Cấm khiêu vũ, uống rượu khi hát karaoke
Việc khiêu vũ, uống rượu tại phòng karaoke sẽ bị nghiêm cấm, theo dự thảo một quy định mới của cơ quan quản lý
Việc khiêu vũ, uống rượu tại phòng karaoke sẽ bị nghiêm cấm, theo dự thảo một quy định mới của cơ quan quản lý.
Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đang lấy ý kiến đóng góp về dự thảo quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng, với nhiều điểm mới đáng chú ý về quản lý dịch vụ karaoke và vũ trường.
Theo dự thảo này, phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ và phải đảm bảo điều kiện về phòng chống cháy nổ. Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu, bên ngoài có thể nhìn thấy toàn bộ phòng.
Không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Địa điểm hoạt động karaoke trong khu dân cư phải được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ liền kề.
Khi hoạt động, chủ cơ sở kinh doanh karaoke phải tuân theo các quy định sau đây: đảm bảo ánh sáng trong phòng tương đương một bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2; âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép; băng, đĩa karaoke sử dụng tại phòng karaoke phải dán nhãn kiểm soát theo quy định.
Nếu cơ sở kinh doanh karaoke sử dụng đầu máy IC chips thì danh mục bài hát trong IC chips phải được Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch địa phương cho phép sử dụng và đóng dấu đỏ từng trang.
Ngoài ra, các cơ sở này cũng không được hoạt động từ 0-8 giờ sáng, và không được bán rượu hoặc để cho khách uống rượu trong phòng.
Mỗi phòng karaoke chỉ được sử dụng một nhân viên phục vụ từ 18 tuổi trở lên; nếu nhân viên phục vụ là người làm thuê phải có hợp đồng lao động.
Riêng phòng karaoke thuộc khách sạn 5 sao trở lên tại Hà Nội và Tp.HCM, khách sạn 4 sao trở lên tại các địa phương khác được hoạt động sau 0h, nhưng không được quá 2h sáng, và phải có văn bản thông báo cho sở văn hoá - thể thao và du lịch biết trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày.
Dự thảo quy chế trên vẫn giữ nguyên quy định về điều kiện cấp phép kinh doanh karaoke, theo đó địa điểm hoạt động karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính Nhà nước từ 200 m trở lên.
Đối với kinh doanh vũ trường, ngoài các quy định tương tự như đối với kinh doanh karaoke về thời gian hoạt động, âm thanh, ánh sáng, chủ vũ trường còn phải tuân theo các quy định sau: phải có nội quy hoạt động được niêm yết công khai để mọi người dễ nhận biết và thực hiện; nội quy phải ghi rõ về thời gian hoạt động, độ tuổi và trang phục của người khiêu vũ, những quy định cấm đối với người ở trong vũ trường.
Trong vũ trường chỉ sử dụng những bài hát, tác phẩm âm nhạc được phép lưu hành để khiêu vũ; người khiêu vũ phải mặc trang phục lịch sự; không cho người dưới 18 tuổi làm việc hoặc vào khiêu vũ tại đây.
Dự thảo cũng nghiêm cấm các hành vi nhảy múa thoát y hoặc các hành vi khác có tính chất khiêu dâm, môi giới và mua bán dâm, mua, bán hoặc sử dụng ma túy tại vũ trường.
Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đang lấy ý kiến đóng góp về dự thảo quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng, với nhiều điểm mới đáng chú ý về quản lý dịch vụ karaoke và vũ trường.
Theo dự thảo này, phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ và phải đảm bảo điều kiện về phòng chống cháy nổ. Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu, bên ngoài có thể nhìn thấy toàn bộ phòng.
Không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Địa điểm hoạt động karaoke trong khu dân cư phải được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ liền kề.
Khi hoạt động, chủ cơ sở kinh doanh karaoke phải tuân theo các quy định sau đây: đảm bảo ánh sáng trong phòng tương đương một bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2; âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép; băng, đĩa karaoke sử dụng tại phòng karaoke phải dán nhãn kiểm soát theo quy định.
Nếu cơ sở kinh doanh karaoke sử dụng đầu máy IC chips thì danh mục bài hát trong IC chips phải được Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch địa phương cho phép sử dụng và đóng dấu đỏ từng trang.
Ngoài ra, các cơ sở này cũng không được hoạt động từ 0-8 giờ sáng, và không được bán rượu hoặc để cho khách uống rượu trong phòng.
Mỗi phòng karaoke chỉ được sử dụng một nhân viên phục vụ từ 18 tuổi trở lên; nếu nhân viên phục vụ là người làm thuê phải có hợp đồng lao động.
Riêng phòng karaoke thuộc khách sạn 5 sao trở lên tại Hà Nội và Tp.HCM, khách sạn 4 sao trở lên tại các địa phương khác được hoạt động sau 0h, nhưng không được quá 2h sáng, và phải có văn bản thông báo cho sở văn hoá - thể thao và du lịch biết trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày.
Dự thảo quy chế trên vẫn giữ nguyên quy định về điều kiện cấp phép kinh doanh karaoke, theo đó địa điểm hoạt động karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính Nhà nước từ 200 m trở lên.
Đối với kinh doanh vũ trường, ngoài các quy định tương tự như đối với kinh doanh karaoke về thời gian hoạt động, âm thanh, ánh sáng, chủ vũ trường còn phải tuân theo các quy định sau: phải có nội quy hoạt động được niêm yết công khai để mọi người dễ nhận biết và thực hiện; nội quy phải ghi rõ về thời gian hoạt động, độ tuổi và trang phục của người khiêu vũ, những quy định cấm đối với người ở trong vũ trường.
Trong vũ trường chỉ sử dụng những bài hát, tác phẩm âm nhạc được phép lưu hành để khiêu vũ; người khiêu vũ phải mặc trang phục lịch sự; không cho người dưới 18 tuổi làm việc hoặc vào khiêu vũ tại đây.
Dự thảo cũng nghiêm cấm các hành vi nhảy múa thoát y hoặc các hành vi khác có tính chất khiêu dâm, môi giới và mua bán dâm, mua, bán hoặc sử dụng ma túy tại vũ trường.