11:03 22/05/2019

Cẩn trọng khi ăn kiêng giảm cân Keto

Hoài Phương

Gần đây, trên mạng xã hội rầm rộ truyền tay nhau phương pháp giảm cân có tên là Keto, vừa có thể ăn thỏa thích lại vừa có thể gầy đi.


Chế độ ăn Keto (Ketogenic Diet hay Keto Diet là chế độ ăn giàu chất béo, đủ protein, ít carbohydrate mà y học sử dụng chủ yếu để điều trị chứng động kinh khó chữa nhất ở trẻ em. Chế độ ăn kiêng này buộc cơ thể đốt cháy chất béo thay vì carbohydrate.Thông thường, carbohydrate có trong thực phẩm được chuyển thành glucose, sau đó được vận chuyển đi khắp cơ thể và quan trọng nhất là thúc đẩy các chức năng não. Tuy nhiên, nếu có quá ít carbohydrate trong chế độ ăn uống, gan sẽ chuyển hóa chất béo thành các axit béo và chất cetonic. Chất cetonic đi vào não và thay thế glucose thành nguồn năng lượng. Một mức độ cao của cetonic trong máu, một trạng thái được gọi là ketosis, dẫn đến giảm tần suất co giật trong bệnh động kinh.Gần một nửa số trẻ em và nhóm người trẻ tuổi bị bệnh động kinh đã dùng thử biện pháp Keto cho thấy số cơn co giật giảm khoảng một nửa và hiệu quả vẫn còn ngay cả sau khi ngưng ăn kiêng. Có một số bằng chứng cho thấy, người lớn bị động kinh cũng có thể hưởng lợi từ chế độ ăn uống này hoặc từ các chế độ ít nghiêm ngặt hơn, như chế độ ăn Atkins. Thậm chí người ta còn ca ngợi Keto có tác dụng giảm cân, thực tế là giảm mỡ.
Cẩn trọng khi ăn kiêng giảm cân Keto - Ảnh 1.
Những năm gần đây, ăn kiêng Keto được rất nhiều người béo phì áp dụng và thực tế đã phản ánh sự thành công nhất định. Chế độ ăn kiêng Keto có nhiều điểm tương đồng với chế độ ăn low-carb. Việc cắt giảm carbohydrate sẽ khiến cơ thể chuyển sang một trạng thái chuyển hóa gọi là ketosis. Khi trạng thái này được thiết lập, cơ thể bạn sẽ đốt cháy chất béo, thay vì glucose, cho nhu cầu năng lượng.Nguyên tắc của chế độ ăn Keto là bạn phải giảm lượng tinh bột xuống mức tối thiểu, khoảng 30 - 50 g/ngày (tương đương 5% tổng lượng thức ăn). Điều này khiến cơ thể đốt cháy hết toàn bộ glucose đang dự trữ. Sau đó, nếu muốn có thêm năng lượng để hoạt động, nó buộc phải chuyển sang cơ chế đốt cháy chất béo, từ đó, bạn sẽ giảm cân nhanh hơn. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không được ăn bánh mì, bánh quy, cơm, rau giàu tinh bột, phần lớn trái cây hay bất cứ loại đường bổ sung nào. Nhưng bù lại, bạn có thể ăn thịt cá, trứng sữa thỏa thích.
Cẩn trọng khi ăn kiêng giảm cân Keto - Ảnh 2.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng đối với người béo phì, có thể xem xét thực hiện chế độ ăn Keto ngắn hạn khoảng 1 tháng, nhưng phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của một chuyên viên dinh dưỡng đủ điều kiện.Bởi Keto có những mặt trái dễ bị bỏ qua dưới đây:Tim đập nhanhMột tác dụng phụ phổ biến của chế độ ăn keto là tim đập nhanh. Điều này thường xảy ra trong vài tuần đầu tiên khi bắt đầu áp dụng chế độ ăn kiêng low-carb. Tim đập mạnh hơn một chút so với bình thường, nhưng không có gì phải lo lắng. Đánh trống ngực có liên quan đến mất nước và giảm lượng muối mà nhiều người ăn keto gặp phải. Ngoài ra, những người ăn kiêng keto nếu lạm dụng cà phê cũng sẽ làm cho nhịp tim tăng nhanh.Chuột rút
Chuột rút ở chân có thể gây đau đớn và những người dùng biện pháp Keto thường trải qua tác dụng phụ này do hạn chế dùng carbohydrate. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tác dụng phụ này xảy ra là do cơ thể mất khoáng chất, đặc biệt là magiê. Khi cơ thể đã đạt đến trạng thái ketosis (trạng thái cơ thể dùng mỡ để thay thế carb), đi tiểu thường xuyên làm cho cơ thể tổn thất nhiều magiê và các khoáng chất khác nên xuất hiện tình trạng chuột rút.Giảm hiệu suất hoạt động thể chấtTrong vài ngày đến vài tuần khi bắt đầu áp dụng chế độ ăn keto, cơ thể sẽ mất nhiều chất lỏng và muối do nó phải làm việc chăm chỉ hơn để theo kịp ketosis. Điều này sẽ dẫn đến giảm hiệu suất hoạt động thể chất. Qua nghiên cứu cho thấy, những người áp dụng chế độ ăn keto dễ bị mệt mỏi vì cơ thể chuyển từ đốt cháy glucose sang đốt cháy chất béo. Nhưng một khi cơ thể đã thích nghi với sự thay đổi này, hiệu ứng nói trên sẽ giảm dần.
Cẩn trọng khi ăn kiêng giảm cân Keto - Ảnh 3.
Thiếu nhiều chất dinh dưỡng cần thiếtKeto dài hạn khiến cơ thể thiếu chất natri, kali, magiê, canxi, vitamin và chất xơ, tăng nguy cơ bị bệnh xương, tim mạch và thận. Trong một nghiên cứu vào năm 2015, các chuyên gia cũng xác nhận rằng chế độ ăn giàu chất béo sẽ kích thích sản sinh dầu trên da, khiến rủi ro mọc mụn tăng lên. Càng ăn nhiều chất béo và protein, tỉ lệ viêm nhiễm càng lớn. Đó là chưa tính đến các bệnh da liễu nặng hơn như chứng vảy nến, hoặc bệnh chàm.