc Diệp, người nguyên là Tổng giám đốc Qualcomm khu vực Đông Dương, đã có nhiều năm làm tư vấn về công nghệ cho ngành viễn thông, cho rằng “cái chết” của S-Fone, nếu xảy ra, sẽ không đến từ công nghệ, mà là từ quản trị.
“Đổ lỗi cho công nghệ thì dễ lắm, nhưng công nghệ không biết nói. Đổ lỗi cho thiết bị cũng vô lý. Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc, nhiều nước châu Phi người ta làm được, vậy tại sao Việt Nam mình không làm được?”, ông Diệp đặt câu hỏi.
Theo ông Diệp, S-Fone nên tìm ra căn nguyên của sự thất bại và quyết tâm thay đổi nó. Ông cho rằng, hướng khai thác phát triển hiện nay và trong tương lai gần của S-Fone là rất khó khăn, khi vấn đề không nằm ở đối tác đầu tư mà là tầm nhìn, chiến lược kinh doanh và quản lý của đội ngũ lãnh đạo.
Ông phân tích, kể cả khi S-Fone chuyển sang công nghệ HSPA (3G) như các mạng lớn hiện nay thì vẫn không thể “đấu” lại được với Viettel, MobiFone hay VinaPhone. Ngay như Hutchison Telecom - một trong những tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới, với tiềm lực tài chính và công nghệ rất mạnh - đầu tư vào Vietnamobile (trước đó cũng thực hiện chuyển từ công nghệ CDMA sang GSM) mà vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn.
Theo ông Diệp, hướng đi của S-Fone lúc này không phải đơn giản là sự chuyển đổi về công nghệ, mà phải có đội ngũ lãnh đạo với tầm nhìn và những chiến lược kinh doanh tạo được những sự khác biệt để chiếm lĩnh các thị phần mà các đơn vị cạnh tranh khác chưa chiếm lĩnh.
Thứ hai là có nguồn vốn rất mạnh để thực hiện những sự khác biệt đó.
Một trong những lối thoát cho S-Fone, theo ông Diệp, là tập trung vào nhu cầu đặc thù của các tổ chức doanh nghiệp, vào nhu cầu kết nối giữa thiết bị đến thiết bị (M2M)… lĩnh vực mà các nhà mạng khác chưa phát triển nhiều.
Trả lời VnEconomy về việc lựa chọn công nghệ cho tương lai của S-Fone, ông Phạm Tiến Thịnh, Giám đốc Điều hành Trung tâm điện thoại di động CDMA S-Telecom cho rằng, việc lựa chọn công nghệ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như thị trường, gồm nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, sự phát triển của công nghệ đó trên thị trường khu vực và thế giới, giá thành cho sản phẩm đầu cuối…
“Tuy nhiên, chắc chắn việc định hướng về công nghệ sẽ được các bên liên quan cùng cân nhắc bởi băng tần 850 Mhz (băng tần hiện S-Fone đang sử dụng - PV) là băng tần có rất nhiều lợi thế xét về mặt công nghệ, có thể triển khai hầu hết các công nghệ thông tin di động, từ CDMA đến WCDMA/HPSA+, kể cả LTE. Ngoài ra, xét về hiệu quả đầu tư, với băng tần này, S-Fone sẽ cần ít trạm hơn nhiều để phủ sóng một vùng tương tự so với một mạng di động hoạt động trên các băng tần khác”, ông Thịnh cho biết.
Một nguyên nhân cơ bản khác được viện dẫn là những hạn chế và sai lầm của mô hình hoạt động theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC).
Nhưng nay, Công ty Cổ phần Dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT) - đơn vị sở hữu mạng di động S-Fone, đã thực hiện chuyển đổi sang hình thức liên doanh từ cuối năm 2010, vì thế được chủ động tự do lựa chọn mô hình chiến lược kinh doanh và công nghệ của mình.
Một câu hỏi đang được đặt ra, liệu S-Fone có nên “khai tử” công nghệ CDMA để chuyển sang công nghệ hiện đại hơn cho phù hợp với thời cuộc?
Ông Hoàng Ngọc Diệp, người nguyên là Tổng giám đốc Qualcomm khu vực Đông Dương, đã có nhiều năm làm tư vấn về công nghệ cho ngành viễn thông, cho rằng “cái chết” của S-Fone, nếu xảy ra, sẽ không đến từ công nghệ, mà là từ quản trị.
“Đổ lỗi cho công nghệ thì dễ lắm, nhưng công nghệ không biết nói. Đổ lỗi cho thiết bị cũng vô lý. Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc, nhiều nước châu Phi người ta làm được, vậy tại sao Việt Nam mình không làm được?”, ông Diệp đặt câu hỏi.
Theo ông Diệp, S-Fone nên tìm ra căn nguyên của sự thất bại và quyết tâm thay đổi nó. Ông cho rằng, hướng khai thác phát triển hiện nay và trong tương lai gần của S-Fone là rất khó khăn, khi vấn đề không nằm ở đối tác đầu tư mà là tầm nhìn, chiến lược kinh doanh và quản lý của đội ngũ lãnh đạo.
Ông phân tích, kể cả khi S-Fone chuyển sang công nghệ HSPA (3G) như các mạng lớn hiện nay thì vẫn không thể “đấu” lại được với Viettel, MobiFone hay VinaPhone. Ngay như Hutchison Telecom - một trong những tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới, với tiềm lực tài chính và công nghệ rất mạnh - đầu tư vào Vietnamobile (trước đó cũng thực hiện chuyển từ công nghệ CDMA sang GSM) mà vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn.
Theo ông Diệp, hướng đi của S-Fone lúc này không phải đơn giản là sự chuyển đổi về công nghệ, mà phải có đội ngũ lãnh đạo với tầm nhìn và những chiến lược kinh doanh tạo được những sự khác biệt để chiếm lĩnh các thị phần mà các đơn vị cạnh tranh khác chưa chiếm lĩnh.
Thứ hai là có nguồn vốn rất mạnh để thực hiện những sự khác biệt đó.
Một trong những lối thoát cho S-Fone, theo ông Diệp, là tập trung vào nhu cầu đặc thù của các tổ chức doanh nghiệp, vào nhu cầu kết nối giữa thiết bị đến thiết bị (M2M)… lĩnh vực mà các nhà mạng khác chưa phát triển nhiều.
Trả lời VnEconomy về việc lựa chọn công nghệ cho tương lai của S-Fone, ông Phạm Tiến Thịnh, Giám đốc Điều hành Trung tâm điện thoại di động CDMA S-Telecom cho rằng, việc lựa chọn công nghệ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như thị trường, gồm nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, sự phát triển của công nghệ đó trên thị trường khu vực và thế giới, giá thành cho sản phẩm đầu cuối…
“Tuy nhiên, chắc chắn việc định hướng về công nghệ sẽ được các bên liên quan cùng cân nhắc bởi băng tần 850 Mhz (băng tần hiện S-Fone đang sử dụng - PV) là băng tần có rất nhiều lợi thế xét về mặt công nghệ, có thể triển khai hầu hết các công nghệ thông tin di động, từ CDMA đến WCDMA/HPSA+, kể cả LTE. Ngoài ra, xét về hiệu quả đầu tư, với băng tần này, S-Fone sẽ cần ít trạm hơn nhiều để phủ sóng một vùng tương tự so với một mạng di động hoạt động trên các băng tần khác”, ông Thịnh cho biết.