CEO của Mitsubishi Motors từ chức vì bê bối gian dối
CEO công ty ôtô Mitsubishi Motors đã chính thức từ chức sau khi bê bối gian dối nhiên liệu bị phanh phui chưa đầy 1 tháng
Trong thông cáo báo chí công bố cuối ngày hôm qua, Tổng giám đốc (CEO) của Mitsubishi Motors, ông Osamu Masuko đã chính thức công bố sẽ rời khỏi chức vụ hiện tại. Ông Tetsuro Aikawa sẽ lên thay vị trí của ông, theo tin từ báo Nikkei.
Ông Tetsuro Aikawa sẽ chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề liên quan đến bê bối gian dối nhiên liệu cho đến khi Nissan hoàn tất thương vụ mua lại 34% cổ phần tại Mitsubishi.
Tân CEO của Mitsubishi Motors trước đây từng phụ trách bộ phận sản xuất của Mitsubishi. Những vấn đề hiện tại của Mitsubishi bắt nguồn từ chính bộ phận mà ông phụ trách.
Ngày 20/4/2016, Mitsubishi chính thức thừa nhận hãng đã công bố sai mức tiêu thụ nhiên liệu thực tế đối với một số dòng xe hãng sản xuất, trong đó có nhiều mẫu được bán sang cho Nissan.
Bê bối này đã bị phát hiện khi nhân viên của Nissan phát hiện ra một số dấu hiệu bất thường và đề nghị Mitsubishi giải trình. Các mẫu xe bị công bố sai mức tiêu thụ nhiên liệu bao gồm Mitsubishi eK Wagon, eK Space, Nissan Dayz và Dayz Roox. Trong tuần trước, Nissan công bố sẽ đầu tư 2,2 tỷ USD vào Mitsubishi.
Thương vụ đầu tư này được đánh giá là một “món hời” cho Nissan bởi sau nhiều năm cố gắng, Nissan vẫn không khẳng định được vị trí của mình trên thị trường ôtô tại nhiều nước mới nổi châu Á. Nissan đã đầu tư mạnh vào Indonesia với tham vọng thâu tóm thị trường ôtô của các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, thành công còn khá hạn chế.
Tính đến trước khi bê bối xảy ra, Nissan chỉ nắm được 2,5% thị phần của thị trường ôtô Indonesia trong khi đó Mitsubishi đã giành được đến 11% thị phần. Hệ thống phân phối ôtô của Nissan bị đánh giá thiếu hiệu quả.
Tham vọng giành thêm khách hàng tại thị trường các nước Đông Nam Á thông qua việc thâu tóm cổ phần Mitsubishi cũng đã được chính CEO của Nissan, ông Carlos Ghosn xác nhận trong buổi họp báo công bố về quyết định đầu tư vào Mitsubishi.
Ông Ghosn nói: “Trong năm 2015, hơn 7% lợi nhuận của Mitsubishi đến từ khu vực Đông Nam Á, trong khi đó, chúng tôi thua lỗ với nhóm thị trường này. Lợi thế của họ với những thị trường đó sẽ giúp ích rất nhiều cho hoạt động kinh doanh của chúng tôi”.
Việc tăng cường hiện diện tại các thị trường mới nổi là mục tiêu quan trọng của bất kỳ hãng xe ôtô nào trên thế giới. Nhưng với Nissan, điều đó còn quan trọng hơn bởi tại nhóm thị trường này hiện nay hãng đang ở “chiếu dưới” và bị áp đảo bởi Toyota và Daihasu hay Suzuki.
Tại thị trường Nhật, Mitsubishi kém hơn so với Nissan, nhưng tại Đông Nam Á, Mitsubishi là một thương hiệu phổ biến hơn nhiều, đó là chưa kể đến hệ thống sản xuất và phân phối xe hiệu quả hơn.
Ông Tetsuro Aikawa sẽ chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề liên quan đến bê bối gian dối nhiên liệu cho đến khi Nissan hoàn tất thương vụ mua lại 34% cổ phần tại Mitsubishi.
Tân CEO của Mitsubishi Motors trước đây từng phụ trách bộ phận sản xuất của Mitsubishi. Những vấn đề hiện tại của Mitsubishi bắt nguồn từ chính bộ phận mà ông phụ trách.
Ngày 20/4/2016, Mitsubishi chính thức thừa nhận hãng đã công bố sai mức tiêu thụ nhiên liệu thực tế đối với một số dòng xe hãng sản xuất, trong đó có nhiều mẫu được bán sang cho Nissan.
Bê bối này đã bị phát hiện khi nhân viên của Nissan phát hiện ra một số dấu hiệu bất thường và đề nghị Mitsubishi giải trình. Các mẫu xe bị công bố sai mức tiêu thụ nhiên liệu bao gồm Mitsubishi eK Wagon, eK Space, Nissan Dayz và Dayz Roox. Trong tuần trước, Nissan công bố sẽ đầu tư 2,2 tỷ USD vào Mitsubishi.
Thương vụ đầu tư này được đánh giá là một “món hời” cho Nissan bởi sau nhiều năm cố gắng, Nissan vẫn không khẳng định được vị trí của mình trên thị trường ôtô tại nhiều nước mới nổi châu Á. Nissan đã đầu tư mạnh vào Indonesia với tham vọng thâu tóm thị trường ôtô của các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, thành công còn khá hạn chế.
Tính đến trước khi bê bối xảy ra, Nissan chỉ nắm được 2,5% thị phần của thị trường ôtô Indonesia trong khi đó Mitsubishi đã giành được đến 11% thị phần. Hệ thống phân phối ôtô của Nissan bị đánh giá thiếu hiệu quả.
Tham vọng giành thêm khách hàng tại thị trường các nước Đông Nam Á thông qua việc thâu tóm cổ phần Mitsubishi cũng đã được chính CEO của Nissan, ông Carlos Ghosn xác nhận trong buổi họp báo công bố về quyết định đầu tư vào Mitsubishi.
Ông Ghosn nói: “Trong năm 2015, hơn 7% lợi nhuận của Mitsubishi đến từ khu vực Đông Nam Á, trong khi đó, chúng tôi thua lỗ với nhóm thị trường này. Lợi thế của họ với những thị trường đó sẽ giúp ích rất nhiều cho hoạt động kinh doanh của chúng tôi”.
Việc tăng cường hiện diện tại các thị trường mới nổi là mục tiêu quan trọng của bất kỳ hãng xe ôtô nào trên thế giới. Nhưng với Nissan, điều đó còn quan trọng hơn bởi tại nhóm thị trường này hiện nay hãng đang ở “chiếu dưới” và bị áp đảo bởi Toyota và Daihasu hay Suzuki.
Tại thị trường Nhật, Mitsubishi kém hơn so với Nissan, nhưng tại Đông Nam Á, Mitsubishi là một thương hiệu phổ biến hơn nhiều, đó là chưa kể đến hệ thống sản xuất và phân phối xe hiệu quả hơn.