Cấm ngân hàng dùng vàng giữ hộ dưới mọi hình thức
Ngân hàng Nhà nước chính thức xây dựng thông tư để cụ thể hóa các quy định pháp lý về dịch vụ giữ hộ vàng
Ngày 19/8, Ngân hàng Nhà nước công bố dự thảo thông tư hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ bảo quản vàng miếng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng Nhà nước đang tổ chức lấy ý kiến mở rộng để hoàn thiện dự thảo, khi chính thức ban hành sẽ là khung pháp lý quy định về dịch vụ giữ hộ vàng tại các ngân hàng thương mại hiện nay, được gọi là dịch vụ bảo quản vàng miếng.
Theo nội dung dự thảo, các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được sử dụng vàng miếng nhận bảo quản của khách hàng dưới bất kỳ hình thức nào kể cả chuyển đổi thành tiền, bán, cho vay, chuyển đổi, cầm cố, thế chấp, ký quỹ bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay.
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được sử dụng vàng miếng nhận bảo quản của khách hàng để trả vàng miếng đã nhận bảo quản cho khách hàng khác trong trường hợp có thỏa thuận hình thức chi trả trong hợp đồng.
Khi thực hiện cung ứng dịch vụ bảo quản vàng miếng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ký kết với khách hàng hợp đồng cụ thể với khách hàng.
Hợp đồng bảo quản vàng miếng tối thiểu phải có các nội dung, gồm tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (đối với khách hàng cá nhân), số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác chứng minh tư cách pháp nhân (đối với khách hàng là pháp nhân) của các bên tham gia hợp đồng; ghi rõ loại vàng miếng, số sê ri (nếu có), đặc điểm vàng miếng gửi bảo quản; số lượng vàng miếng gửi bảo quản; phí bảo quản vàng miếng; thời hạn bảo quản vàng miếng; hình thức trả lại vàng miếng bảo quản; địa điểm nhận và trả lại vàng miếng; quyền và nghĩa vụ của các bên.
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định và phải niêm yết công khai phí dịch vụ bảo quản vàng miếng tại trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch được phép hoạt động cung ứng dịch vụ bảo quản vàng miếng; không được trả lãi, lợi tức dưới mọi hình thức cho khách hàng.
Về trách nhiệm quản lý nhà nước, theo dự thảo thông tư, cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng chịu trách nhiệm thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động cung ứng dịch vụ bảo quản vàng miếng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động cung ứng dịch vụ bảo quản vàng miếng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn.
Dự kiến thông tư trên sẽ được sớm ban hành để tạo khuôn khổ pháp lý, các quy định cụ thể đổi với dịch vụ giữ hộ vàng tại các ngân hàng hiện nay. Điểm nổi bật trong đó là củng cố yêu cầu các ngân hàng không được sử dụng vàng giữ hộ.
Thời gian qua, một số ý kiến cho rằng, nếu quy định ngân hàng phải trả vàng đúng sê ri khi nhận giữ hộ sẽ hạn chế được khả năng vốn vàng bị lợi dụng. Tuy nhiên, như trên, dự thảo đưa ra hai hình thức chi trả để hai bên thỏa thuận trong hợp đồng.
Ngân hàng Nhà nước đang tổ chức lấy ý kiến mở rộng để hoàn thiện dự thảo, khi chính thức ban hành sẽ là khung pháp lý quy định về dịch vụ giữ hộ vàng tại các ngân hàng thương mại hiện nay, được gọi là dịch vụ bảo quản vàng miếng.
Theo nội dung dự thảo, các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được sử dụng vàng miếng nhận bảo quản của khách hàng dưới bất kỳ hình thức nào kể cả chuyển đổi thành tiền, bán, cho vay, chuyển đổi, cầm cố, thế chấp, ký quỹ bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay.
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được sử dụng vàng miếng nhận bảo quản của khách hàng để trả vàng miếng đã nhận bảo quản cho khách hàng khác trong trường hợp có thỏa thuận hình thức chi trả trong hợp đồng.
Khi thực hiện cung ứng dịch vụ bảo quản vàng miếng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ký kết với khách hàng hợp đồng cụ thể với khách hàng.
Hợp đồng bảo quản vàng miếng tối thiểu phải có các nội dung, gồm tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (đối với khách hàng cá nhân), số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác chứng minh tư cách pháp nhân (đối với khách hàng là pháp nhân) của các bên tham gia hợp đồng; ghi rõ loại vàng miếng, số sê ri (nếu có), đặc điểm vàng miếng gửi bảo quản; số lượng vàng miếng gửi bảo quản; phí bảo quản vàng miếng; thời hạn bảo quản vàng miếng; hình thức trả lại vàng miếng bảo quản; địa điểm nhận và trả lại vàng miếng; quyền và nghĩa vụ của các bên.
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định và phải niêm yết công khai phí dịch vụ bảo quản vàng miếng tại trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch được phép hoạt động cung ứng dịch vụ bảo quản vàng miếng; không được trả lãi, lợi tức dưới mọi hình thức cho khách hàng.
Về trách nhiệm quản lý nhà nước, theo dự thảo thông tư, cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng chịu trách nhiệm thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động cung ứng dịch vụ bảo quản vàng miếng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động cung ứng dịch vụ bảo quản vàng miếng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn.
Dự kiến thông tư trên sẽ được sớm ban hành để tạo khuôn khổ pháp lý, các quy định cụ thể đổi với dịch vụ giữ hộ vàng tại các ngân hàng hiện nay. Điểm nổi bật trong đó là củng cố yêu cầu các ngân hàng không được sử dụng vàng giữ hộ.
Thời gian qua, một số ý kiến cho rằng, nếu quy định ngân hàng phải trả vàng đúng sê ri khi nhận giữ hộ sẽ hạn chế được khả năng vốn vàng bị lợi dụng. Tuy nhiên, như trên, dự thảo đưa ra hai hình thức chi trả để hai bên thỏa thuận trong hợp đồng.