Lập báo cáo đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam
Thủ tướng vừa giao các đơn vị khẩn trương thống nhất quy hoạch và lập báo cáo đầu tư dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM
Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, thống nhất cùng Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam làm việc khẩn trương với phía Nhật Bản để thống nhất quy hoạch và lập báo cáo đầu tư dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM.
Dự án dự kiến được triển khai từ năm 2009 và hoàn thành vào năm 2016, với sự hỗ trợ kinh phí của Nhật Bản. Phía Nhật Bản sẽ cử chuyên gia sang tư vấn và hỗ trợ Việt Nam đào tạo cán bộ chuyên ngành về xây dựng đường sắt cao tốc.
Mới đây, trong cuộc gặp với báo giới, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Norio Hattori, cho hay, đối với dự án tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam của Việt Nam, phía Nhật Bản tiếp tục cam kết hỗ trợ Việt Nam về vấn đề kỹ thuật và một phần vốn của dự án.
Minh chứng là một ủy ban về xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được thành lập. Các thành viên của Ủy ban gồm: phía Việt Nam có Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; phía Nhật Bản: Đại sứ quán Nhật Bản, Tổ chức JICA, JETRO, JIBIC.
Tuy nhiên, ông Norio Hattori cũng cho biết thêm việc xây dựng một đường sắt cao tốc, dự kiến với vận tốc 300 - 350km/h, là rất khó khăn vì cần thời gian dài, và một tiềm lực rất lớn nhất là về vốn.
"Nguồn vốn để thực hiện dự án này rất lớn, do đó nếu chỉ sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản sẽ không đủ mà cần có sự hợp tác của các nhà tài trợ khác nữa. Tuy nhiên, Nhật Bản mong muốn sẽ đóng vai trò trụ cột trong dự án này", Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam nói.
Nhật Bản cũng mong muốn tổ chức một hội thảo về vấn đề này tại Hà Nội để Việt Nam hiểu rõ hơn sự giúp đỡ của Nhật Bản về dự án này.
* Tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam dài 1.630km, xuất phát từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và kết thúc tại ga An Bình (Bình Dương), có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 33 tỉ USD. Theo đề án, tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM chỉ dành riêng cho các tàu khách chạy với tốc độ từ 300 - 350km/h, điều này đồng nghĩa với việc hành trình tàu Hà Nội - Tp.HCM rút ngắn còn khoảng 10 tiếng so với 30 đến 40 tiếng khi chạy trên tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện nay.
Dự án dự kiến được triển khai từ năm 2009 và hoàn thành vào năm 2016, với sự hỗ trợ kinh phí của Nhật Bản. Phía Nhật Bản sẽ cử chuyên gia sang tư vấn và hỗ trợ Việt Nam đào tạo cán bộ chuyên ngành về xây dựng đường sắt cao tốc.
Mới đây, trong cuộc gặp với báo giới, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Norio Hattori, cho hay, đối với dự án tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam của Việt Nam, phía Nhật Bản tiếp tục cam kết hỗ trợ Việt Nam về vấn đề kỹ thuật và một phần vốn của dự án.
Minh chứng là một ủy ban về xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được thành lập. Các thành viên của Ủy ban gồm: phía Việt Nam có Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; phía Nhật Bản: Đại sứ quán Nhật Bản, Tổ chức JICA, JETRO, JIBIC.
Tuy nhiên, ông Norio Hattori cũng cho biết thêm việc xây dựng một đường sắt cao tốc, dự kiến với vận tốc 300 - 350km/h, là rất khó khăn vì cần thời gian dài, và một tiềm lực rất lớn nhất là về vốn.
"Nguồn vốn để thực hiện dự án này rất lớn, do đó nếu chỉ sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản sẽ không đủ mà cần có sự hợp tác của các nhà tài trợ khác nữa. Tuy nhiên, Nhật Bản mong muốn sẽ đóng vai trò trụ cột trong dự án này", Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam nói.
Nhật Bản cũng mong muốn tổ chức một hội thảo về vấn đề này tại Hà Nội để Việt Nam hiểu rõ hơn sự giúp đỡ của Nhật Bản về dự án này.
* Tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam dài 1.630km, xuất phát từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và kết thúc tại ga An Bình (Bình Dương), có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 33 tỉ USD. Theo đề án, tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM chỉ dành riêng cho các tàu khách chạy với tốc độ từ 300 - 350km/h, điều này đồng nghĩa với việc hành trình tàu Hà Nội - Tp.HCM rút ngắn còn khoảng 10 tiếng so với 30 đến 40 tiếng khi chạy trên tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện nay.