Cần 2 tỷ USD giải phóng mặt bằng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Đây là chi phí dự kiến do Liên doanh tư vấn Việt Nam - Nhật Bản (VJC) đưa ra trong báo cáo giữa kỳ về dự án này
Đây là chi phí dự kiến do Liên doanh tư vấn Việt Nam - Nhật Bản (VJC) đưa ra trong báo cáo giữa kỳ về dự án này.
VJC tính toán, với chiều dài 1.557 km (Ngọc Hồi - Thủ Thiêm), toàn tuyến sẽ cần 4.261 ha đất, trong đó trên 70% là đất nông, lâm nghiệp, 20% đất khu vực dân cư nông thôn, 10% là khu vực thành phố; số hộ sẽ phải giải phóng mặt bằng là hơn 10.000 hộ và 7.000 hộ nông dân bị thu hồi đất. Theo đó, tổng chi phí giải phóng mặt bằng lên tới 34.165 tỷ đồng (khoảng 2 tỷ USD).
Theo ông Nguyễn Hữu Bằng, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, chủ đầu tư dự án, để huy động được số vốn nói trên không hề đơn giản, nhất là trong lúc tình hình kinh tế thế giới đang hết sức khó khăn.
Tuy nhiên, ông Bằng cho biết nhiều khâu quan trọng của dự án đã được thực hiện, chiến lược phát triển đã được Chính phủ phê duyệt và đã bố trí ngân sách cho việc lập báo cáo đầu tư dự án xây dựng tuyến đường sắt đặc biệt này.
Báo cáo giữa kỳ của VJC cũng đã dự kiến mốc thời gian sẽ đưa đường sắt cao tốc vào khai thác.
Cụ thể, năm 2020 sẽ bắt đầu chạy tàu đoạn Hà Nội - Vinh với thời gian 1 giờ 24 phút và đoạn Sài Gòn - Nha Trang với thời gian 1giờ 30 phút 45 giây.
Đoạn Hà Nội - Đà Nẵng sẽ khai thác vào năm 2030 với thời gian chạy 3 giờ và đoạn cuối Hà Nội - Sài Gòn sẽ khai thác vào năm 2035, thời gian chạy là 5 giờ 30 phút với tàu nhanh và 6 giờ 30 phút với tàu thường.
Được biết, giá vé đường sắt cao tốc này dự kiến sẽ gần với giá vé máy bay ở các tuyến tương ứng và dự tính.
VJC tính toán, với chiều dài 1.557 km (Ngọc Hồi - Thủ Thiêm), toàn tuyến sẽ cần 4.261 ha đất, trong đó trên 70% là đất nông, lâm nghiệp, 20% đất khu vực dân cư nông thôn, 10% là khu vực thành phố; số hộ sẽ phải giải phóng mặt bằng là hơn 10.000 hộ và 7.000 hộ nông dân bị thu hồi đất. Theo đó, tổng chi phí giải phóng mặt bằng lên tới 34.165 tỷ đồng (khoảng 2 tỷ USD).
Theo ông Nguyễn Hữu Bằng, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, chủ đầu tư dự án, để huy động được số vốn nói trên không hề đơn giản, nhất là trong lúc tình hình kinh tế thế giới đang hết sức khó khăn.
Tuy nhiên, ông Bằng cho biết nhiều khâu quan trọng của dự án đã được thực hiện, chiến lược phát triển đã được Chính phủ phê duyệt và đã bố trí ngân sách cho việc lập báo cáo đầu tư dự án xây dựng tuyến đường sắt đặc biệt này.
Báo cáo giữa kỳ của VJC cũng đã dự kiến mốc thời gian sẽ đưa đường sắt cao tốc vào khai thác.
Cụ thể, năm 2020 sẽ bắt đầu chạy tàu đoạn Hà Nội - Vinh với thời gian 1 giờ 24 phút và đoạn Sài Gòn - Nha Trang với thời gian 1giờ 30 phút 45 giây.
Đoạn Hà Nội - Đà Nẵng sẽ khai thác vào năm 2030 với thời gian chạy 3 giờ và đoạn cuối Hà Nội - Sài Gòn sẽ khai thác vào năm 2035, thời gian chạy là 5 giờ 30 phút với tàu nhanh và 6 giờ 30 phút với tàu thường.
Được biết, giá vé đường sắt cao tốc này dự kiến sẽ gần với giá vé máy bay ở các tuyến tương ứng và dự tính.