Căng thẳng Trung Đông đẩy giá dầu bật mạnh
Dầu thô đêm qua nhận được hàng loạt yếu tố giúp giá đi lên, trong đó nổi cộm là vấn đề căng thẳng ở Trung Đông
Phiên giao dịch đêm qua, thị trường dầu thô quốc tế giữ vững đà tăng mạnh trong vài phiên trước, nâng mức chốt lên cao nhất trong thời gian 3 tháng, do dự báo lạc quan của các nhà sản xuất dầu, tiến triển mới về nợ công ở châu Âu cùng những căng thẳng ở Trung Đông.
Cụ thể, chốt phiên 8/11, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12 tăng được 1,28 USD, tương ứng 1,3%, lên mốc 96,80 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Với mức này, giá dầu thô kỳ hạn hiện đang là cao nhất kể từ ngày 28/7 tới nay. Tính 5 phiên liên tiếp vừa qua, dầu loại này đã tăng được 5% giá trị.
Sau phiên giao dịch chính thức, giá dầu tiếp tục vọt lên các mốc cao hơn trên bảng thanh toán điện tử, sau khi một báo cáo cho thấy lượng dự trữ dầu thô tuần trước tăng thấp hơn dự báo, trong lúc dự trữ xăng nhiên liệu giảm ngoài dự báo của giới phân tích.
Theo chuyên gia kinh tế dầu lửa James Williams, ba yếu tố chính chi phối thị trường dầu hôm qua gồm: Iran và chương trình hạt nhân của nước này gây ra những lo sợ về Israel sẽ tấn công cơ sở hạt nhân của nước này; tình hình bấp bênh ở Italy và Hy Lạp; OPEC nâng dự báo triển vọng tiêu thụ năng lượng.
Hôm qua, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) công bố báo cáo cho biết Iran đã làm chủ khả năng phát triển vũ khí hạt nhân và rằng cơ quan này lo lắng thực sự về quy mô chương trình hạt nhân của Italy. Báo cáo này đưa ra đúng lúc đang có những lo sợ về việc Israel sẽ tấn công phủ đầu Iran.
"Vấn đề của Iran sẽ còn đeo bám chúng ta thêm vài tháng nữa", Williams nói. Theo chuyên gia kinh tế dầu lửa này, nếu xung đột Israel với Iran xảy ra, việc cung cấp dầu lửa từ vùng Vịnh rất có khả năng sẽ bị ngăn chặn, từ đó đe dọa tới nguồn cung dầu của thế giới.
Trong khi đó, tại châu Âu đêm qua có tin rằng Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi sẽ từ chức do không đạt được thế đa số tại quốc hội nước này. Trong khi đó, các chính đảng ở Hy Lạp đã nhất trí lập chính phủ lâm thời và sẽ không có sự tham dự của ông George Papandreou.
Cũng trong ngày hôm qua, báo cáo "Triển vọng dầu lửa thế giới" do Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) công bố đã đưa ra mức điều chỉnh dự báo nhu cầu toàn cầu tăng thêm 1,9 triệu thùng/ngày lên 92,9 triệu thùng trong năm 2015.
Mặc dù vậy, OPEC cảnh báo đà phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn còn mỏng manh và những dấu hiệu yếu kém đang tăng lên. Theo báo cáo này, triển vọng thị trường dầu về trung hạn sẽ dựa vào khả năng của các chính phủ trong việc duy trì những biện pháp giải quyết những tồn tại của kinh tế nước họ.
Một yếu tố khác hỗ trợ thị trường dầu đêm qua là báo cáo "Triển vọng năng lượng ngắn hạn" của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ chi biết, lượng tiêu thụ dầu sẽ tăng từ mức 87,1 triệu thùng/ngày trong năm 2010 lên 88,2 triệu thùng năm nay và 89,6 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2012.
Mặc dù dự báo này thấp hơn so với báo cáo hồi tháng 10 (trong đó lượng tiêu thụ năm 2011 là 88,4 triệu thùng, năm 2012 là 89,8 triệu thùng/ngày) nhưng vẫn được xem là lạc quan bởi mức giảm không đáng kể.
Cuối giờ giao dịch hôm qua, Viện Dầu khí Mỹ công bố cho biết, dự trữ dầu thô trong tuần kết thúc ngày 4/11 tăng 148.000 thùng, trong khi dự trữ xăng giảm 1,5 triệu thùng, các chế phẩm khác từ dầu giảm 2,9 triệu thùng. Các mức công bố này đều nằm ngoài dự báo của giới phân tích.
Tuy nhiên không lạc quan như thị trường dầu thô, các mặt hàng năng lượng khác như xăng, dầu sưởi đều đi xuống. Cụ thể, dầu sưởi kỳ hạn tháng 12 chốt ngày giảm 1 xu xuống 3,12 USD/gallon. Xăng giao tháng 12 giảm 2 xu, tương ứng 0,8%, xuống 2,71 USD/gallon. Một gallon tương đương 3,78 lít.
Cụ thể, chốt phiên 8/11, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12 tăng được 1,28 USD, tương ứng 1,3%, lên mốc 96,80 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Với mức này, giá dầu thô kỳ hạn hiện đang là cao nhất kể từ ngày 28/7 tới nay. Tính 5 phiên liên tiếp vừa qua, dầu loại này đã tăng được 5% giá trị.
Sau phiên giao dịch chính thức, giá dầu tiếp tục vọt lên các mốc cao hơn trên bảng thanh toán điện tử, sau khi một báo cáo cho thấy lượng dự trữ dầu thô tuần trước tăng thấp hơn dự báo, trong lúc dự trữ xăng nhiên liệu giảm ngoài dự báo của giới phân tích.
Theo chuyên gia kinh tế dầu lửa James Williams, ba yếu tố chính chi phối thị trường dầu hôm qua gồm: Iran và chương trình hạt nhân của nước này gây ra những lo sợ về Israel sẽ tấn công cơ sở hạt nhân của nước này; tình hình bấp bênh ở Italy và Hy Lạp; OPEC nâng dự báo triển vọng tiêu thụ năng lượng.
Hôm qua, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) công bố báo cáo cho biết Iran đã làm chủ khả năng phát triển vũ khí hạt nhân và rằng cơ quan này lo lắng thực sự về quy mô chương trình hạt nhân của Italy. Báo cáo này đưa ra đúng lúc đang có những lo sợ về việc Israel sẽ tấn công phủ đầu Iran.
"Vấn đề của Iran sẽ còn đeo bám chúng ta thêm vài tháng nữa", Williams nói. Theo chuyên gia kinh tế dầu lửa này, nếu xung đột Israel với Iran xảy ra, việc cung cấp dầu lửa từ vùng Vịnh rất có khả năng sẽ bị ngăn chặn, từ đó đe dọa tới nguồn cung dầu của thế giới.
Trong khi đó, tại châu Âu đêm qua có tin rằng Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi sẽ từ chức do không đạt được thế đa số tại quốc hội nước này. Trong khi đó, các chính đảng ở Hy Lạp đã nhất trí lập chính phủ lâm thời và sẽ không có sự tham dự của ông George Papandreou.
Cũng trong ngày hôm qua, báo cáo "Triển vọng dầu lửa thế giới" do Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) công bố đã đưa ra mức điều chỉnh dự báo nhu cầu toàn cầu tăng thêm 1,9 triệu thùng/ngày lên 92,9 triệu thùng trong năm 2015.
Mặc dù vậy, OPEC cảnh báo đà phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn còn mỏng manh và những dấu hiệu yếu kém đang tăng lên. Theo báo cáo này, triển vọng thị trường dầu về trung hạn sẽ dựa vào khả năng của các chính phủ trong việc duy trì những biện pháp giải quyết những tồn tại của kinh tế nước họ.
Một yếu tố khác hỗ trợ thị trường dầu đêm qua là báo cáo "Triển vọng năng lượng ngắn hạn" của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ chi biết, lượng tiêu thụ dầu sẽ tăng từ mức 87,1 triệu thùng/ngày trong năm 2010 lên 88,2 triệu thùng năm nay và 89,6 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2012.
Mặc dù dự báo này thấp hơn so với báo cáo hồi tháng 10 (trong đó lượng tiêu thụ năm 2011 là 88,4 triệu thùng, năm 2012 là 89,8 triệu thùng/ngày) nhưng vẫn được xem là lạc quan bởi mức giảm không đáng kể.
Cuối giờ giao dịch hôm qua, Viện Dầu khí Mỹ công bố cho biết, dự trữ dầu thô trong tuần kết thúc ngày 4/11 tăng 148.000 thùng, trong khi dự trữ xăng giảm 1,5 triệu thùng, các chế phẩm khác từ dầu giảm 2,9 triệu thùng. Các mức công bố này đều nằm ngoài dự báo của giới phân tích.
Tuy nhiên không lạc quan như thị trường dầu thô, các mặt hàng năng lượng khác như xăng, dầu sưởi đều đi xuống. Cụ thể, dầu sưởi kỳ hạn tháng 12 chốt ngày giảm 1 xu xuống 3,12 USD/gallon. Xăng giao tháng 12 giảm 2 xu, tương ứng 0,8%, xuống 2,71 USD/gallon. Một gallon tương đương 3,78 lít.