10:39 02/06/2019

Cân nhắc tính khả thi của đề xuất "Cấm bán rượu, bia theo giờ"

PV

Trong kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XIV, dự thảo Luật phòng, chống tác hại rượu, bia đã được đưa ra thảo luận và nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu.


Một trong những vấn đề đang gây tranh cãi là đề xuất đưa lại vào dự thảo quy định về cấm bán theo giờ tại những điểm tiêu dùng tại chỗ. Đây là nội dung từng được đưa vào các dự thảo trước đây, tuy nhiên sau đó bị bỏ đi vì không có tính khả thi và ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề khác nhau.Bài toán khó về nguồn lực quản lý thị trườngDự thảo "Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia" trước đây quy định cấm bán rượu, bia từ 15 độ cồn trở lên trong khoảng thời gian từ 22h đến 8h sáng ngày hôm sau. Theo đó, để có thể kiểm soát được tình hình tiêu thụ rượu bia tại chỗ trong khung giờ quy định.Cụ thể là khoảng thời gian sau 22h đòi hỏi đội ngũ quản lý thị trường phải tăng cường thời gian làm việc ngoài giờ và làm ca đêm. Trên cơ sở ấy, cần có một cơ chế rõ ràng và chặt chẽ về tiền lương, tiền thù lao và chế độ nghỉ ngơi phù hợp với điều kiện lao động đặc thù của lực lượng này.Ngoài ra, những cơ sở kinh doanh bia rượu trên khắp cả nước tồn tại dưới nhiều loại hình khác nhau, đa dạng về quy mô và hình thức từ quán bia, quán nhậu, quán bar, quán Karaoke…đến hộ gia đình, vỉa hè, bán lẻ. Dựa trên số lượng thực tế của thị trường, thì việc huy động đủ nguồn lực tham gia công tác kiểm tra, giám sát theo quy định trên là hoàn toàn bất khả thi.
Cân nhắc tính khả thi của đề xuất Cấm bán rượu, bia theo giờ - Ảnh 1.
Trong hội thảo góp ý về dự thảo Luật năm 2018, ông Đỗ Văn Vẻ, nguyên Đại biểu Quốc hội khoá 13 lo ngại, đưa ra nhiều quy định nhưng thiếu sự kiểm soát sẽ khiến luật khi được ban hành "trở nên nhàm". Ông Vẻ nhấn mạnh: "Ai sẽ là người kiểm soát nếu cấm, chúng ta có kiểm soát được hay không?".Mục đích chưa đạt được, hại đã ở trước mắt
Thực tế, tới nay vẫn chưa có cơ sở khoa học nào chỉ rõ được các hành vi tiêu dùng trong những khung giờ bị cấm có hại gì hơn những khung giờ khác không bị cấm, cũng như không rõ về hiệu quả của quy định cấm bán theo giờ này sẽ cải thiện tình hình lạm dụng rượu, bia như thế nào.Ngược lại, theo kinh nghiệm quốc tế ở những quốc gia có quy định tương tự lại cho thấy tình trạng khuyến khích việc uống một cách vô trách nhiệm hoặc mua nhiều hơn trước khoảng thời gian bị cấm và vì vậy quy định cấm trở nên phản tác dụng.Trong khi chưa rõ qui định cấm bán rượu, bia sau 22h00 sẽ được thực thi như thế nào và sẽ có tác dụng như thế nào trong việc giảm tác hại của rượu, bia, qui định này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến các ngành kinh doanh, dịch vụ khác như ẩm thực, khách sạn, du lịch, … và gián tiếp ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của một số địa phương, đặc biệt là những nơi mà du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Nhất là khi khách nước ngoài là đối tượng sử dụng rượu, bia phổ biến nhất sau 22 giờ, thì việc không thể mua rượu, bia sau 22 giờ ngoài những địa điểm cho phép có thể cản trở hứng thú du lịch, khám phá của họ, từ đó làm giảm thời gian lưu trú và khả năng "tái lựa chọn" Việt Nam là điểm đến du lịch.
Cân nhắc tính khả thi của đề xuất Cấm bán rượu, bia theo giờ - Ảnh 2.
Theo luật sư Trần Hữu Huỳnh, nguyên Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, mục đích của dự luật này rõ ràng không phải là để làm khó cho người kinh doanh, tuy nhiên nếu qui định cấm bán theo giờ này được đưa vào dự luật thì không chỉ các cơ sở kinh doanh rượu, bia mà các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác cũng sẽ gặp khó khăn. Mặt khác, người dân sẽ tìm đến những nơi bán chui để mua được rượu bia, từ đó làm gia tăng tình trạng tiêu thụ rượu bia bất hợp pháp, nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ hiện đang chiếm 75% tổng sản lượng rượu tiêu thụ.