Cần bình đẳng trong phân bổ tín dụng
Nên tiếp tục chống lạm phát hay nên nghiêng về thúc đẩy tăng trưởng, đó là vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận
Nên tiếp tục chống lạm phát hay nên nghiêng về thúc đẩy tăng trưởng, đó là vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Xung quanh vấn đề này, báo giới đã có cuộc phỏng vấn TS. Jonathan Pincus, từng là chuyên gia kinh tế cao cấp của UNDP tại Việt Nam và hiện là Hiệu trưởng Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
Nhiều chuyên gia cho rằng đã có những dấu hiệu giảm phát tại Việt Nam vì thế Ngân hàng Nhà nước đã cắt giảm lãi suất cơ bản cũng như đưa ra nhiều chính sách khác để nới lỏng tín dụng. Ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?
Không có giảm phát tại Việt Nam. Chúng ta nên hiểu thật rõ rằng chỉ số lạm phát hiện vẫn đang ở mức rất cao. Thực tế việc tăng giá đang chậm lại là do giá dầu và một số loại thực phẩm đang giảm mạnh trên toàn cầu. Điều đó không có nghĩa là giảm phát, nó chỉ là lạm phát đang diễn biến chậm lại.
Giảm phát có nghĩa là giá giảm do cầu thấp hơn cung, khi con người cảm thấy e ngại về tình hình trong tương lai, khiến họ muốn giữ tiền mặt và chỉ chi tiêu vào những thứ họ buộc phải chi tiêu. Tình trạng này không có tại Việt Nam. Chúng ta nên theo dõi kỹ tình hình thị trường sau khi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất và bơm thêm tiền vào nền kinh tế.
Hiện tại còn quá sớm để có thể nói những biện pháp này sẽ có những tác động gì. Tuy nhiên, nguy cơ lạm phát sẽ tăng trở lại là có thật nếu Chính phủ nới lỏng tín dụng quá nhanh.
Vậy cắt giảm lãi suất cơ bản hai lần trong nửa tháng có phải là quá nhanh?
Tôi không nghĩ cắt giảm lãi suất có ý nghĩa nhiều tại Việt Nam vì các ngân hàng vẫn có thể giảm lãi suất ngay cả khi lãi suất cơ bản không giảm.
Tuy nhiên, trước đây họ đã không giảm lãi suất. Hiện nay họ bắt đầu giảm lãi suất mà lý do là Ngân hàng Nhà nước bơm thêm tín dụng vào thị trường hơn là lý do lãi suất cơ bản giảm. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã giảm và các ngân hàng có thể rút tín phiếu bắt buộc mua hồi tháng 3.
Như vậy, tín dụng đã quay lại thị trường, điều này quan trọng hơn nhiều so với việc cắt giảm lãi suất.
Bơm thêm tín dụng vào thị trường sẽ tác động như thế nào đến việc chống lạm phát tại Việt Nam?
Nó tùy thuộc vào việc tín dụng đó được sử dụng như thế nào và quan trọng hơn là tác động của chuyện này lên sức khỏe của đồng tiền Việt Nam. Lý do là các ngân hàng tại Việt Nam được huy động và cho vay bằng USD, vì thế khi lãi suất giảm xuống, trong khi lạm phát vẫn ở mức cao, người ta sẽ không muốn giữ tiền đồng mà chuyển sang mua vàng hoặc USD, vấn đề Việt Nam đã gặp phải trong tháng 5 và tháng 6 vừa qua.
Chính phủ nên theo dõi thật sát về tình trạng huy động tiền đồng của các ngân hàng trong thời gian tới để xem phản ứng của dân chúng với việc giảm lãi suất như thế nào. Người dân không muốn giữ tiền đồng nghĩa là tình hình ngoại hối không ổn định, điều này không tốt cho việc chống lạm phát.
Liệu Việt Nam có đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế? Và để đối phó, nên ưu tiên cho mục tiêu nào?
Các bạn nên hiểu rằng tất cả những vấn đề khó khăn hiện nay đều xuất phát từ chính nội tại nền kinh tế, không phải do nguyên nhân từ bên ngoài. Việt Nam đã bùng nổ tăng trưởng tín dụng vào năm 2007 và đầu 2008 và khi người dân dễ dàng vay tiền để đầu tư hoặc tiêu dùng, kết quả là lạm phát tăng cao và thâm hụt thương mại ngày càng lớn.
Và Chính phủ đã thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, điều đó cũng làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Chúng ta lại có thêm một vấn đề, đó là nguy cơ suy thoái lớn từ các nền kinh tế thế giới, và điều này sẽ càng khó khăn hơn cho Việt Nam trong vấn đề tăng trưởng.
Tăng trưởng của Việt Nam sẽ chậm lại trong những tháng cuối năm và có thể đến quý 1 năm sau bởi vì những điều kiện hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế không còn nữa. Xuất khẩu bị giảm sút, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ sụt giảm hoặc chậm giải ngân và kiều hối cũng sẽ giảm mạnh do suy thoái kinh tế thế giới. Vì vậy, tôi nghĩ đây không phải thời điểm thích hợp để tăng trưởng nhanh.
Điều Việt Nam nên làm hiện giờ là tiếp tục chống lạm phát, ổn định thị trường ngoại hối, và nâng cao sức khỏe của các ngân hàng khi nhiều ngân hàng Việt Nam đang có nợ xấu lớn. Đảm bảo đạt được ba mục tiêu trên trong năm nay, đến năm sau khi tình hình thế giới ổn định hẳn thì mới quay lại mục tiêu tăng trưởng.
Tất cả mọi nơi đều đang gặp tình trạng khó khăn và nếu Việt Nam muốn tăng trưởng nhanh bằng cách bơm thêm nhiều vốn, hậu quả tất yếu sẽ là lạm phát và sự suy yếu của đồng nội tệ.
Nhưng để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, Ngân hàng Nhà nước có nên bơm thêm vốn?
Chúng ta nên tiếp tục quan sát kết quả của những chính sách tiền tệ vừa đưa ra để có phản ứng nhanh chóng nếu tình hình thay đổi. Nhưng điều quan trọng Việt Nam cần quan tâm không phải là bơm bao nhiêu vốn mà là vốn được bơm sẽ chảy vào đâu.
Có rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Nhà nước là khối doanh nghiệp có hiệu quả đầu tư rất thấp lại dễ dàng vay được một lượng vốn lớn từ ngân hàng với lãi suất thấp, trong khi khối doanh nghiệp tư nhân, những doanh nghiệp tạo ra nhiều việc làm mới và nhiều lợi nhuận, thì lại rất khó khăn khi tiếp cận vốn của ngân hàng hoặc phải vay với lãi suất quá cao.
Làm thế nào để biết vốn có chảy vào đúng chỗ hay không? Chúng ta dùng công cụ là thị trường, thị trường sẽ khiến dòng vốn chảy vào những nơi có hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, vốn tại Việt Nam không được phân bổ bởi thị trường, mà là bởi Chính phủ.
Vinashin được vay một số tiền khổng lồ từ các ngân hàng, nhưng đầu tư số vốn đó sẽ tạo ra bao nhiêu việc làm, bao nhiêu lợi nhuận, bao nhiêu giá trị xuất khẩu cho Việt Nam? Không ai biết.
Nếu Việt Nam thực sự muốn tăng trưởng nhanh, thì trên cả việc hạ lãi suất và bơm thêm tín dụng, nên chú trọng hơn việc đưa ra các quy định quản lý các tổng công ty, tập đoàn nhà nước. Những doanh nghiệp này phải được đối xử theo những quy tắc áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp khác khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Tôi nghĩ điều cần làm là tạo sự bình đẳng trong việc tiếp cận vốn của tất cả các thành phần kinh tế.
Thủy Triều (TBKTSG)
Xung quanh vấn đề này, báo giới đã có cuộc phỏng vấn TS. Jonathan Pincus, từng là chuyên gia kinh tế cao cấp của UNDP tại Việt Nam và hiện là Hiệu trưởng Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
Nhiều chuyên gia cho rằng đã có những dấu hiệu giảm phát tại Việt Nam vì thế Ngân hàng Nhà nước đã cắt giảm lãi suất cơ bản cũng như đưa ra nhiều chính sách khác để nới lỏng tín dụng. Ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?
Không có giảm phát tại Việt Nam. Chúng ta nên hiểu thật rõ rằng chỉ số lạm phát hiện vẫn đang ở mức rất cao. Thực tế việc tăng giá đang chậm lại là do giá dầu và một số loại thực phẩm đang giảm mạnh trên toàn cầu. Điều đó không có nghĩa là giảm phát, nó chỉ là lạm phát đang diễn biến chậm lại.
Giảm phát có nghĩa là giá giảm do cầu thấp hơn cung, khi con người cảm thấy e ngại về tình hình trong tương lai, khiến họ muốn giữ tiền mặt và chỉ chi tiêu vào những thứ họ buộc phải chi tiêu. Tình trạng này không có tại Việt Nam. Chúng ta nên theo dõi kỹ tình hình thị trường sau khi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất và bơm thêm tiền vào nền kinh tế.
Hiện tại còn quá sớm để có thể nói những biện pháp này sẽ có những tác động gì. Tuy nhiên, nguy cơ lạm phát sẽ tăng trở lại là có thật nếu Chính phủ nới lỏng tín dụng quá nhanh.
Vậy cắt giảm lãi suất cơ bản hai lần trong nửa tháng có phải là quá nhanh?
Tôi không nghĩ cắt giảm lãi suất có ý nghĩa nhiều tại Việt Nam vì các ngân hàng vẫn có thể giảm lãi suất ngay cả khi lãi suất cơ bản không giảm.
Tuy nhiên, trước đây họ đã không giảm lãi suất. Hiện nay họ bắt đầu giảm lãi suất mà lý do là Ngân hàng Nhà nước bơm thêm tín dụng vào thị trường hơn là lý do lãi suất cơ bản giảm. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã giảm và các ngân hàng có thể rút tín phiếu bắt buộc mua hồi tháng 3.
Như vậy, tín dụng đã quay lại thị trường, điều này quan trọng hơn nhiều so với việc cắt giảm lãi suất.
Bơm thêm tín dụng vào thị trường sẽ tác động như thế nào đến việc chống lạm phát tại Việt Nam?
Nó tùy thuộc vào việc tín dụng đó được sử dụng như thế nào và quan trọng hơn là tác động của chuyện này lên sức khỏe của đồng tiền Việt Nam. Lý do là các ngân hàng tại Việt Nam được huy động và cho vay bằng USD, vì thế khi lãi suất giảm xuống, trong khi lạm phát vẫn ở mức cao, người ta sẽ không muốn giữ tiền đồng mà chuyển sang mua vàng hoặc USD, vấn đề Việt Nam đã gặp phải trong tháng 5 và tháng 6 vừa qua.
Chính phủ nên theo dõi thật sát về tình trạng huy động tiền đồng của các ngân hàng trong thời gian tới để xem phản ứng của dân chúng với việc giảm lãi suất như thế nào. Người dân không muốn giữ tiền đồng nghĩa là tình hình ngoại hối không ổn định, điều này không tốt cho việc chống lạm phát.
Liệu Việt Nam có đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế? Và để đối phó, nên ưu tiên cho mục tiêu nào?
Các bạn nên hiểu rằng tất cả những vấn đề khó khăn hiện nay đều xuất phát từ chính nội tại nền kinh tế, không phải do nguyên nhân từ bên ngoài. Việt Nam đã bùng nổ tăng trưởng tín dụng vào năm 2007 và đầu 2008 và khi người dân dễ dàng vay tiền để đầu tư hoặc tiêu dùng, kết quả là lạm phát tăng cao và thâm hụt thương mại ngày càng lớn.
Và Chính phủ đã thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, điều đó cũng làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Chúng ta lại có thêm một vấn đề, đó là nguy cơ suy thoái lớn từ các nền kinh tế thế giới, và điều này sẽ càng khó khăn hơn cho Việt Nam trong vấn đề tăng trưởng.
Tăng trưởng của Việt Nam sẽ chậm lại trong những tháng cuối năm và có thể đến quý 1 năm sau bởi vì những điều kiện hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế không còn nữa. Xuất khẩu bị giảm sút, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ sụt giảm hoặc chậm giải ngân và kiều hối cũng sẽ giảm mạnh do suy thoái kinh tế thế giới. Vì vậy, tôi nghĩ đây không phải thời điểm thích hợp để tăng trưởng nhanh.
Điều Việt Nam nên làm hiện giờ là tiếp tục chống lạm phát, ổn định thị trường ngoại hối, và nâng cao sức khỏe của các ngân hàng khi nhiều ngân hàng Việt Nam đang có nợ xấu lớn. Đảm bảo đạt được ba mục tiêu trên trong năm nay, đến năm sau khi tình hình thế giới ổn định hẳn thì mới quay lại mục tiêu tăng trưởng.
Tất cả mọi nơi đều đang gặp tình trạng khó khăn và nếu Việt Nam muốn tăng trưởng nhanh bằng cách bơm thêm nhiều vốn, hậu quả tất yếu sẽ là lạm phát và sự suy yếu của đồng nội tệ.
Nhưng để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, Ngân hàng Nhà nước có nên bơm thêm vốn?
Chúng ta nên tiếp tục quan sát kết quả của những chính sách tiền tệ vừa đưa ra để có phản ứng nhanh chóng nếu tình hình thay đổi. Nhưng điều quan trọng Việt Nam cần quan tâm không phải là bơm bao nhiêu vốn mà là vốn được bơm sẽ chảy vào đâu.
Có rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Nhà nước là khối doanh nghiệp có hiệu quả đầu tư rất thấp lại dễ dàng vay được một lượng vốn lớn từ ngân hàng với lãi suất thấp, trong khi khối doanh nghiệp tư nhân, những doanh nghiệp tạo ra nhiều việc làm mới và nhiều lợi nhuận, thì lại rất khó khăn khi tiếp cận vốn của ngân hàng hoặc phải vay với lãi suất quá cao.
Làm thế nào để biết vốn có chảy vào đúng chỗ hay không? Chúng ta dùng công cụ là thị trường, thị trường sẽ khiến dòng vốn chảy vào những nơi có hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, vốn tại Việt Nam không được phân bổ bởi thị trường, mà là bởi Chính phủ.
Vinashin được vay một số tiền khổng lồ từ các ngân hàng, nhưng đầu tư số vốn đó sẽ tạo ra bao nhiêu việc làm, bao nhiêu lợi nhuận, bao nhiêu giá trị xuất khẩu cho Việt Nam? Không ai biết.
Nếu Việt Nam thực sự muốn tăng trưởng nhanh, thì trên cả việc hạ lãi suất và bơm thêm tín dụng, nên chú trọng hơn việc đưa ra các quy định quản lý các tổng công ty, tập đoàn nhà nước. Những doanh nghiệp này phải được đối xử theo những quy tắc áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp khác khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Tôi nghĩ điều cần làm là tạo sự bình đẳng trong việc tiếp cận vốn của tất cả các thành phần kinh tế.
Thủy Triều (TBKTSG)