Cay đắng nghề hái trái ngọt ở Thụy Điển
Lao động nhập cư châu Á làm công việc hái dâu rừng ở Thụy Điển phải sống và làm việc trong điều kiện khắc nghiệt
Hình ảnh những công nhân nhập cư tê cóng vì lạnh, sống trong điều kiện tồi tệ và yêu cầu giới chủ trả lương cao hơn không phải là những hình ảnh thường gặp ở quốc gia châu Âu Thụy Điển.
Nhưng theo tờ New York Times, đây lại là thực tế mà những công nhân đến từ châu Á làm công việc hái dâu dại trong những khu rừng thuộc miền Trung và miền Nam Thụy Điển đang phải đương đầu.
Theo các quan chức nghiệp đoàn và những người làm công tác hỗ trợ, tình trạng trên xảy ra chủ yếu là do những thỏa thuận tập thể giữa người lao động nhập cư và các ông chủ Thụy Điển khó thực hiện. Mặt khác, các công ty môi giới lao động ở châu Á cũng cho rằng, công nhân của họ đang bị giới chủ ở đất nước này bóc lột.
Chính phủ Thụy Điển đang theo dõi chặt chẽ tình hình của vụ việc và cho biết có thể áp dụng các quy tắc mới của họ để giải quyết vấn đề. Trong một số trường hợp, các tổ chức nhân đạo, chính quyền địa phương và nhà thờ đã đứng ra giúp đỡ những người lao động nhập cư.
Bà Ylva de Val Olsson, một điều phối viên của tổ chức Chữ thập đỏ, cho biết, tổ chức này đã can thiệp sau khi phát hiện vào hồi tháng 8 việc 138 công nhân hái dâu dại nhập cư từ Bangladesh bị “nhồi” vào 4 ngôi nhà tồi tàn ở vùng Brake, miền Trung Thụy Điển.
Những ngôi nhà này thậm chí không có nhà vệ sinh và các công nhân sống ở đó không có đủ quần áo, giày dép và chăn ấm trong điều kiện nhiệt độ về đêm gần sát mức đóng băng.
“Chúng tôi vẫn thường giúp người dân ở các quốc gia khác. Nhưng rất hiếm khi chúng tôi gặp phải tình trạng như thế này ở Thụy Điển”, bà Olsson cho hay.
Một số công nhân Bangladesh trong số trên đã trở về quê, nhưng nhiều người vẫn ở lại và muốn ở lại để hái dâu dại nhằm có tiền trả nợ. “Họ cứ nghĩ là sẽ kiếm được số tiền để đời, nhưng thực tế thì ngược lại. Thật đáng buồn”, bà Olsson nói với phóng viên New York Times.
Giới truyền thông Thụy Điển gần đây đã đưa tin về những vụ việc liên quan tới lao động nhập cư, như các vụ đình công và lãn công của công nhân hái dâu người Việt Nam và Trung Quốc.
Pháp luật của Thụy Điển cho phép người dân được vào rừng hái dâu dại mà hầu như không phải tuân thủ hạn chế nào. Tuy nhiên, từ chỗ là một thú vui giải trí của người dân Thụy Điển, việc hái dâu dại đã trở thành một lĩnh vực làm ăn béo bở ở nước này.
Các loại dâu dại rất giàu vitamin và được các hãng bán lẻ thực phẩm cũng như các công ty dược phẩm đánh giá cao. Chiết xuất từ quả dâu dại có thể được sử dụng để nhuộm màu mỹ phẩm, dùng trong sản xuất thuốc chữa bệnh và làm thành phần của các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng.
Thụy Điển và quốc gia láng giềng Phần Lan, có khoảng 30.000 tấn dâu dại được thu hoạch mỗi mùa. Dâu dại có nhiều loại khác nhau, có loại thu hoạch vào cuối tháng 7, có loại chín vào tháng 8 và có loại được hái vào tháng 9 hàng năm. Những quốc gia khác ở châu Âu có sản lượng dâu dại lớn phải kể tới là Ba Lan, các nước vùng Baltic, Nga và Belarus.
Cũng tương tự như nghề hái quả trong các trang trại ở Pháp và Tây Ban Nha, mức lương thấp cùng điều kiện lao động khắc nghiệt - ở đây là việc phải lần hồi trong những khu rừng ẩm thấp đầy muỗi - khiến những người lao động bản xứ nản chí.
Ở Thụy Điển, công việc hái dâu rừng chủ yếu dành cho công nhân nhập cư đến từ các nước thuộc khu vực Đông Á. Ở Phần Lan, công nhân nhập cư từ Ukraine là những người đảm nhiệm hầu hết công việc này và cũng phải làm việc trong điều kiện tương tự.
Theo thống kê chính thức, có khoảng 4.000 công nhân châu Á có giấy phép làm việc tại Thụy Điển trong năm nay. Tuy nhiên, con số thực tế là cao hơn, vì nhiều lao động nước ngoài vào nước này bằng thị thực du lịch. Năm ngoái, con số thống kê chính thức về số lao động nhập cư châu Á ở Thụy Điển nhiều hơn con số của năm nay tới vài ngàn, dù vụ dâu dại năm ngoái không được mùa.
Nhận thấy áp lực từ phía các tổ chức nghiệp đoàn và dân chúng gia tăng, Chính phủ Thụy Điển đã vào cuộc. Hồi tháng 3, Cơ quan nhập cư của nước này cho biết họ sẽ bắt đầu áp dụng cách giải quyết các đơn xin cấp phép lao động của công nhân hái dâu dại, tương tự như đối với đơn xin cấp phép đối với lao động trong các lĩnh vực khác của công nhân không phải là công dân trong Liên minh châu Âu (EU).
Ông Alejandro Firpo, người đứng đầu bộ phận cấp phép của Cơ quan nhập cư Thụy Điển, cho biết, cơ quan ông đã cấp giấy phép lao động với nhiều thời hạn khác nhau, nhưng không có nhiều thẩm quyền trong việc giải quyết các vụ lạm dụng lao động - vấn đề vốn được xem là thuộc về các tổ chức công đoàn, chủ sử dụng lao động và người lao động.
Một tổ chức công đoàn của Thụy Điển là Kommunal đã giành quyền tổ chức và thiết lập các thỏa thuận tập thể cho công nhân hái dâu dại. Những thỏa thuận này gồm mức lương tối thiểu hàng tháng là 16.372 Kronor (tương đương 2.240 USD) đối với những công nhân hái dâu dại được thuê trực tiếp bởi các công ty hoạt động ở Thụy Điển. Mức lương tối thiểu tăng chút ít đối với những công nhân được thuê từ các đại lý lao động nước ngoài.
Ông Hans Kotzan, thư ký quốc tế của Kommunal, cho hay, khó khăn đối với công nhân hái dâu ở Thụy Điển có vẻ vẫn sẽ tiếp tục, vì có nhiều công nhân không nằm trong diện của các thỏa thuận trên.
Kommunal đã thỏa thuận với 15-20 công ty khai thác dâu lớn, nhưng còn có rất nhiều công ty khác trong lĩnh vực này ở Thụy Điển. Ở những trường hợp công nhân không thuộc diện thỏa thuận, tổ chức công đoàn không thể can thiệp, mà điều này thường xảy ra đối với những công nhân được thuê thông qua các đại lý lao động ở châu Á.
Theo New York Times, hiện Kommunal đang nỗ lực hợp tác với các liên đoàn lao động khu vực và toàn cầu đại diện cho công nhân thuộc ngành thực phẩm để thiết lập các quy chế giám sát tốt hơn. “Đang có người phải trả giá để giá dâu dại được rẻ. Không may, đó lại là những công nhân hái dâu”, ông Kotzan phát biểu.
Nhưng theo tờ New York Times, đây lại là thực tế mà những công nhân đến từ châu Á làm công việc hái dâu dại trong những khu rừng thuộc miền Trung và miền Nam Thụy Điển đang phải đương đầu.
Theo các quan chức nghiệp đoàn và những người làm công tác hỗ trợ, tình trạng trên xảy ra chủ yếu là do những thỏa thuận tập thể giữa người lao động nhập cư và các ông chủ Thụy Điển khó thực hiện. Mặt khác, các công ty môi giới lao động ở châu Á cũng cho rằng, công nhân của họ đang bị giới chủ ở đất nước này bóc lột.
Chính phủ Thụy Điển đang theo dõi chặt chẽ tình hình của vụ việc và cho biết có thể áp dụng các quy tắc mới của họ để giải quyết vấn đề. Trong một số trường hợp, các tổ chức nhân đạo, chính quyền địa phương và nhà thờ đã đứng ra giúp đỡ những người lao động nhập cư.
Bà Ylva de Val Olsson, một điều phối viên của tổ chức Chữ thập đỏ, cho biết, tổ chức này đã can thiệp sau khi phát hiện vào hồi tháng 8 việc 138 công nhân hái dâu dại nhập cư từ Bangladesh bị “nhồi” vào 4 ngôi nhà tồi tàn ở vùng Brake, miền Trung Thụy Điển.
Những ngôi nhà này thậm chí không có nhà vệ sinh và các công nhân sống ở đó không có đủ quần áo, giày dép và chăn ấm trong điều kiện nhiệt độ về đêm gần sát mức đóng băng.
“Chúng tôi vẫn thường giúp người dân ở các quốc gia khác. Nhưng rất hiếm khi chúng tôi gặp phải tình trạng như thế này ở Thụy Điển”, bà Olsson cho hay.
Một số công nhân Bangladesh trong số trên đã trở về quê, nhưng nhiều người vẫn ở lại và muốn ở lại để hái dâu dại nhằm có tiền trả nợ. “Họ cứ nghĩ là sẽ kiếm được số tiền để đời, nhưng thực tế thì ngược lại. Thật đáng buồn”, bà Olsson nói với phóng viên New York Times.
Giới truyền thông Thụy Điển gần đây đã đưa tin về những vụ việc liên quan tới lao động nhập cư, như các vụ đình công và lãn công của công nhân hái dâu người Việt Nam và Trung Quốc.
Pháp luật của Thụy Điển cho phép người dân được vào rừng hái dâu dại mà hầu như không phải tuân thủ hạn chế nào. Tuy nhiên, từ chỗ là một thú vui giải trí của người dân Thụy Điển, việc hái dâu dại đã trở thành một lĩnh vực làm ăn béo bở ở nước này.
Các loại dâu dại rất giàu vitamin và được các hãng bán lẻ thực phẩm cũng như các công ty dược phẩm đánh giá cao. Chiết xuất từ quả dâu dại có thể được sử dụng để nhuộm màu mỹ phẩm, dùng trong sản xuất thuốc chữa bệnh và làm thành phần của các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng.
Thụy Điển và quốc gia láng giềng Phần Lan, có khoảng 30.000 tấn dâu dại được thu hoạch mỗi mùa. Dâu dại có nhiều loại khác nhau, có loại thu hoạch vào cuối tháng 7, có loại chín vào tháng 8 và có loại được hái vào tháng 9 hàng năm. Những quốc gia khác ở châu Âu có sản lượng dâu dại lớn phải kể tới là Ba Lan, các nước vùng Baltic, Nga và Belarus.
Cũng tương tự như nghề hái quả trong các trang trại ở Pháp và Tây Ban Nha, mức lương thấp cùng điều kiện lao động khắc nghiệt - ở đây là việc phải lần hồi trong những khu rừng ẩm thấp đầy muỗi - khiến những người lao động bản xứ nản chí.
Ở Thụy Điển, công việc hái dâu rừng chủ yếu dành cho công nhân nhập cư đến từ các nước thuộc khu vực Đông Á. Ở Phần Lan, công nhân nhập cư từ Ukraine là những người đảm nhiệm hầu hết công việc này và cũng phải làm việc trong điều kiện tương tự.
Theo thống kê chính thức, có khoảng 4.000 công nhân châu Á có giấy phép làm việc tại Thụy Điển trong năm nay. Tuy nhiên, con số thực tế là cao hơn, vì nhiều lao động nước ngoài vào nước này bằng thị thực du lịch. Năm ngoái, con số thống kê chính thức về số lao động nhập cư châu Á ở Thụy Điển nhiều hơn con số của năm nay tới vài ngàn, dù vụ dâu dại năm ngoái không được mùa.
Nhận thấy áp lực từ phía các tổ chức nghiệp đoàn và dân chúng gia tăng, Chính phủ Thụy Điển đã vào cuộc. Hồi tháng 3, Cơ quan nhập cư của nước này cho biết họ sẽ bắt đầu áp dụng cách giải quyết các đơn xin cấp phép lao động của công nhân hái dâu dại, tương tự như đối với đơn xin cấp phép đối với lao động trong các lĩnh vực khác của công nhân không phải là công dân trong Liên minh châu Âu (EU).
Ông Alejandro Firpo, người đứng đầu bộ phận cấp phép của Cơ quan nhập cư Thụy Điển, cho biết, cơ quan ông đã cấp giấy phép lao động với nhiều thời hạn khác nhau, nhưng không có nhiều thẩm quyền trong việc giải quyết các vụ lạm dụng lao động - vấn đề vốn được xem là thuộc về các tổ chức công đoàn, chủ sử dụng lao động và người lao động.
Một tổ chức công đoàn của Thụy Điển là Kommunal đã giành quyền tổ chức và thiết lập các thỏa thuận tập thể cho công nhân hái dâu dại. Những thỏa thuận này gồm mức lương tối thiểu hàng tháng là 16.372 Kronor (tương đương 2.240 USD) đối với những công nhân hái dâu dại được thuê trực tiếp bởi các công ty hoạt động ở Thụy Điển. Mức lương tối thiểu tăng chút ít đối với những công nhân được thuê từ các đại lý lao động nước ngoài.
Ông Hans Kotzan, thư ký quốc tế của Kommunal, cho hay, khó khăn đối với công nhân hái dâu ở Thụy Điển có vẻ vẫn sẽ tiếp tục, vì có nhiều công nhân không nằm trong diện của các thỏa thuận trên.
Kommunal đã thỏa thuận với 15-20 công ty khai thác dâu lớn, nhưng còn có rất nhiều công ty khác trong lĩnh vực này ở Thụy Điển. Ở những trường hợp công nhân không thuộc diện thỏa thuận, tổ chức công đoàn không thể can thiệp, mà điều này thường xảy ra đối với những công nhân được thuê thông qua các đại lý lao động ở châu Á.
Theo New York Times, hiện Kommunal đang nỗ lực hợp tác với các liên đoàn lao động khu vực và toàn cầu đại diện cho công nhân thuộc ngành thực phẩm để thiết lập các quy chế giám sát tốt hơn. “Đang có người phải trả giá để giá dâu dại được rẻ. Không may, đó lại là những công nhân hái dâu”, ông Kotzan phát biểu.